Chủ tịch BIDV: “Phải khoanh nợ cho bất động sản”
Ba giải pháp giải cứu thị trường bất động sản của ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch BIDV
“BIDV mạnh dạn đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cho phép khoanh nợ đối với những khoản vay bất động sản, như là một trong những giải pháp quan trọng để cứu thị trường”, thông điệp mới đây từ ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Ông Hà dẫn giải, đầu năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01, trong đó có đề cập vấn đề cơ cấu lại nợ xấu cho hệ thống tổ chức tín dụng, vốn đã được tiến hành trong suốt 2012 và 2013. Tại Nghị quyết 01/NQ/2014 nói trên, có một điểm mới là cho phép tiếp tục khoanh nợ đối với những khách hàng có tiềm năng phục hồi hoạt động tại những tổ chức tín dụng có khả năng tài chính.
Đồng thời, từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán trong xu hướng tăng điểm và có vẻ như đang đón trước những tín hiệu tốt từ điều hành kinh tế vĩ mô cùng những biểu hiện rõ nét của quá trình phục hồi nền kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ vừa mới cho phép nới “room” đối với các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các ngân hàng thương mại.
Theo Chủ tịch BIDV, tất cả những tín hiệu trên không chỉ tác động tốt tới thị trường chứng khoán mà còn có ý nghĩa tích cực đối với niềm tin thị trường. Điều này sẽ trực tiếp làm tăng tổng cầu, giảm tồn kho hàng hóa, trong đó có bất động sản.
Cụ thể hơn, ông Trần Bắc Hà đã đề xuất ba giải pháp nhằm “giải cứu thị trường bất động sản”.
Thứ nhất, cần tiếp tục khoanh nợ đối với những dự án tốt, cho phép các ngân hàng thương mại căn cứ vào năng lực tài chính của mình xem xét khoanh nợ từ 1 - 3 năm đối với một số dự án khó khăn khi thị trường phát triển tốt thì tiếp tục triển khai nhằm giảm áp lực về nguồn cung cho thị trường.
Thứ hai, tăng nguồn vốn xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), hỗ trợ cho chủ đầu tư có cơ hội tiếp cận nguồn vốn mới để hoàn thiện đầu tư dự án; cân nhắc khả năng cho phép VAMC được trực tiếp đầu tư, hoàn thiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp đang bị dừng/hoãn tiến độ do thiếu vốn.
Thứ ba, xem xét gia hạn hiệu lực của Công văn 7558/NHNN-TD của Ngân hàng Nhà nước về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với tổ chức tín dụng và khách hàng liên quan đến điều kiện và thủ tục tín dụng (đã hết hiệu lực vào 31/12/2013); đồng thời có cơ chế khuyến khích các ngân hàng thương mại mua lại tài sản bảo đảm là bất động sản trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm và cho phép các ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ cho các công ty mua bán nợ, công ty khai thác, quản lý tài sản ở các ngân hàng thương mại.
Đồng thời, cho phép các đơn vị này nhận lại các dự án do tổ chức tín dụng mua lại/xử lý nợ để đầu tư hoàn thiện khi có điều kiện phù hợp hơn. Có thể là 2 - 3 năm tới sẽ thực hiện chuyển nhượng lại.
Ông Hà dẫn giải, đầu năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01, trong đó có đề cập vấn đề cơ cấu lại nợ xấu cho hệ thống tổ chức tín dụng, vốn đã được tiến hành trong suốt 2012 và 2013. Tại Nghị quyết 01/NQ/2014 nói trên, có một điểm mới là cho phép tiếp tục khoanh nợ đối với những khách hàng có tiềm năng phục hồi hoạt động tại những tổ chức tín dụng có khả năng tài chính.
Đồng thời, từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán trong xu hướng tăng điểm và có vẻ như đang đón trước những tín hiệu tốt từ điều hành kinh tế vĩ mô cùng những biểu hiện rõ nét của quá trình phục hồi nền kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ vừa mới cho phép nới “room” đối với các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các ngân hàng thương mại.
Theo Chủ tịch BIDV, tất cả những tín hiệu trên không chỉ tác động tốt tới thị trường chứng khoán mà còn có ý nghĩa tích cực đối với niềm tin thị trường. Điều này sẽ trực tiếp làm tăng tổng cầu, giảm tồn kho hàng hóa, trong đó có bất động sản.
Cụ thể hơn, ông Trần Bắc Hà đã đề xuất ba giải pháp nhằm “giải cứu thị trường bất động sản”.
Thứ nhất, cần tiếp tục khoanh nợ đối với những dự án tốt, cho phép các ngân hàng thương mại căn cứ vào năng lực tài chính của mình xem xét khoanh nợ từ 1 - 3 năm đối với một số dự án khó khăn khi thị trường phát triển tốt thì tiếp tục triển khai nhằm giảm áp lực về nguồn cung cho thị trường.
Thứ hai, tăng nguồn vốn xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), hỗ trợ cho chủ đầu tư có cơ hội tiếp cận nguồn vốn mới để hoàn thiện đầu tư dự án; cân nhắc khả năng cho phép VAMC được trực tiếp đầu tư, hoàn thiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp đang bị dừng/hoãn tiến độ do thiếu vốn.
Thứ ba, xem xét gia hạn hiệu lực của Công văn 7558/NHNN-TD của Ngân hàng Nhà nước về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với tổ chức tín dụng và khách hàng liên quan đến điều kiện và thủ tục tín dụng (đã hết hiệu lực vào 31/12/2013); đồng thời có cơ chế khuyến khích các ngân hàng thương mại mua lại tài sản bảo đảm là bất động sản trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm và cho phép các ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ cho các công ty mua bán nợ, công ty khai thác, quản lý tài sản ở các ngân hàng thương mại.
Đồng thời, cho phép các đơn vị này nhận lại các dự án do tổ chức tín dụng mua lại/xử lý nợ để đầu tư hoàn thiện khi có điều kiện phù hợp hơn. Có thể là 2 - 3 năm tới sẽ thực hiện chuyển nhượng lại.