Bảo hộ thời hội nhập
Tình trạng bảo hộ thương mại giữa các quốc gia đang ngày càng trầm trọng hơn
Dù cả thế giới đang nói đến hội nhập và tự do thương mại, trong thực tế tình trạng bảo hộ thương mại giữa các quốc gia lại đang ngày càng trầm trọng hơn và hình thức bảo hộ cũng đa dạng hơn.
Ngày càng khốc liệt
Vừa qua, Tổ chức Cảnh báo thương mại toàn cầu (Global Trade Alert - GTA) đã công bố báo cáo mới nhất về tình trạng bảo hộ thương mại. Theo báo cáo, tình trạng bảo hộ thương mại của các quốc gia trên thế giới đang tỏ ra ngày càng khốc liệt hơn.
Trong vòng mười hai tháng kể từ tháng 11/2008, cả thế giới đã thực hiện đến 297 biện pháp bảo hộ. Đó là chưa kể đến 56 chính sách gây tổn hại cho lợi ích nhà xuất khẩu nước ngoài. Nên, tổng số biện pháp có tính chất bảo hộ thương mại thực sự lên đến 383 biện pháp. Riêng trong ba tháng gần nhất, đã có đến 105 biện pháp bảo hộ mậu dịch.
Như thế, số biện pháp bảo hộ cao gấp 8 lần khi so với 12 biện pháp cởi trói thương mại trong cùng khoảng thời gian ba tháng, tỷ lệ này trong cả giai đoạn mười hai tháng là 6 lần. GTA ước tính số lượng biện pháp, chính sách bảo hộ tăng trung bình từ 20-25% mỗi quí.
Trong hội nghị nhóm G20 diễn ra vào tháng 11/2008 tại Washington DC, đại diện các nền kinh tế lớn thuộc nhóm đã cam kết không thực hiện các biện pháp bảo hộ mậu dịch. Thế nhưng, chỉ trong vòng 12 tháng sau đó, nhóm G20 đã thực hiện đến 183 trong tổng số 297 biện pháp hành xử bảo hộ. Trong đó, Nga là nước mạnh tay nhất trong việc thực hiện các chính sách bảo hộ.
Ngược lại, các quốc gia thuộc nhóm G20 cũng là “nạn nhân” chính yếu. Trong ba tháng kể từ tháng 9/2009, mỗi nước trong số 10 nước thuộc G20, đều phải chịu không dưới 20 chính sách bảo hộ từ các nước khác. Nhiều nhất là Trung Quốc khi gặp phải đến 47 biện pháp bảo hộ, tiếp theo là Hoa Kỳ với 32 biện pháp, Đức với hơn 21 biện pháp.
Trong cả 12 tháng, năm nước chạm phải nhiều chính sách bảo hộ nhất có thứ tự cũng không đổi: Trung Quốc (146), Hoa Kỳ (118), Đức (115), Pháp (106), Bỉ (99).
Biến hóa không ngừng và có xu hướng “đối đầu”
Từ tháng 11/2008, các biện pháp bảo hộ dưới hình thức cứu trợ tài chính và viện trợ chính phủ trở nên phổ biến nhất, chiếm đến 32%. Tiếp theo là biện pháp phòng vệ, chiếm 20%, bao gồm các phương thức: áp dụng thuế chống phá giá, chống trợ giá cùng một số hình thức bảo vệ trực tiếp theo từng ngành nghề. Biện pháp thuế quan xếp thứ ba với 14%.
Cần hiểu thêm là biện pháp áp thuế chống phá giá, chống trợ giá thì chỉ áp thuế mặt hàng đối với một hay một số nước có tham gia xuất khẩu, mức độ áp thuế tùy vào từng trường hợp cụ thể. Còn rào cản thuế quan mặt hàng nào sẽ có ảnh hưởng chung cho tất cả các quốc gia xuất khẩu mặt hàng đó.
