Bạo lực lại bùng phát ở Mỹ vì cảnh sát bắn chết người da màu
Bạo lực nổ ra ở Charlotte một lần nữa cho thấy mâu thuẫn dai dẳng giữa cảnh sát và cộng đồng người da màu ở Mỹ
Một người đã thiệt mạng trong đêm bạo lực thứ hai liên tiếp vào ngày 21/9 ở thành phố Charlotte thuộc bang North Carolina của Mỹ. Cảnh sát trong trang phục chống bạo động đã dùng bình xịt hơi cay và bắn đạn cao su để giải tán đám đông người biểu tình phản đối vụ cảnh sát bắn chết một người da màu trước đó một ngày.
Theo tin từ Reuters, tình trạng khẩn cấp đã được công bố tại Charlotte. Cảnh sát trưởng thành phố này, ông Kerr Putney, đã xác nhận về việc một người đã bị bắn chết trong cuộc bạo loạn vào đêm ngày thứ Tư theo giờ địa phương, nhưng không nói rõ người này có tham gia biểu tình hay không.
Cuộc biểu tình hòa bình đã biến thành bạo lực sau khi hàng trăm người biểu tình tuần hành vào trung tâm thành phố và đụng độ với lực lượng cảnh sát. Trong khi cảnh sát bắn đạn cao su và xịt hơi cay để giải tán đám đông, người biểu tình đã ném pháo hoa và gạch đá về phía cảnh sát, đồng thời còn đập phá và tấn công vào một cửa hàng tiện ích.
Bạo lực nổ ra ở Charlotte một lần nữa cho thấy mâu thuẫn dai dẳng giữa cảnh sát và cộng đồng người da màu ở Mỹ. Vào hôm thứ Ba, cảnh sát Charlotte đã nổ súng bắn chết Keith Scott, một người đàn ông da màu 43 tuổi, sau khi người này bị cho là không chịu giao nộp súng theo lệnh của cảnh sát. Người nhà Scott thì nói người này chỉ đang cầm một quyển sách chứ không phải vũ khí.
“Chúng ta đã quá mệt mỏi với việc cảnh sát giết hại người da màu. Charlotte vốn luôn bình yên. Nhưng giờ đã đến lúc chúng ta phải phá vỡ sự yên tĩnh đó”, Blanche Penn, một nhà hoạt động cộng đồng lâu năm phát biểu trong cuộc tuần hành đêm thứ Tư.
16 cảnh sát đã bị thương trong đêm ngày thứ Ba và sáng ngày thứ Tư trong các cuộc đụng độ với người biểu tình ở Charlotte.
Không chỉ ở Charlotte, biểu tình cũng đang diễn ra ở Tulsa, bang Oklahoma nhằm yêu cầu bắt giữ một viên cảnh sát bắn chết một người đàn ông da màu không có vũ khí vào tuần trước.
Những vụ việc này một lần nữa làm dấy lên những câu hỏi về sự phân biệt chủng tộc của lực lượng chấp pháp Mỹ, đồng thời làm “nóng” cuộc tranh luận về cách đối xử của cảnh sát Mỹ đối với người da màu trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống nước này vào tháng 11.
Một quan chức Nhà Trắng nói rằng ngày 21/9, Tổng thống Barack Obama đã có các cuộc điện đàm với thị trưởng của Charlotte và Tulsa.
Căng thẳng giữa cảnh sát và người da màu ở Mỹ bùng phát cách đây hai năm khi cảnh sát bắn chết một người da màu có tên Michael Brown ở Ferguson, bang Missouri. Mới đây, biểu tình vào bạo lực cũng nổ ra ở một loạt thành phố tại Mỹ sau mấy vụ liên tiếp cảnh sát bắn chết người da màu.
Mới cách đây hơn 1 tháng, bạo lực đã nổ ra ở thành phố Milwaukee thuộc bang Wisconsin sau khi cảnh sát nổ súng bắn chết một người đàn ông da màu có vũ khí. Nhà chức trách Milwaukee khi đó cũng phải công bố tình trạng khẩn cấp.
Theo một nghiên cứu mới được tờ báo The Guardian của Anh công bố, số người chết dưới tay cảnh sát Mỹ giết chết trong vòng chưa đầy một tháng còn lớn hơn cả số người chết dưới tay cảnh sát ở các quốc gia khác trong nhiều năm gộp lại.
