Chưa thể công khai danh tính nhóm ngân hàng yếu kém
“Trong một gia đình, đứa con nào khỏe, đứa con nào yếu bố mẹ khắc biết đầu tiên”
“Tôi xin nhắc lại, Chính phủ chỉ đạo tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhưng không để đổ vỡ hệ thống, do đó người gửi tiền tại bất kỳ ngân hàng nào đều có thể yên tâm, không nên lo lắng”.
Thông điệp này được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều tối ngày 1/12.
Có 4 nội dung được các thành viên Chính phủ thảo luận tại phiên họp trước đó, bao gồm: tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đầu tư, doanh nghiệp nhà nước cùng vấn đề lộ trình giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nền kinh tế.
Trả lời câu hỏi của báo giới trước thông tin hạ trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho hay, các nguyên tắc và định hướng điều hành chính sách tiền tệ của cơ quan này đều phải đảm bảo tính thận trọng, linh hoạt theo tín hiệu thị trường.
Hiện lạm phát đã tăng chậm lại, nhiều chỉ số vĩ mô khác cũng đang dần được cải thiện nên Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải điều hành chính sách tiền tệ từng bước giảm dần theo lạm phát. Trong phiên họp trước đó, người đứng đầu Chính phủ cũng đã khẳng định “nếu không giảm được lãi suất thì coi như chúng ta sẽ thất bại, cả trong tăng trưởng và kiềm chế lạm phát”.
Theo Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến, dù chưa thể khẳng định có giảm trần lãi suất hay không, song với nhiều tín hiệu và mục tiêu tích cực trong năm tới, ngân hàng hoàn toàn có cơ sở để thực hiện điều đó. Tất nhiên, giảm như thế nào, bao giờ, giảm bao nhiêu... hiện cơ quan này chưa thể công bố được.
Liên quan đến tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý điều hành. Cùng với đó là nguy cơ khó khăn về thanh khoản dường như thường trực đối với một số ngân hàng, nên Chính phủ cần phải giải quyết căn bản tình trạng này.
Bên cạnh đó, do Việt Nam chưa có nổi một ngân hàng, định chế tài chính nào có quy mô, uy tín đủ tầm khu vực nên việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ là cơ sở để biến mục tiêu đó thành hiện thực.
“Tinh thần chung là sẽ cổ phần hóa một số ngân hàng thương mại nhà nước đang gặp khó khăn nhưng Nhà nước vẫn sẽ nắm giữ cổ phần chi phối, sẽ sắp xếp lại những ngân hàng ngoài quốc doanh, nếu tốt thì làm cho tốt hơn, đang khó khăn sẽ bớt khó khăn, nhưng chắc chắn quá trình cổ phần hóa ngân hàng phải là cổ phần hóa đại chúng, không phải là cổ phần của một nhóm lợi ích nào đó với nhau”, Bộ trưởng Đam khẳng định.
Trước yêu cầu công khai danh tính nhóm ngân hàng yếu kém của báo giới, Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho biết, việc phân loại theo nhóm là nhằm phục vụ cho đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tuy nhiên mỗi thời điểm đều có biến động nhất định.
Việc công khai danh tính cụ thể các ngân hàng yếu kém, theo ông Tiến hiện vẫn có nhiều quan điểm khác nhau, nên hay không nên, có bất lợi hay không.
Tuy nhiên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận “trong một gia đình, đứa con nào khỏe, đứa con nào yếu bố mẹ khắc biết đầu tiên, nhưng nếu hàng xóm hỏi đứa nào yếu thì họ cũng không muốn nhắc tên đứa đó làm gì”. Do đó, theo ông Tiến, việc nêu tên các ngân hàng yếu kém chưa hẳn đã là giải pháp tốt.
Bổ sung cho nội dung này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, với vai trò của mình, đương nhiên Ngân hàng Nhà nước sẽ nắm rõ ngân hàng nào đang thuộc diện yếu kém, ngân hàng nào khỏe mạnh, thanh khoản tốt. Trong quá trình chuẩn bị tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo Chính phủ về thực trạng, giải pháp cùng cam kết “không để đổ vỡ hệ thống ngân hàng”.
Do đó, theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, với tất cả người dân đang có tiền gửi tại các ngân hàng hoàn toàn có thể yên tâm, không có gì phải lo lắng. Chính phủ đảm bảo sẽ bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi người dân gửi tiền. "Đây là thông điệp và cũng là đảm bảo của Chính phủ đối với người gửi tiền".
Hơn nữa, theo Bộ trưởng Đam, trên thực tế thì quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang được tiến hành rồi, những ngân hàng yếu kém đang nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, nên việc lo sợ hay đồn đoán ngân hàng này, ngân hàng kia yếu kém, đổ vỡ là không có cơ sở.
Có mặt tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nhận được câu hỏi của báo giới “tại sao giá xăng thế giới đang giảm mạnh trong thời gian qua, song giá xăng trong nước lại chưa giảm?”.
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, đúng là trong thời gian qua, giá xăng trên thị trường thế giới có giảm, nếu tính theo bình quân 30 ngày (từ ngày 27/10 - 25/11), thì giá cơ sở của mặt hàng xăng có thấp hơn giá bán hiện tại là 288 đồng/lít. Còn giá cơ sở của các mặt hàng dầu vẫn cao hơn giá bán hiện hành từ 1.204 đồng - 1.334 đồng/lít.
Sau khi xem xét, tổ công tác liên ngành của Bộ Tài chính và Công Thương đã quyết định cho doanh nghiệp được sử dụng quỹ bình ổn giá các mặt hàng dầu và tăng mức trích quỹ đối với mặt hàng xăng. Hơn nữa, theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, nếu Bộ quyết định cho giảm giá xăng thì với mức 288 đồng/lít là quá thấp, thay vào đó cho tăng mức trích quỹ bình ổn giá sẽ có lợi hơn.
