Chính phủ trình dự án Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh
Dự án Luật Giáo dục Quốc phòng – an ninh do Chính phủ trình tại phiên họp sáng 20/8 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí trình Quốc hội vào kỳ họp tới.
Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh cho biết, dự thảo luật gồm 6 chương, 42 điều, quy định về giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng - an ninh; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giáo dục quốc phòng - an ninh.
Tại tờ trình, Chính phủ cũng đã thể hiện rõ quan điểm về hai vấn đề còn khác nhau trong quá trình xây dựng luật.
Thứ nhất, về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, theo Chính phủ cần được quy định tại dự thảo luật. Vì, đây là đối tượng trực tiếp quản lý người lao động, nên phải bồi dưỡng như các đối tượng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.
Cho rằng thời gian qua việc này gặp nhiều khó khăn, tính khả thi thấp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội đề nghị dự thảo luật chỉ nên quy định có tính nguyên tắc theo hướng phân loại tiêu chí doanh nghiệp căn cứ vào quy mô, tính chất, số lượng lao động và mức độ ảnh hưởng đối với xã hội để xác định là đối tượng thuộc diện bồi dưỡng hoặc phổ biến kiến thức quốc phòng, an ninh, để đảm bảo tính khả thi.
Với vấn đề thứ hai còn có ý kiến khác nhau là bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo, Chính phủ cũng đồng ý với quan điểm cần có quy định tại dự thảo luật vì đây là đối tượng có vai trò, vị trí nhất định trong đời sống tinh thần của xã hội nên cần nắm được kiến thức quốc phòng – an ninh một cách hệ thống, sâu rộng.
Với quan điểm cần cân nhắc kỹ nếu quy định "cứng" nội dung này trong luật, cơ quan thẩm tra đề nghị nên quy định theo hướng thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh đối với những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong cộng đồng dân cư, còn cụ thể sẽ do văn bản dưới luật quy định tùy theo tình hình thực tế.
Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh cho biết, dự thảo luật gồm 6 chương, 42 điều, quy định về giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng - an ninh; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giáo dục quốc phòng - an ninh.
Tại tờ trình, Chính phủ cũng đã thể hiện rõ quan điểm về hai vấn đề còn khác nhau trong quá trình xây dựng luật.
Thứ nhất, về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, theo Chính phủ cần được quy định tại dự thảo luật. Vì, đây là đối tượng trực tiếp quản lý người lao động, nên phải bồi dưỡng như các đối tượng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.
Cho rằng thời gian qua việc này gặp nhiều khó khăn, tính khả thi thấp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội đề nghị dự thảo luật chỉ nên quy định có tính nguyên tắc theo hướng phân loại tiêu chí doanh nghiệp căn cứ vào quy mô, tính chất, số lượng lao động và mức độ ảnh hưởng đối với xã hội để xác định là đối tượng thuộc diện bồi dưỡng hoặc phổ biến kiến thức quốc phòng, an ninh, để đảm bảo tính khả thi.
Với vấn đề thứ hai còn có ý kiến khác nhau là bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo, Chính phủ cũng đồng ý với quan điểm cần có quy định tại dự thảo luật vì đây là đối tượng có vai trò, vị trí nhất định trong đời sống tinh thần của xã hội nên cần nắm được kiến thức quốc phòng – an ninh một cách hệ thống, sâu rộng.
Với quan điểm cần cân nhắc kỹ nếu quy định "cứng" nội dung này trong luật, cơ quan thẩm tra đề nghị nên quy định theo hướng thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh đối với những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong cộng đồng dân cư, còn cụ thể sẽ do văn bản dưới luật quy định tùy theo tình hình thực tế.
Bên cạnh bồi dưỡng, dự án luật cũng quy định cụ thể về phổ biến kiến thức quốc phòng an ninh toàn dân. Theo đó, các địa phương, địa bàn trọng điểm về quốc phòng – an ninh cần quy định phổ biến kiến thức quốc phòng – an ninh cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chủ hộ tàu, thuyền hoạt động dài ngày trên biển; chủ hộ gia đình tuyến biên giới, trên đảo, người lao động ở các vùng biên giới, hải đảo, người lao động trong các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp. Vì đây là biện pháp thiết thực góp phần củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ở cơ sở.