Chứng khoán châu Á chưa bớt âu lo
Thị trường chứng khoán các nước châu Á oằn mình gánh chịu những đợt bán tống bán tháo của các nhà đầu tư “yếu bóng vía”
Từ Tokyo đến Thượng Hải, từ Hồng Kông đến Singapore, màn hình giao dịch mệt mỏi chuyển sang sắc đỏ khi nỗi lo sợ từ thị trường tín dụng Mỹ chưa chịu buông tha thị trường chứng khoán toàn cầu.
Thị trường chứng khoán các nước châu Á oằn mình gánh chịu những đợt bán tống bán tháo của các nhà đầu tư “yếu bóng vía”. Hiệu ứng này tiếp tục diễn ra khi thị trường phố Wall không có dấu hiệu hết chịu tác động xấu từ thị trường bất động sản của Mỹ.
Tin tức bất an
Những ngày cuối tuần vừa qua, phố Wall tràn ngập ánh mắt đầy lo lắng đối với thị trường tín dụng. Các nhà đầu tư bắt đầu tìm đến những chứng khoán có độ an toàn cao hơn như trái phiếu chính phủ.
Rất nhiều tin tức tiêu cực từ Mỹ lan toả đến các thị trường toàn cầu và tạo tâm lý lo ngại cho những thị trường mới nổi, vốn rất phụ thuộc vào xuất khẩu. Henry Paulson, Thư ký Quỹ ngân khố Mỹ nói, sự suy thoái tài chính sẽ “sút một quả penalty” vào tỷ lệ sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.
Giới phân tích cũng lo ngại rằng tình trạng suy thoái thị trường hiện tại có thể phanh “rất ăn” tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm giảm mạnh nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Tập đoàn tín dụng Rams Home Loan của Australia cho biết, họ không thể lấy đâu ra 5 tỷ USD để dành cho các khoản vay của Mỹ, vì tính thanh khoản của thị trường hầu như không có. “Các nhà đầu tư đã chuyển từ trạng thái vô cùng lạc quan đến trạng thái cực kỳ bi quan chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Thực sự là không có một tia sáng mong manh nào” theo lời ông Craig James, một nhà kinh tế học ở Sydney.
Các nhà quan sát thị trường nói rằng, lòng tin đã biến mất, mức giá rẻ như “bèo” của cổ phiếu cũng không thể cứu vớt được thị trường.
Tái diễn điệp khúc chao đảo
Tokyo khởi xướng cho hành khúc đi xuống của tất cả thị trường, chỉ số Nikkei 225 mất 875,81 điểm (5,42%) vào đầu buổi chiều thứ Sáu, tiếp tục trượt xa vạch 16.000 điểm.
Lần thứ hai ngân hàng Nhật Bản nỗ lực tiếp sức cho hệ thống ngân hàng 400 tỉ Yên, nhưng sự cố gắng này cũng “lực bất tòng tâm” với sự suy thoái của thị trường. Cổ phiếu các ngân hàng của Nhật Bản tiếp tục gặp khó khăn bất chấp sự khẳng định mạnh mẽ rằng họ sẽ chịu tác động rất ít từ thị trường tín dụng thứ cấp của Mỹ. Một giám đốc quản lý quỹ tại công ty Henderson Global nói, thị trường Tokyo đang đi xuống vì những tin tức không tốt từ thị trường nước ngoài.
Tập đoàn Toyota Motor và Samsung Electric cùng nhau đi xuống khi được công bố bản báo cáo tình trạng bán nhà của Mỹ kém nhất trong so với 4 năm qua. cổ phiếu của Sony, chủ của thương hiệu máy tính Vaio mất 1,8%, xuống ở mức 5.420 Yên. cổ phiếu của Honda Motor, nhà sản xuất xe lớn thứ hai Nhật Bản giảm 3,6%, còn 3.780 Yên.
Câu chuyện này cũng được phổ biến ở các thị trường trong khu vực. Đầu giờ chiều thứ sáu, chỉ số HangSeng mất 1.129,76 điểm (5,47%), chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 118,08 điểm (1,35%), chỉ số tổng hợp của Singapore mất 5,84%, chỉ số KCI của Malaysia mất 62,68 điểm (5,19%).
