Các mũi nhọn của kinh tế Nga
Năng lượng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp kinh tế Nga cất cánh và nâng cao vị thế quốc tế trong những năm gần đây
Đến năm 2020, Nga sẽ trở thành nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng công nghệ mới; thu nhập thực tế của người dân dự kiến tăng 53-54%...
Đó là mục tiêu trong Chương trình phát triển kinh tế-xã hội Liên bang Nga đến 2020, do Thủ tướng Putin đề xuất.
Việc Bộ Phát triển kinh tế Nga công bố chương trình này ngày 6/8 đã thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước, trong bối cảnh Nga đang tham vọng giành lại vị thế một cường quốc.
Nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội
Chương trình phát triển của Nga được chia thành 2 giai đoạn, từ năm 2007 đến năm 2012 và từ năm 2013 đến năm 2020.
Theo đó, dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga vào năm 2012 tăng 35-36% so với năm 2007; năm 2020 tăng 63-69% so với năm 2012; đầu tư vào nền kinh tế tăng 80-85%, thu nhập thực tế của người dân dự kiến tăng 53-54%.
Mục tiêu đề ra đến năm 2012, Nga sẽ tạo dựng được tiềm lực vững chắc để tiếp tục phát triển đổi mới và từ năm 2013 đến năm 2020, nền kinh tế Nga sẽ trở thành nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng công nghệ mới.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, chương trình trên đã đề ra những giải pháp cụ thể nhằm kích thích kinh tế phát triển như giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 18% hiện nay xuống 12-14%; duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững 6,5%/ năm, từ nay đến năm 2020...
Theo chương trình phát triển kinh tế - xã hội này, Chính phủ Nga ưu tiên phát triển y tế; đẩy mạnh đầu tư mua sắm các thiết bị xét nghiệm, điều trị và phòng bệnh hiện đại; xây dựng hệ thống đào tạo và đào tạo lại các cán bộ y tế; nâng cao hiệu quả hệ thống cấp cứu; thành lập hệ thống cấp nhà nước để điều tiết giá thuốc; xác định danh sách các loại thuốc cung cấp miễn phí hay mua với giá ưu đãi đối với những bệnh nhân có thẻ bảo hiểm...
Cùng với việc Thủ tướng Putin đề xuất chương trình phát triển kinh tế - xã hội kể trên, Tổng thống Nga Medvedev cũng vừa ký Kế hoạch hành động chống tham nhũng, nhằm quét sạch tệ nạn nguy hiểm cản trở sự phát triển của nước Nga.
Kế hoạch này chú trọng các biện pháp cải thiện hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, công khai việc sử dụng tài sản công, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng trên thị trường hàng hóa, tài chính...
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc gia Nga, mỗi năm tại nước này có khoảng 14 triệu vụ tham nhũng, gây thất thoát lớn cho ngân sách, cản trở sự phát triển của đất nước.
Chú trọng phát triển ngành năng lượng
Năng lượng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp kinh tế Nga cất cánh và nâng cao vị thế quốc tế trong những năm gần đây.
Vì vậy, Nga đặc biệt chú trọng phát triển ngành năng lượng trong thời gian tới. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, sản lượng khai thác dầu mỏ của Nga sẽ tăng khoảng 9%, trong khi sản lượng khai thác khí đốt tăng 35,2% so với năm 2007, đạt 880 tỷ m3.
Cùng ngày 6/8, Nga đã công bố Kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân của nước này đến năm 2020. Kế hoạch đặt ra các mục tiêu: nâng sản lượng điện hạt nhân của Nga vào năm 2020 chiếm 20-22% toàn bộ nhu cầu năng lượng điện của nước này; kể từ năm 2020 trở đi các nhà máy điện hạt nhân của Nga sẽ chuyển dần sang sử dụng công nghệ mới; xây dựng hạ tầng cơ sở có hiệu quả trong việc xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và các chất thải phóng xạ...
Một trong những hướng ưu tiên của Nga là xây dựng các trung tâm quốc tế làm giàu Urani trên lãnh thổ nước này, nhằm đưa Nga trở thành đối tác toàn cầu trong lĩnh vực năng lượng và kinh doanh năng lượng hạt nhân. Các trung tâm như vậy có nhiệm vụ bảo đảm quyền bình đẳng của các nước phi hạt nhân, trong việc tiếp cận các nguồn nhiên liệu hạt nhân được làm giàu ở mức độ thấp, với điều kiện phải tuân thủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Nga cũng chủ trương tăng cường xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân công suất vừa và nhỏ, để cung cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, đẩy mạnh bán công nghệ hạt nhân cho các nước đang phát triển, bảo đảm xuất khẩu trang thiết bị và kỹ thuật hạt nhân đạt khoảng 8-14 tỷ USD vào năm 2020.
