Chương trình Autonews Weekly tuần này có các nội dung đáng chú ý: VinFast VF 7 lộ diện, chuẩn bị ra mắt thị trường; Nguy cơ tái diễn ùn tắc tại các trạm đăng kiểm ô tô dịp cuối năm; Cuộc đình công của công nhân ngành ô tô Mỹ “hạ nhiệt”; Tiêu điểm: Xe hybrid: Hướng đi mới của nhiều hãng xe hơi trên toàn cầu.
Chương trình Autonews Weekly tuần này có các nội dung đáng chú ý: Xe nhập khẩu nguyên chiếc giảm mạnh; Haval H6 HEV giảm giá gần 250 triệu đồng; Toyota Innova Cross vừa ra mắt đã “kèm lạc” 30-50 triệu đồng; Tiêu điểm: Đấu giá biển số ô tô “hạ nhiệt”, về gần với giá trị thực.
Chương trình Autonews Weekly tuần này có các nội dung đáng chú ý: VinFast chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ; Ra mắt pin xe điện sạc 10 phút đi được 400 km; Thị trường ô tô tháng 7 phục hồi nhẹ nhưng vẫn kém khả quan; Tiêu điểm: Đăng ký biển số định danh: Thuận tiện hay khó khăn hơn?
Hàng hóa, sản phẩm Trung Quốc đang tiến sâu vào thị trường trên toàn thế giới nhờ thế mạnh về giá cả, và ngành công nghiệp ô tô cũng không ngoại lệ. Mỹ và các quốc gia châu Âu đang tìm mọi cách để kiềm chế, ngăn cản ô tô cũng như các linh kiện, phụ tùng có xuất xứ Trung Quốc “thẩm thấu” vào nội địa. Trước làn sóng xe Trung Quốc đang ngày càng nở rộ, Việt Nam có cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo hộ các doanh nghiệp ngành công nghiệp ô tô trong nước hay không?
Các hãng ô tô Trung Quốc đang tìm mọi cách để đưa sản phẩm của mình vươn ra tầm châu lục và thế giới. Chiến lược về độ phủ thương hiệu dường như đang đem lại hiệu quả khá tích cực, nhưng cũng kéo theo hàng loạt vấn đề khiến người tiêu dùng phải e dè. Một trong những quan ngại lớn nhất phải kể đến đó là một số nhà sản xuất cam kết đồng hành với khách hàng về dịch vụ hậu mãi nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Thực tế trước đó đã có những thương hiệu xuất hiện một cách rầm rộ rồi sau đó âm thầm “rút lui”, khiến khách hàng rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.
Những tháng cuối năm 2024, nhiều mẫu xe nhập khẩu tiếp tục sẽ đổ dồn về Việt Nam, đa dạng về chủng loại và ở nhiều phân khúc khác nhau, hứa hẹn sẽ thúc đẩy doanh số toàn thị trường.
Nhiều năm liền giữ ngôi á quân doanh số xe hạng A tại Việt Nam, nhưng đến nay, tình hình kinh doanh của KIA Morning đang ngày càng thụt lùi trong bối cảnh thị hiếu người dùng thay đổi và sức ép giảm phát thải, hướng đến Net Zero. Sự thoái trào của những mẫu xe xăng có giá bán từ 350-450 triệu đồng đang ngày càng lộ rõ khi số đông người dùng mong đợi những phong cách thiết kế mới mẻ, hiện đại, trang bị tiện nghi hơn, trải nghiệm lái tốt hơn và thân thiện với môi trường. Những động thái gần đây của KIA cho thấy họ đang ấp ủ một bản kế hoạch được đánh giá có thể giúp cho dòng xe hạng A của mình trở lại thời kỳ hoàng kim và tiếp tục chinh phục khách hàng Việt một lần nữa.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong tháng 8/2024, “ngôi vương” doanh số vẫn thuộc về Mitsubishi Xforce. Bất chấp có khoảng thời gian vào tháng Ngâu, mẫu xe nhà Mitsubishi vẫn có doanh số vượt xa các đối thủ.
Một lầm tưởng của không ít người mới sở hữu ô tô coi rằng bảo hiểm vật chất ô tô là "chìa khóa vạn năng", chỉ cần mua bảo hiểm thì mọi vấn đề của xe sẽ được giải quyết. Thế nhưng, sau mỗi trận thiên tai như bão, lũ lụt xảy ra, vì nhiều lý do hoặc do không đọc kỹ các điều khoản hợp đồng, nhiều người mới tá hỏa khi biết rằng chiếc xe của mình có thể chỉ được bảo hiểm trả một phần thiệt hại, hoặc thậm chí không chi trả một đồng nào.