Như vậy, để bảo hộ thương mại thời hội nhập, các chính phủ có thể “biến hóa” hàng rào thuế quan thành các hạng mục thuế chống phá giá và chống trợ giá. Điển hình như Hoa Kỳ áp dụng mức thuế chống phá giá cho sản phẩm vỏ xe, ống thép của Trung Quốc. Hay Trung Quốc cũng trả đũa bằng cách áp thuế đến 36% cho sản phẩm ni lông của Hoa Kỳ.
Bên cạnh ba hình thức bảo hộ trên, GTA cũng thống kê được nhiều hình thức bảo hộ khác: trợ giá xuất khẩu, các rào cản phi thuế quan, kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm, các hệ thống tiêu chuẩn mang tính địa phương… Trong đó, các biện pháp bảo hộ liên quan đến tiêu chuẩn sản phẩm hay các tiêu chuẩn địa phương cũng đang được xem là những biện pháp hữu hiệu. Điển hình là cá ba sa, cá tra Việt Nam liên tục gặp phải rào cản phi thuế quan.
Năm 2002, các nhà nuôi cá da trơn Hoa Kỳ ngăn không cho cá ba sa và cá tra Việt Nam được gắn mác cá da trơn để khỏi phải cạnh tranh với họ. Nhưng nay, khi thấy biện pháp trên không hiệu quả, các nhà nuôi cá Hoa Kỳ lại đề nghị chính phủ phải đưa hai loại cá trên vào danh sách cá da trơn để bị giám sát bởi các tiêu chuẩn về chăn nuôi và tiện áp dụng mức thuế chống phá giá.
GTA dự báo các biện pháp phòng vệ bằng cách áp thuế chống phá giá và chống trợ giá sẽ tăng lên đến 58% để thế chỗ cho các biện pháp cứu trợ tài chính, viện trợ chính phủ, thuế quan (dự báo giảm còn 6%).
Tất nhiên, như đã nói, các biện pháp bảo hộ thương mại vẫn được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới và GTA không nhìn thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy bảo hộ thương mại sẽ giảm bớt. Ngoài ra, việc áp thuế chống phá giá, chống trợ giá và các biện pháp phi thuế quan trực tiếp trở nên phổ biến hơn khiến cho việc bảo hộ có xu hướng “đối đầu trực tiếp”. Vì thế, GTA lo ngại sẽ xảy ra chiến tranh thương mại giữa các quốc gia.
Ngô Minh Trí (TBKTSG)
Ngày càng khốc liệt
Vừa qua, Tổ chức Cảnh báo thương mại toàn cầu (Global Trade Alert - GTA) đã công bố báo cáo mới nhất về tình trạng bảo hộ thương mại. Theo báo cáo, tình trạng bảo hộ thương mại của các quốc gia trên thế giới đang tỏ ra ngày càng khốc liệt hơn.
Trong vòng mười hai tháng kể từ tháng 11/2008, cả thế giới đã thực hiện đến 297 biện pháp bảo hộ. Đó là chưa kể đến 56 chính sách gây tổn hại cho lợi ích nhà xuất khẩu nước ngoài. Nên, tổng số biện pháp có tính chất bảo hộ thương mại thực sự lên đến 383 biện pháp. Riêng trong ba tháng gần nhất, đã có đến 105 biện pháp bảo hộ mậu dịch.
Như thế, số biện pháp bảo hộ cao gấp 8 lần khi so với 12 biện pháp cởi trói thương mại trong cùng khoảng thời gian ba tháng, tỷ lệ này trong cả giai đoạn mười hai tháng là 6 lần. GTA ước tính số lượng biện pháp, chính sách bảo hộ tăng trung bình từ 20-25% mỗi quí.
Trong hội nghị nhóm G20 diễn ra vào tháng 11/2008 tại Washington DC, đại diện các nền kinh tế lớn thuộc nhóm đã cam kết không thực hiện các biện pháp bảo hộ mậu dịch. Thế nhưng, chỉ trong vòng 12 tháng sau đó, nhóm G20 đã thực hiện đến 183 trong tổng số 297 biện pháp hành xử bảo hộ. Trong đó, Nga là nước mạnh tay nhất trong việc thực hiện các chính sách bảo hộ.
