Trong 3 thị trường châu Á cung cấp ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất là Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc. Nhưng trong thời gian gần đây, làn sóng Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, gây áp lực không nhỏ với Thái Lan.
Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan vừa công bố, nửa đầu tháng 4 cả nước nhập khẩu 6.504 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt gần 127 triệu USD.
Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang có những bước tiến ở Việt Nam bất chấp sự xuất hiện của VinFast và lợi thế về thuế mà các đối thủ ASEAN được hưởng.
Theo ngân hàng đầu tư UBS, người châu Âu sẽ mua ít hơn gần 9 triệu xe điện trong khoảng thời gian từ 2024 đến 2030 so với dự kiến, do giá cao, phạm vi hoạt động không đủ và việc sạc pin cồng kềnh đã cản trở người mua tiềm năng.
Kịch bản tích cực đã diễn ra theo đúng kỳ vọng của giới chuyên môn khi doanh số ô tô trong nước đạt mức tăng trưởng ấn tượng so với tháng trước đó. Trong đó, nhiều mẫu xe có doanh số tăng gấp đôi, gấp ba lần.
Thị trường xe máy của 5 nhà sản xuất lớn nhất tại Việt Nam tiếp tục trong giai đoạn “dò đáy”. Một số chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội để xe máy điện “bùng nổ” tại Việt Nam, vừa góp phần giảm phát thải theo cam kết tại COP26, vừa là hướng đi mới bền vững cho các doanh nghiệp.
Xe nhập khẩu Trung Quốc đang chất đống tại các cảng châu Âu, biến các cảng này thành “bãi đỗ xe” khi các nhà sản xuất ô tô và nhà phân phối phải vật lộn với doanh số bán hàng chậm lại và tắc nghẽn hậu cần, bao gồm cả việc thiếu tài xế xe tải.
Việc chạy đua giảm giá để gia tăng áp lực cạnh tranh và kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh thị trường ô tô ảm đạm đang có dấu hiệu lan sang phân khúc Crossover/SUV hạng C. Nhiều phiên bản xe đang được tối ưu giá xuống dưới mốc 800 triệu đồng, mức giá tốt dành cho khách hàng Việt.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Xu hướng chuyển đổi sang các dòng xe cao cấp, xe độc, lạ thuộc thị trường “ngách” đang dần hiện hữu tại các nhà sản xuất xe máy Việt Nam trong vài năm gần đây. Trong bối cảnh sức mua của thị trường giảm mạnh, nếu vẫn kiên trì với phương thức kinh doanh truyền thống sẽ khiến các doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro.
Trước khi bước vào năm 2024, nhiều chuyên gia trong ngành dự báo thị trường ô tô Việt Nam sẽ sớm tìm lại đà tăng trưởng trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, những diễn biến và các con số thống kê sau 2 tháng đầu năm 2024 dường như đang cho thấy những khó khăn của toàn thị trường khó có thể giải quyết được trong vài tháng tới.
Khi doanh số bán xe hybrid chạy bằng xăng-điện của Mỹ tăng vọt và doanh số bán xe điện hạ nhiệt ở chiều ngược lại, các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp đang có những thay đổi để bắt kịp xu hướng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 2 vừa qua, hoạt động nhập khẩu ô tô có nhiều khởi sắc với 9.650 ô tô nguyên chiếc đã nhập về Việt Nam, tổng kim ngạch đạt 203,4 triệu USD, tăng 38,7% về lượng và tăng 40,1% về kim ngạch so với tháng trước.