TMT Motors – Đây đang là cái tên nhận được nhiều sự chú ý những ngày này khi kết quả kinh doanh Wuling Mini EV khá bết bát. Vừa mới vực dậy được 2 năm, TMT Motors lại đang phải đối mặt với thử thách lớn kể từ sau quyết định bắt tay với liên doanh GM - (SAIC - WULING) của Trung Quốc. Doanh số Wuling Mini EV là nguyên nhân khiến lợi nhuận của doanh nghiệp ô tô Việt giảm sâu và bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục. Tới lúc này, nhiều người bắt đầu hoài nghi về khả năng thành công của TMT Motors khi doanh nghiệp này đặt kỳ vọng quá lớn vào xe điện mini giá rẻ với đối tác chiến lược đến từ Trung Quốc.
Hàng chục năm nay, giá rẻ chính là thế mạnh cạnh tranh lớn nhất của hàng hóa Trung Quốc khi du nhập vào Việt Nam. Thậm chí, có những sản phẩm, thương hiệu có chất lượng tệ hại, hoặc dính bê bối liên quan đến biển đảo, nhưng chỉ cần giảm giá đủ sâu thì nhiều khách hàng Việt vẫn mua nhiệt tình. Thế nhưng, liệu rằng cách làm này có tạo nên điều tương tự cho các thương hiệu ô tô Trung Quốc đang ồ ạt vào Việt Nam hay không?
Là thị trường tiêu thụ xe lớn nhất của Hyundai tại Đông Nam Á, trong suốt 15 năm qua, người tiêu dùng Việt đã đem lại cho hãng xe nổi tiếng Hàn Quốc khoản lợi nhuận khổng lồ hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Với đà này, ai cũng nghĩ rằng trong tương lai, rất có thể Việt Nam sẽ là quê hương thứ hai của hãng xe này. Thế nhưng, trong cuộc đua “xanh” hóa, đến phút chót, Hyundai lại quyết định bỏ qua Việt Nam để lựa chọn Thái Lan làm điểm dừng chân. Lý do nào cho màn “quay xe” đầy bất ngờ này?
Sau màn “quay xe” của BYD từ việc xây nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam chuyển sang xe nhập khẩu về bán, nhiều người tự hỏi mục đích thực sự của BYD tại Việt Nam là gì, và liệu rằng có nên mua xe BYD ở thời điểm này hay không? Bởi xét trên nhiều khía cạnh, BYD đang đối mặt với vô vàn thách thức trước những ánh mắt dò xét của dư luận và áp lực cạnh tranh quá lớn từ VinFast.
Chính phủ Thái Lan đang phải đối mặt với các yêu cầu cấp thiết nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất ô tô ICE trong nước trong bối cảnh xe điện Trung Quốc tràn vào. Hơn 10.000 ô tô đã làm tắc nghẽn Cảng Laem Chabang khi doanh số bán xe điện giảm mạnh, đẩy các nhà sản xuất và đại lý địa phương đến bờ vực phá sản.
Mua xe VinFast, được miễn phí gửi xe tại mọi địa điểm thuộc hệ sinh thái, được miễn phí sạc điện; được hỗ trợ chi phí lắp trụ sạc tại nhà, được ưu tiên “lốt” gửi xe ở chung cư... Hàng loạt chính sách mới của Vingroup đang khiến dư luận phải “trầm trồ” vì độ hào phóng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Vì sao khách hàng của VinFast lại được ưu ái đến vậy và vào đúng thời điểm này?
Nếu muốn đạt được mục tiêu không có khí thải carbon, việc khử cacbon trong lĩnh vực ô tô sẽ là điều cần thiết. Theo công ty tư vấn Deloitte, chỉ riêng trong năm 2021, ô tô chở khách và xe tải đã thải ra 3 gigaton (Gt) khí thải CO2, gần 10% tổng lượng khí thải toàn cầu. Điều đó không bao gồm lượng khí thải từ việc sản xuất xe cộ.
Việt Nam đang trong tiến trình điện khí hóa. Không chỉ có ô tô điện, mà ngay cả xe máy thì cũng ngày càng có nhiều người chuyển sang xe điện, đặc biệt là những người chạy xe công nghệ hay là dịch vụ giao hàng. Trong chương trình Podcast hôm nay, AutoNews sẽ cùng trao đổi để làm rõ hơn với một doanh nghiệp đang tiên phong khai thác thị trường ngách này.