Chẳng hạn, trong vòng 24 năm qua, chỉ có 55 người bị cảnh sát Anh giết chết. Còn ở Mỹ, riêng 24 ngày đầu năm 2015, con số này là 59.
Theo tin từ Reuters, tình trạng khẩn cấp đã được công bố tại Charlotte. Cảnh sát trưởng thành phố này, ông Kerr Putney, đã xác nhận về việc một người đã bị bắn chết trong cuộc bạo loạn vào đêm ngày thứ Tư theo giờ địa phương, nhưng không nói rõ người này có tham gia biểu tình hay không.
Cuộc biểu tình hòa bình đã biến thành bạo lực sau khi hàng trăm người biểu tình tuần hành vào trung tâm thành phố và đụng độ với lực lượng cảnh sát. Trong khi cảnh sát bắn đạn cao su và xịt hơi cay để giải tán đám đông, người biểu tình đã ném pháo hoa và gạch đá về phía cảnh sát, đồng thời còn đập phá và tấn công vào một cửa hàng tiện ích.
Bạo lực nổ ra ở Charlotte một lần nữa cho thấy mâu thuẫn dai dẳng giữa cảnh sát và cộng đồng người da màu ở Mỹ. Vào hôm thứ Ba, cảnh sát Charlotte đã nổ súng bắn chết Keith Scott, một người đàn ông da màu 43 tuổi, sau khi người này bị cho là không chịu giao nộp súng theo lệnh của cảnh sát. Người nhà Scott thì nói người này chỉ đang cầm một quyển sách chứ không phải vũ khí.
“Chúng ta đã quá mệt mỏi với việc cảnh sát giết hại người da màu. Charlotte vốn luôn bình yên. Nhưng giờ đã đến lúc chúng ta phải phá vỡ sự yên tĩnh đó”, Blanche Penn, một nhà hoạt động cộng đồng lâu năm phát biểu trong cuộc tuần hành đêm thứ Tư.
16 cảnh sát đã bị thương trong đêm ngày thứ Ba và sáng ngày thứ Tư trong các cuộc đụng độ với người biểu tình ở Charlotte.
Không chỉ ở Charlotte, biểu tình cũng đang diễn ra ở Tulsa, bang Oklahoma nhằm yêu cầu bắt giữ một viên cảnh sát bắn chết một người đàn ông da màu không có vũ khí vào tuần trước.
Những vụ việc này một lần nữa làm dấy lên những câu hỏi về sự phân biệt chủng tộc của lực lượng chấp pháp Mỹ, đồng thời làm “nóng” cuộc tranh luận về cách đối xử của cảnh sát Mỹ đối với người da màu trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống nước này vào tháng 11.
Một quan chức Nhà Trắng nói rằng ngày 21/9, Tổng thống Barack Obama đã có các cuộc điện đàm với thị trưởng của Charlotte và Tulsa.
Căng thẳng giữa cảnh sát và người da màu ở Mỹ bùng phát cách đây hai năm khi cảnh sát bắn chết một người da màu có tên Michael Brown ở Ferguson, bang Missouri. Mới đây, biểu tình vào bạo lực cũng nổ ra ở một loạt thành phố tại Mỹ sau mấy vụ liên tiếp cảnh sát bắn chết người da màu.
Mới cách đây hơn 1 tháng, bạo lực đã nổ ra ở thành phố Milwaukee thuộc bang Wisconsin sau khi cảnh sát nổ súng bắn chết một người đàn ông da màu có vũ khí. Nhà chức trách Milwaukee khi đó cũng phải công bố tình trạng khẩn cấp.
Theo một nghiên cứu mới được tờ báo The Guardian của Anh công bố, số người chết dưới tay cảnh sát Mỹ giết chết trong vòng chưa đầy một tháng còn lớn hơn cả số người chết dưới tay cảnh sát ở các quốc gia khác trong nhiều năm gộp lại.
Chẳng hạn, trong vòng 24 năm qua, chỉ có 55 người bị cảnh sát Anh giết chết. Còn ở Mỹ, riêng 24 ngày đầu năm 2015, con số này là 59.