Bài học mắm tôm
Chủ trương tiêu hủy mắm tôm với lời kêu gọi tất cả vì sinh mạng của người dân có thể nói đã thể hiện sự "võ biền"
Bài viết của bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, nguyên Phó chủ tịch thường trực Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm Việt Nam.
Cho đến nay, khi các kết quả xét nghiệm mắm tôm đều âm tính với vi khuẩn tả thì cơ quan quản lý an toàn vệ sinh có thẩm quyền cao nhất lại tỏ ra thiếu trách nhiệm với người dân và các doanh nghiệp kinh doanh mắm tôm.
Thật là oan cho mắm tôm! Có lẽ tất cả những ai có chút kiến thức về chế biến thực phẩm đều hiểu rằng trong môi trường muối mặn của mắm thì nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn dịch tả không thể sống được.
Chủ trương tiêu hủy mắm tôm với lời kêu gọi tất cả vì sinh mạng của người dân có thể nói đã thể hiện sự "võ biền", không phù hợp trong thời đại ngày nay khi mà dân chủ, công bằng và văn minh đang là mục tiêu tiến tới.
Cho dù đây là ngành sản xuất không lớn và trên thực tế có khả năng các doanh nghiệp không bị thiệt hại lớn, nhưng cách hành xử của Bộ Y tế cho thấy có vấn đề trong quan điểm xử lý, thể hiện việc coi thường hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mà thực phẩm vẫn tiềm ẩn nhiều mối nguy với sức khỏe con người.
Điểm lại các vụ việc như: phở có formol, nước tương có chất gây ung thư, quản lý thực phẩm chức năng... đều thấy một cách thức xử lý thiếu căn cứ tương tự. Bệnh tả hay tiêu chảy cấp gây nguy hiểm tức thì còn có thể đối phó, còn việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất thực phẩm để lại mức dư lượng cao, có tác hại từ từ, hằng ngày thì làm sao để kiểm soát hiệu quả mà vẫn đảm bảo môi trường minh bạch, thuận lợi, văn minh để các doanh nghiệp phát triển?
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của xã hội, đến sự phát triển giống nòi và tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nếu ngày lại ngày, ai cũng nằm lòng mối lo thường trực là không biết dùng thức ăn nào cho an toàn thì làm sao bảo đảm có môi trường sống an toàn? Mặt khác, người dân và các doanh nghiệp cũng không thể có môi trường an toàn để kinh doanh khi các cơ quan quản lý có trách nhiệm thường xuyên đưa ra những quyết định vô lý, thiếu căn cứ xác đáng. Đó là chưa kể đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn và chuẩn mực an toàn vệ sinh của thế giới lại chính là chìa khóa để mở cửa thị trường.
Thử tưởng tượng trong một tương lai không xa, với lượng hàng hóa tăng nhiều lần so với mức hiện nay; trình độ và công nghệ sản xuất cao hơn, tinh vi hơn thì với cách thức quản lý như hiện nay, Bộ Y tế sẽ kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm như thế nào? Và hệ quả nào sẽ tác động đến sức khỏe người dân và sự phát triển kinh tế của đất nước?
Lẽ ra an toàn vệ sinh thực phẩm phải được kiểm soát trong quá trình sản xuất trên cơ sở những tiêu chuẩn, chuẩn mực được xác định, được công nhận. Thực hiện kiểm soát quá trình là cách làm hiệu quả, phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Vì kiểm soát cả quá trình nên trách nhiệm chính thuộc về doanh nghiệp và thuộc về các cơ quan kiểm tra, cơ quan công nhận mà các cơ quan này phải được xã hội hóa cao dưới sự giám sát của Nhà nước (Bộ Y tế chủ trì).
Và như vậy, cần phải có cách tiếp cận hệ thống, trên cơ sở đó cải tổ lại bộ máy quản lý an toàn vệ sinh, trong đó người sản xuất có vai trò quyết định.
Cho đến nay, khi các kết quả xét nghiệm mắm tôm đều âm tính với vi khuẩn tả thì cơ quan quản lý an toàn vệ sinh có thẩm quyền cao nhất lại tỏ ra thiếu trách nhiệm với người dân và các doanh nghiệp kinh doanh mắm tôm.
Thật là oan cho mắm tôm! Có lẽ tất cả những ai có chút kiến thức về chế biến thực phẩm đều hiểu rằng trong môi trường muối mặn của mắm thì nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn dịch tả không thể sống được.
Chủ trương tiêu hủy mắm tôm với lời kêu gọi tất cả vì sinh mạng của người dân có thể nói đã thể hiện sự "võ biền", không phù hợp trong thời đại ngày nay khi mà dân chủ, công bằng và văn minh đang là mục tiêu tiến tới.
Cho dù đây là ngành sản xuất không lớn và trên thực tế có khả năng các doanh nghiệp không bị thiệt hại lớn, nhưng cách hành xử của Bộ Y tế cho thấy có vấn đề trong quan điểm xử lý, thể hiện việc coi thường hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mà thực phẩm vẫn tiềm ẩn nhiều mối nguy với sức khỏe con người.
Điểm lại các vụ việc như: phở có formol, nước tương có chất gây ung thư, quản lý thực phẩm chức năng... đều thấy một cách thức xử lý thiếu căn cứ tương tự. Bệnh tả hay tiêu chảy cấp gây nguy hiểm tức thì còn có thể đối phó, còn việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất thực phẩm để lại mức dư lượng cao, có tác hại từ từ, hằng ngày thì làm sao để kiểm soát hiệu quả mà vẫn đảm bảo môi trường minh bạch, thuận lợi, văn minh để các doanh nghiệp phát triển?
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của xã hội, đến sự phát triển giống nòi và tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nếu ngày lại ngày, ai cũng nằm lòng mối lo thường trực là không biết dùng thức ăn nào cho an toàn thì làm sao bảo đảm có môi trường sống an toàn? Mặt khác, người dân và các doanh nghiệp cũng không thể có môi trường an toàn để kinh doanh khi các cơ quan quản lý có trách nhiệm thường xuyên đưa ra những quyết định vô lý, thiếu căn cứ xác đáng. Đó là chưa kể đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn và chuẩn mực an toàn vệ sinh của thế giới lại chính là chìa khóa để mở cửa thị trường.
Thử tưởng tượng trong một tương lai không xa, với lượng hàng hóa tăng nhiều lần so với mức hiện nay; trình độ và công nghệ sản xuất cao hơn, tinh vi hơn thì với cách thức quản lý như hiện nay, Bộ Y tế sẽ kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm như thế nào? Và hệ quả nào sẽ tác động đến sức khỏe người dân và sự phát triển kinh tế của đất nước?
Lẽ ra an toàn vệ sinh thực phẩm phải được kiểm soát trong quá trình sản xuất trên cơ sở những tiêu chuẩn, chuẩn mực được xác định, được công nhận. Thực hiện kiểm soát quá trình là cách làm hiệu quả, phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Vì kiểm soát cả quá trình nên trách nhiệm chính thuộc về doanh nghiệp và thuộc về các cơ quan kiểm tra, cơ quan công nhận mà các cơ quan này phải được xã hội hóa cao dưới sự giám sát của Nhà nước (Bộ Y tế chủ trì).
Và như vậy, cần phải có cách tiếp cận hệ thống, trên cơ sở đó cải tổ lại bộ máy quản lý an toàn vệ sinh, trong đó người sản xuất có vai trò quyết định.