Bruc Yu, Giám đốc quản lý quỹ của Công ty Jih Sun, Đài Loan nhận xét: “Nhiều người lo ngại về một hiệu ứng domino có thể xảy ra đối với tất cả các thị trường tín dụng quốc tế, cũng như thị trường vốn”. “Thị trường đã rơi xuống điểm mà tất cả mọi người đều quyết định là họ muốn ra đi”, Pong Tang Siew, Giám đốc tín dụng của Ngân hàng đầu tư MIMB của Malaysia nói. Công ty tài chính KKR của Malaysia cũng cho biết họ đang phải đối mặt với một khoảng thua lỗ có thể lên đến 290 triệu USD từ những chứng khoán hỗ trợ cho hoạt động thế chấp.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lại trải qua những ngày sóng gió khi sự ổn định tưởng chừng đã định vị từ cách đây vài ngày. Hôm thứ năm, giá chứng khoán Trung Quốc lao thẳng dốc, chỉ số Shanghai Composite Index mất 104,44 điểm (2,14%) xuống ở mức 4.765,44 điểm; chỉ số Shenzhen Component Index giảm 269,37 điểm (1,65%), đạt 16.053,1 điểm.
Và lúc 3 giờ chiều ngày cuối tuần lại tái diễn tình trạng tụt dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc khi chỉ số CSI300 tụt mất 95,36 điểm (2,02%), chỉ số Shanghai SE Composite mất 108,87 điểm (2,28%).
Các chứng khoán “nặng ký” của các ngân hàng lớn và các công ty hoá dầu Trung Quốc giảm mạnh. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Trung Quốc, giảm 4,51%, chỉ còn 6,77 Nhân dân tệ/cổ phiếu. Ngân hàng Trung Quốc chỉ còn ở mức 5,59 Nhân dân tệ/cổ phiếu, mất 3,88%. Cổ phiếu của Sinopec, nhà máy tinh chế dầu hàng đầu Trung Quốc, giảm 3,43% xuống đến mức 14,9 Nhân dân tệ/cổ phiếu. Cổ phiếu của China Life, công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc, đóng cửa ở mức 48,77 Nhân dân tệ/cổ phiếu, mất 4,47%.
Thị trường chứng khoán các nước châu Á oằn mình gánh chịu những đợt bán tống bán tháo của các nhà đầu tư “yếu bóng vía”. Hiệu ứng này tiếp tục diễn ra khi thị trường phố Wall không có dấu hiệu hết chịu tác động xấu từ thị trường bất động sản của Mỹ.
Tin tức bất an
Những ngày cuối tuần vừa qua, phố Wall tràn ngập ánh mắt đầy lo lắng đối với thị trường tín dụng. Các nhà đầu tư bắt đầu tìm đến những chứng khoán có độ an toàn cao hơn như trái phiếu chính phủ.
Rất nhiều tin tức tiêu cực từ Mỹ lan toả đến các thị trường toàn cầu và tạo tâm lý lo ngại cho những thị trường mới nổi, vốn rất phụ thuộc vào xuất khẩu. Henry Paulson, Thư ký Quỹ ngân khố Mỹ nói, sự suy thoái tài chính sẽ “sút một quả penalty” vào tỷ lệ sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.
Giới phân tích cũng lo ngại rằng tình trạng suy thoái thị trường hiện tại có thể phanh “rất ăn” tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm giảm mạnh nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Tập đoàn tín dụng Rams Home Loan của Australia cho biết, họ không thể lấy đâu ra 5 tỷ USD để dành cho các khoản vay của Mỹ, vì tính thanh khoản của thị trường hầu như không có. “Các nhà đầu tư đã chuyển từ trạng thái vô cùng lạc quan đến trạng thái cực kỳ bi quan chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Thực sự là không có một tia sáng mong manh nào” theo lời ông Craig James, một nhà kinh tế học ở Sydney.
Các nhà quan sát thị trường nói rằng, lòng tin đã biến mất, mức giá rẻ như “bèo” của cổ phiếu cũng không thể cứu vớt được thị trường.