Ngược lại, các quốc gia thuộc nhóm G20 cũng là “nạn nhân” chính yếu. Trong ba tháng kể từ tháng 9/2009, mỗi nước trong số 10 nước thuộc G20, đều phải chịu không dưới 20 chính sách bảo hộ từ các nước khác. Nhiều nhất là Trung Quốc khi gặp phải đến 47 biện pháp bảo hộ, tiếp theo là Hoa Kỳ với 32 biện pháp, Đức với hơn 21 biện pháp.
Trong cả 12 tháng, năm nước chạm phải nhiều chính sách bảo hộ nhất có thứ tự cũng không đổi: Trung Quốc (146), Hoa Kỳ (118), Đức (115), Pháp (106), Bỉ (99).
Biến hóa không ngừng và có xu hướng “đối đầu”
Từ tháng 11/2008, các biện pháp bảo hộ dưới hình thức cứu trợ tài chính và viện trợ chính phủ trở nên phổ biến nhất, chiếm đến 32%. Tiếp theo là biện pháp phòng vệ, chiếm 20%, bao gồm các phương thức: áp dụng thuế chống phá giá, chống trợ giá cùng một số hình thức bảo vệ trực tiếp theo từng ngành nghề. Biện pháp thuế quan xếp thứ ba với 14%.
Cần hiểu thêm là biện pháp áp thuế chống phá giá, chống trợ giá thì chỉ áp thuế mặt hàng đối với một hay một số nước có tham gia xuất khẩu, mức độ áp thuế tùy vào từng trường hợp cụ thể. Còn rào cản thuế quan mặt hàng nào sẽ có ảnh hưởng chung cho tất cả các quốc gia xuất khẩu mặt hàng đó.
Như vậy, để bảo hộ thương mại thời hội nhập, các chính phủ có thể “biến hóa” hàng rào thuế quan thành các hạng mục thuế chống phá giá và chống trợ giá. Điển hình như Hoa Kỳ áp dụng mức thuế chống phá giá cho sản phẩm vỏ xe, ống thép của Trung Quốc. Hay Trung Quốc cũng trả đũa bằng cách áp thuế đến 36% cho sản phẩm ni lông của Hoa Kỳ.
Bên cạnh ba hình thức bảo hộ trên, GTA cũng thống kê được nhiều hình thức bảo hộ khác: trợ giá xuất khẩu, các rào cản phi thuế quan, kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm, các hệ thống tiêu chuẩn mang tính địa phương… Trong đó, các biện pháp bảo hộ liên quan đến tiêu chuẩn sản phẩm hay các tiêu chuẩn địa phương cũng đang được xem là những biện pháp hữu hiệu. Điển hình là cá ba sa, cá tra Việt Nam liên tục gặp phải rào cản phi thuế quan.
Năm 2002, các nhà nuôi cá da trơn Hoa Kỳ ngăn không cho cá ba sa và cá tra Việt Nam được gắn mác cá da trơn để khỏi phải cạnh tranh với họ. Nhưng nay, khi thấy biện pháp trên không hiệu quả, các nhà nuôi cá Hoa Kỳ lại đề nghị chính phủ phải đưa hai loại cá trên vào danh sách cá da trơn để bị giám sát bởi các tiêu chuẩn về chăn nuôi và tiện áp dụng mức thuế chống phá giá.
GTA dự báo các biện pháp phòng vệ bằng cách áp thuế chống phá giá và chống trợ giá sẽ tăng lên đến 58% để thế chỗ cho các biện pháp cứu trợ tài chính, viện trợ chính phủ, thuế quan (dự báo giảm còn 6%).
Tất nhiên, như đã nói, các biện pháp bảo hộ thương mại vẫn được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới và GTA không nhìn thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy bảo hộ thương mại sẽ giảm bớt. Ngoài ra, việc áp thuế chống phá giá, chống trợ giá và các biện pháp phi thuế quan trực tiếp trở nên phổ biến hơn khiến cho việc bảo hộ có xu hướng “đối đầu trực tiếp”. Vì thế, GTA lo ngại sẽ xảy ra chiến tranh thương mại giữa các quốc gia.
Ngô Minh Trí (TBKTSG)