Chứng khoán thế giới chùn bước trước giá dầu
Thị trường chứng khoán thế giới đã chao đảo khi giá dầu tái lập kỷ lục 100 USD/thùng
Thị trường chứng khoán thế giới đã chao đảo khi giá dầu tái lập kỷ lục 100 USD/thùng.
Tại thị trường Mỹ, Dow mất điểm ngày thứ ba liên tiếp do cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng. Tổng thiệt hại của chỉ số này trong phiên giao dịch ngày 19/2 là 10,99 điểm (0,1%), đứng ở mức 12.337,22 điểm và xóa sạch bước tiến 157 điểm đóng góp của cổ phiếu năng lượng trong hàn thử biểu này.
Standard & Poor's 500 trượt 1,21 điểm (0,1%) chỉ còn 1.348,78 điểm. Nasdaq rơi xuống mức 2.306,2 điểm, tổn thất 15,6 điểm (0,7%). Tuy nhiên, số cổ phiếu tăng và số cổ phiếu giảm “cân sức” nhau trên sàn giao dịch New York.
Ngày 19/2, tại New York, giá dầu thô giao tháng Ba tăng 4,51 USD (4,7%), tái lập mốc 100,01 USD/thùng, giá đóng cửa cao kỷ lục. Giá xăng giao tháng Ba cũng leo thêm 4,4%, đóng cửa ở mốc kỷ lục 2,6031 USD/gallon.
Exxon thêm được 1,64 USD lên mức 87,01 USD. Chevron Corp., công ty dầu lửa lớn thứ hai của Mỹ tăng 1,23 USD, đạt 84,83 USD.
S&P 500 - Năng lượng nhảy thêm 2,5% lên mức cao nhất tính từ 15/1. Thước đo của 36 thành viên này đã leo thêm được 26% kể từ năm ngoái, mức tăng trưởng tốt đẹp nhất trong 10 ngành. S&P 500 - Vật liệu thêm 1,9%, đẩy mức thăng tiến trong 12 tháng lên con số 8,7%.
“Xét chung, giá dầu cao không ủng hộ nền kinh tế. Các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng và đang bán ra những cổ phiếu rủi ro hơn” Sam Rahman, chuyên viên quản lý quỹ tại Baring Asset Management Inc., Boston nói.
Các cổ phiếu tài chính cũng sụt giảm với lo ngại tình trạng lạm phát leo thang sẽ khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ kém “năng nổ” trong việc tiếp tục cắt giảm chi phí vay vốn.
Nhóm các cổ phiếu tài chính trong S&P 500 mất 0,8% sau khi các nhà đầu tư rút lại “lá bài đặt cược” vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ hạ lãi suất cho vay 3/4 điểm phần trăm, thay vào đó có thể là mức cắt giảm thấp hơn.
Merrill Lynch & Co., ông chủ môi giới lớn nhất nước Mỹ mất 1,51 USD, chỉ còn 50,13 USD. Bear Stearns Cos., công ty chứng khoán lớn thứ năm nước này cũng mất giá 2,77 USD, xuống mức 80,02 USD.
19/2 cũng là ngày đầu tiên thước đo Dow đón thêm hai thành viên mới là Chevron và Bank of America Corp. thay thế hai tập đoàn cũ là Altria Group Inc. và Honeywell International Inc. Đây cũng là lần đầu tiên hàn thử biểu này có sự thay đổi thành viên kể từ tháng 4/2004.
Bank of America, ông chủ cho vay lớn nhất nước Mỹ trượt 3%, chỉ còn 42,67 USD. Altria, công ty thuốc lá có trụ sở ở New York tăng 40 cents lên mức 72,93 USD. Honeywell, nhà sản xuất thiết bị điều khiển máy bay lớn nhất thế giới cũng leo thêm được 37 cents, chuyển nhượng ở mức 56,41 USD.
Nhóm các công ty y tế có mặt trong S&P 500 tiến 0,5% và là nhóm có bước thăng tiến đáng kể nhất trong 10 ngành.
Russell 2000, hàn thử biểu của các công ty tầm trung của Mỹ tiến thêm 0,1%, đạt 702,34 điểm. Dow Jones Wilshire 5000, thước đo rộng nhất của các cổ phiếu Mỹ mất 7 điểm, chỉ còn 13.645,71. Do sự sụt giảm này, giá trị chứng khoán hao hụt 8,8 tỷ USD. Chỉ số MSCI-Châu Á Thái Bình Dương cũng tăng được 1,5%, mức cao nhất trong 2 tuần.
Cả thị trường khu vực châu Á ngày hôm nay cũng chứng kiến một phiên “thất bại” to lớn, hàn thử biểu của khu vực này chịu mức tổn thất nhiều nhất trong hai tuần qua khi thị trường tiếp tục lo ngại sẽ còn phải đón nhận thêm những thông tin thua lỗ có liên quan đến “subprime” và tác động to lớn từ giá dầu kỷ lục.
Lúc 6:33 tối 20/2 tại Tokyo, MSCI-Châu Á Thái Bình Dương giảm 2,7%, chỉ còn 142,12 điểm, bước lùi sâu nhất của chỉ số này tính từ 6/2. Chỉ số này đã sụt giảm 9,9% trong năm nay vì những khoản lỗ đang được thổi phồng do những khoản đầu tư vào thế chấp họ Subprime.
Nikkei 225 của Nhật lún thêm 3,3% chỉ còn 13.310,37 điểm. Mitsubishi UFJ, ngân hàng đại chúng lớn nhất nước Nhật, mất 4,4%, giao dịch ở mức 919 yen, bước lùi mạnh nhất tính từ 6/2.