Tái diễn điệp khúc chao đảo
Tokyo khởi xướng cho hành khúc đi xuống của tất cả thị trường, chỉ số Nikkei 225 mất 875,81 điểm (5,42%) vào đầu buổi chiều thứ Sáu, tiếp tục trượt xa vạch 16.000 điểm.
Lần thứ hai ngân hàng Nhật Bản nỗ lực tiếp sức cho hệ thống ngân hàng 400 tỉ Yên, nhưng sự cố gắng này cũng “lực bất tòng tâm” với sự suy thoái của thị trường. Cổ phiếu các ngân hàng của Nhật Bản tiếp tục gặp khó khăn bất chấp sự khẳng định mạnh mẽ rằng họ sẽ chịu tác động rất ít từ thị trường tín dụng thứ cấp của Mỹ. Một giám đốc quản lý quỹ tại công ty Henderson Global nói, thị trường Tokyo đang đi xuống vì những tin tức không tốt từ thị trường nước ngoài.
Tập đoàn Toyota Motor và Samsung Electric cùng nhau đi xuống khi được công bố bản báo cáo tình trạng bán nhà của Mỹ kém nhất trong so với 4 năm qua. cổ phiếu của Sony, chủ của thương hiệu máy tính Vaio mất 1,8%, xuống ở mức 5.420 Yên. cổ phiếu của Honda Motor, nhà sản xuất xe lớn thứ hai Nhật Bản giảm 3,6%, còn 3.780 Yên.
Câu chuyện này cũng được phổ biến ở các thị trường trong khu vực. Đầu giờ chiều thứ sáu, chỉ số HangSeng mất 1.129,76 điểm (5,47%), chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 118,08 điểm (1,35%), chỉ số tổng hợp của Singapore mất 5,84%, chỉ số KCI của Malaysia mất 62,68 điểm (5,19%).
Bruc Yu, Giám đốc quản lý quỹ của Công ty Jih Sun, Đài Loan nhận xét: “Nhiều người lo ngại về một hiệu ứng domino có thể xảy ra đối với tất cả các thị trường tín dụng quốc tế, cũng như thị trường vốn”. “Thị trường đã rơi xuống điểm mà tất cả mọi người đều quyết định là họ muốn ra đi”, Pong Tang Siew, Giám đốc tín dụng của Ngân hàng đầu tư MIMB của Malaysia nói. Công ty tài chính KKR của Malaysia cũng cho biết họ đang phải đối mặt với một khoảng thua lỗ có thể lên đến 290 triệu USD từ những chứng khoán hỗ trợ cho hoạt động thế chấp.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lại trải qua những ngày sóng gió khi sự ổn định tưởng chừng đã định vị từ cách đây vài ngày. Hôm thứ năm, giá chứng khoán Trung Quốc lao thẳng dốc, chỉ số Shanghai Composite Index mất 104,44 điểm (2,14%) xuống ở mức 4.765,44 điểm; chỉ số Shenzhen Component Index giảm 269,37 điểm (1,65%), đạt 16.053,1 điểm.
Và lúc 3 giờ chiều ngày cuối tuần lại tái diễn tình trạng tụt dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc khi chỉ số CSI300 tụt mất 95,36 điểm (2,02%), chỉ số Shanghai SE Composite mất 108,87 điểm (2,28%).
Các chứng khoán “nặng ký” của các ngân hàng lớn và các công ty hoá dầu Trung Quốc giảm mạnh. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Trung Quốc, giảm 4,51%, chỉ còn 6,77 Nhân dân tệ/cổ phiếu. Ngân hàng Trung Quốc chỉ còn ở mức 5,59 Nhân dân tệ/cổ phiếu, mất 3,88%. Cổ phiếu của Sinopec, nhà máy tinh chế dầu hàng đầu Trung Quốc, giảm 3,43% xuống đến mức 14,9 Nhân dân tệ/cổ phiếu. Cổ phiếu của China Life, công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc, đóng cửa ở mức 48,77 Nhân dân tệ/cổ phiếu, mất 4,47%.