Thông điệp này được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều tối ngày 1/12.
Có 4 nội dung được các thành viên Chính phủ thảo luận tại phiên họp trước đó, bao gồm: tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đầu tư, doanh nghiệp nhà nước cùng vấn đề lộ trình giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nền kinh tế.
Trả lời câu hỏi của báo giới trước thông tin hạ trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho hay, các nguyên tắc và định hướng điều hành chính sách tiền tệ của cơ quan này đều phải đảm bảo tính thận trọng, linh hoạt theo tín hiệu thị trường.
Hiện lạm phát đã tăng chậm lại, nhiều chỉ số vĩ mô khác cũng đang dần được cải thiện nên Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải điều hành chính sách tiền tệ từng bước giảm dần theo lạm phát. Trong phiên họp trước đó, người đứng đầu Chính phủ cũng đã khẳng định “nếu không giảm được lãi suất thì coi như chúng ta sẽ thất bại, cả trong tăng trưởng và kiềm chế lạm phát”.
Theo Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến, dù chưa thể khẳng định có giảm trần lãi suất hay không, song với nhiều tín hiệu và mục tiêu tích cực trong năm tới, ngân hàng hoàn toàn có cơ sở để thực hiện điều đó. Tất nhiên, giảm như thế nào, bao giờ, giảm bao nhiêu... hiện cơ quan này chưa thể công bố được.
Liên quan đến tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý điều hành. Cùng với đó là nguy cơ khó khăn về thanh khoản dường như thường trực đối với một số ngân hàng, nên Chính phủ cần phải giải quyết căn bản tình trạng này.
Bên cạnh đó, do Việt Nam chưa có nổi một ngân hàng, định chế tài chính nào có quy mô, uy tín đủ tầm khu vực nên việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ là cơ sở để biến mục tiêu đó thành hiện thực.
“Tinh thần chung là sẽ cổ phần hóa một số ngân hàng thương mại nhà nước đang gặp khó khăn nhưng Nhà nước vẫn sẽ nắm giữ cổ phần chi phối, sẽ sắp xếp lại những ngân hàng ngoài quốc doanh, nếu tốt thì làm cho tốt hơn, đang khó khăn sẽ bớt khó khăn, nhưng chắc chắn quá trình cổ phần hóa ngân hàng phải là cổ phần hóa đại chúng, không phải là cổ phần của một nhóm lợi ích nào đó với nhau”, Bộ trưởng Đam khẳng định.
Trước yêu cầu công khai danh tính nhóm ngân hàng yếu kém của báo giới, Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho biết, việc phân loại theo nhóm là nhằm phục vụ cho đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tuy nhiên mỗi thời điểm đều có biến động nhất định.
Việc công khai danh tính cụ thể các ngân hàng yếu kém, theo ông Tiến hiện vẫn có nhiều quan điểm khác nhau, nên hay không nên, có bất lợi hay không.
Tuy nhiên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận “trong một gia đình, đứa con nào khỏe, đứa con nào yếu bố mẹ khắc biết đầu tiên, nhưng nếu hàng xóm hỏi đứa nào yếu thì họ cũng không muốn nhắc tên đứa đó làm gì”. Do đó, theo ông Tiến, việc nêu tên các ngân hàng yếu kém chưa hẳn đã là giải pháp tốt.
Bổ sung cho nội dung này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, với vai trò của mình, đương nhiên Ngân hàng Nhà nước sẽ nắm rõ ngân hàng nào đang thuộc diện yếu kém, ngân hàng nào khỏe mạnh, thanh khoản tốt. Trong quá trình chuẩn bị tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo Chính phủ về thực trạng, giải pháp cùng cam kết “không để đổ vỡ hệ thống ngân hàng”.
Do đó, theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, với tất cả người dân đang có tiền gửi tại các ngân hàng hoàn toàn có thể yên tâm, không có gì phải lo lắng. Chính phủ đảm bảo sẽ bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi người dân gửi tiền. "Đây là thông điệp và cũng là đảm bảo của Chính phủ đối với người gửi tiền".
Hơn nữa, theo Bộ trưởng Đam, trên thực tế thì quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang được tiến hành rồi, những ngân hàng yếu kém đang nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, nên việc lo sợ hay đồn đoán ngân hàng này, ngân hàng kia yếu kém, đổ vỡ là không có cơ sở.
Có mặt tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nhận được câu hỏi của báo giới “tại sao giá xăng thế giới đang giảm mạnh trong thời gian qua, song giá xăng trong nước lại chưa giảm?”.
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, đúng là trong thời gian qua, giá xăng trên thị trường thế giới có giảm, nếu tính theo bình quân 30 ngày (từ ngày 27/10 - 25/11), thì giá cơ sở của mặt hàng xăng có thấp hơn giá bán hiện tại là 288 đồng/lít. Còn giá cơ sở của các mặt hàng dầu vẫn cao hơn giá bán hiện hành từ 1.204 đồng - 1.334 đồng/lít.
Sau khi xem xét, tổ công tác liên ngành của Bộ Tài chính và Công Thương đã quyết định cho doanh nghiệp được sử dụng quỹ bình ổn giá các mặt hàng dầu và tăng mức trích quỹ đối với mặt hàng xăng. Hơn nữa, theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, nếu Bộ quyết định cho giảm giá xăng thì với mức 288 đồng/lít là quá thấp, thay vào đó cho tăng mức trích quỹ bình ổn giá sẽ có lợi hơn.