Kế hoạch trên nhằm bảo đảm vị trí dẫn đầu về công nghệ của Nga trên thế giới trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và khả năng cạnh tranh cao của các nhà máy điện hạt nhân của Nga, cũng như đẩy mạnh hợp tác với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực này.
Đó là mục tiêu trong Chương trình phát triển kinh tế-xã hội Liên bang Nga đến 2020, do Thủ tướng Putin đề xuất.
Việc Bộ Phát triển kinh tế Nga công bố chương trình này ngày 6/8 đã thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước, trong bối cảnh Nga đang tham vọng giành lại vị thế một cường quốc.
Nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội
Chương trình phát triển của Nga được chia thành 2 giai đoạn, từ năm 2007 đến năm 2012 và từ năm 2013 đến năm 2020.
Theo đó, dự báo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga vào năm 2012 tăng 35-36% so với năm 2007; năm 2020 tăng 63-69% so với năm 2012; đầu tư vào nền kinh tế tăng 80-85%, thu nhập thực tế của người dân dự kiến tăng 53-54%.
Mục tiêu đề ra đến năm 2012, Nga sẽ tạo dựng được tiềm lực vững chắc để tiếp tục phát triển đổi mới và từ năm 2013 đến năm 2020, nền kinh tế Nga sẽ trở thành nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng công nghệ mới.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, chương trình trên đã đề ra những giải pháp cụ thể nhằm kích thích kinh tế phát triển như giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 18% hiện nay xuống 12-14%; duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững 6,5%/ năm, từ nay đến năm 2020...
Theo chương trình phát triển kinh tế - xã hội này, Chính phủ Nga ưu tiên phát triển y tế; đẩy mạnh đầu tư mua sắm các thiết bị xét nghiệm, điều trị và phòng bệnh hiện đại; xây dựng hệ thống đào tạo và đào tạo lại các cán bộ y tế; nâng cao hiệu quả hệ thống cấp cứu; thành lập hệ thống cấp nhà nước để điều tiết giá thuốc; xác định danh sách các loại thuốc cung cấp miễn phí hay mua với giá ưu đãi đối với những bệnh nhân có thẻ bảo hiểm...
Cùng với việc Thủ tướng Putin đề xuất chương trình phát triển kinh tế - xã hội kể trên, Tổng thống Nga Medvedev cũng vừa ký Kế hoạch hành động chống tham nhũng, nhằm quét sạch tệ nạn nguy hiểm cản trở sự phát triển của nước Nga.
Kế hoạch này chú trọng các biện pháp cải thiện hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, công khai việc sử dụng tài sản công, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng trên thị trường hàng hóa, tài chính...
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc gia Nga, mỗi năm tại nước này có khoảng 14 triệu vụ tham nhũng, gây thất thoát lớn cho ngân sách, cản trở sự phát triển của đất nước.
Chú trọng phát triển ngành năng lượng
Năng lượng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp kinh tế Nga cất cánh và nâng cao vị thế quốc tế trong những năm gần đây.
Vì vậy, Nga đặc biệt chú trọng phát triển ngành năng lượng trong thời gian tới. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, sản lượng khai thác dầu mỏ của Nga sẽ tăng khoảng 9%, trong khi sản lượng khai thác khí đốt tăng 35,2% so với năm 2007, đạt 880 tỷ m3.
Cùng ngày 6/8, Nga đã công bố Kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân của nước này đến năm 2020. Kế hoạch đặt ra các mục tiêu: nâng sản lượng điện hạt nhân của Nga vào năm 2020 chiếm 20-22% toàn bộ nhu cầu năng lượng điện của nước này; kể từ năm 2020 trở đi các nhà máy điện hạt nhân của Nga sẽ chuyển dần sang sử dụng công nghệ mới; xây dựng hạ tầng cơ sở có hiệu quả trong việc xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và các chất thải phóng xạ...
Một trong những hướng ưu tiên của Nga là xây dựng các trung tâm quốc tế làm giàu Urani trên lãnh thổ nước này, nhằm đưa Nga trở thành đối tác toàn cầu trong lĩnh vực năng lượng và kinh doanh năng lượng hạt nhân. Các trung tâm như vậy có nhiệm vụ bảo đảm quyền bình đẳng của các nước phi hạt nhân, trong việc tiếp cận các nguồn nhiên liệu hạt nhân được làm giàu ở mức độ thấp, với điều kiện phải tuân thủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Nga cũng chủ trương tăng cường xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân công suất vừa và nhỏ, để cung cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, đẩy mạnh bán công nghệ hạt nhân cho các nước đang phát triển, bảo đảm xuất khẩu trang thiết bị và kỹ thuật hạt nhân đạt khoảng 8-14 tỷ USD vào năm 2020.
Kế hoạch trên nhằm bảo đảm vị trí dẫn đầu về công nghệ của Nga trên thế giới trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và khả năng cạnh tranh cao của các nhà máy điện hạt nhân của Nga, cũng như đẩy mạnh hợp tác với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực này.