Các chỉ số chứng khoán quốc gia khác ở châu Á đều tụt dốc ở mức đáng kể 1-3%.
Tại thị trường Mỹ, Dow mất điểm ngày thứ ba liên tiếp do cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng. Tổng thiệt hại của chỉ số này trong phiên giao dịch ngày 19/2 là 10,99 điểm (0,1%), đứng ở mức 12.337,22 điểm và xóa sạch bước tiến 157 điểm đóng góp của cổ phiếu năng lượng trong hàn thử biểu này.
Standard & Poor's 500 trượt 1,21 điểm (0,1%) chỉ còn 1.348,78 điểm. Nasdaq rơi xuống mức 2.306,2 điểm, tổn thất 15,6 điểm (0,7%). Tuy nhiên, số cổ phiếu tăng và số cổ phiếu giảm “cân sức” nhau trên sàn giao dịch New York.
Ngày 19/2, tại New York, giá dầu thô giao tháng Ba tăng 4,51 USD (4,7%), tái lập mốc 100,01 USD/thùng, giá đóng cửa cao kỷ lục. Giá xăng giao tháng Ba cũng leo thêm 4,4%, đóng cửa ở mốc kỷ lục 2,6031 USD/gallon.
Exxon thêm được 1,64 USD lên mức 87,01 USD. Chevron Corp., công ty dầu lửa lớn thứ hai của Mỹ tăng 1,23 USD, đạt 84,83 USD.
S&P 500 - Năng lượng nhảy thêm 2,5% lên mức cao nhất tính từ 15/1. Thước đo của 36 thành viên này đã leo thêm được 26% kể từ năm ngoái, mức tăng trưởng tốt đẹp nhất trong 10 ngành. S&P 500 - Vật liệu thêm 1,9%, đẩy mức thăng tiến trong 12 tháng lên con số 8,7%.
“Xét chung, giá dầu cao không ủng hộ nền kinh tế. Các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng và đang bán ra những cổ phiếu rủi ro hơn” Sam Rahman, chuyên viên quản lý quỹ tại Baring Asset Management Inc., Boston nói.
Các cổ phiếu tài chính cũng sụt giảm với lo ngại tình trạng lạm phát leo thang sẽ khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ kém “năng nổ” trong việc tiếp tục cắt giảm chi phí vay vốn.
Nhóm các cổ phiếu tài chính trong S&P 500 mất 0,8% sau khi các nhà đầu tư rút lại “lá bài đặt cược” vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ hạ lãi suất cho vay 3/4 điểm phần trăm, thay vào đó có thể là mức cắt giảm thấp hơn.
Merrill Lynch & Co., ông chủ môi giới lớn nhất nước Mỹ mất 1,51 USD, chỉ còn 50,13 USD. Bear Stearns Cos., công ty chứng khoán lớn thứ năm nước này cũng mất giá 2,77 USD, xuống mức 80,02 USD.
19/2 cũng là ngày đầu tiên thước đo Dow đón thêm hai thành viên mới là Chevron và Bank of America Corp. thay thế hai tập đoàn cũ là Altria Group Inc. và Honeywell International Inc. Đây cũng là lần đầu tiên hàn thử biểu này có sự thay đổi thành viên kể từ tháng 4/2004.
Bank of America, ông chủ cho vay lớn nhất nước Mỹ trượt 3%, chỉ còn 42,67 USD. Altria, công ty thuốc lá có trụ sở ở New York tăng 40 cents lên mức 72,93 USD. Honeywell, nhà sản xuất thiết bị điều khiển máy bay lớn nhất thế giới cũng leo thêm được 37 cents, chuyển nhượng ở mức 56,41 USD.
Nhóm các công ty y tế có mặt trong S&P 500 tiến 0,5% và là nhóm có bước thăng tiến đáng kể nhất trong 10 ngành.
Russell 2000, hàn thử biểu của các công ty tầm trung của Mỹ tiến thêm 0,1%, đạt 702,34 điểm. Dow Jones Wilshire 5000, thước đo rộng nhất của các cổ phiếu Mỹ mất 7 điểm, chỉ còn 13.645,71. Do sự sụt giảm này, giá trị chứng khoán hao hụt 8,8 tỷ USD. Chỉ số MSCI-Châu Á Thái Bình Dương cũng tăng được 1,5%, mức cao nhất trong 2 tuần.
Cả thị trường khu vực châu Á ngày hôm nay cũng chứng kiến một phiên “thất bại” to lớn, hàn thử biểu của khu vực này chịu mức tổn thất nhiều nhất trong hai tuần qua khi thị trường tiếp tục lo ngại sẽ còn phải đón nhận thêm những thông tin thua lỗ có liên quan đến “subprime” và tác động to lớn từ giá dầu kỷ lục.
Lúc 6:33 tối 20/2 tại Tokyo, MSCI-Châu Á Thái Bình Dương giảm 2,7%, chỉ còn 142,12 điểm, bước lùi sâu nhất của chỉ số này tính từ 6/2. Chỉ số này đã sụt giảm 9,9% trong năm nay vì những khoản lỗ đang được thổi phồng do những khoản đầu tư vào thế chấp họ Subprime.
Nikkei 225 của Nhật lún thêm 3,3% chỉ còn 13.310,37 điểm. Mitsubishi UFJ, ngân hàng đại chúng lớn nhất nước Nhật, mất 4,4%, giao dịch ở mức 919 yen, bước lùi mạnh nhất tính từ 6/2.
Các chỉ số chứng khoán quốc gia khác ở châu Á đều tụt dốc ở mức đáng kể 1-3%.