Doanh nghiệp Nhà nước, FDI có thể phải báo cáo Tổng cục Thống kê
Tổng cục Thổng kê xin ý kiến vào dự thảo chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, FDI
Tổng cục Thổng kê vừa công bố dự thảo chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) để lấy ý kiến đóng góp.
Bản dự thảo quyết định của Thủ tướng quy định, các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả các tập đoàn kinh tế và văn phòng, công ty trực thuộc), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 100% đến chiến tỷ trọng chi phối phải có báo cáo thống kê tháng, quý, 6 tháng và năm gửi Tổng cục Thống kê, cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên và ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Cụ thể, nội dung phải báo cáo bao gồm: tình hình hoạt động (kết quả sản xuất kinh doanh, thuế và các khoản phí phải nộp, vốn đầu tư thực hiện…); vấn đề lao động (số lượng, thu nhập của người lao động…); hoạt động nghiên cứu khoa học (số lượng cán bộ nghiên cứu, chi phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, chỉ tiêu về ứng dụng khoa học, về công nghệ thông tin…); chỉ tiêu về xử lý rác thải doanh nghiệp và bảo vệ môi trường; các nhóm chỉ tiêu về đào tạo nghệ, tai nạn lao động.
Theo dự thảo tờ trình Thủ tướng Chính phủ, quy định mới này nhằm tổng hợp số liệu đáp ứng yêu cầu của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã; phục vụ cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, là một trong những nội dung thuộc đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trước đó, Luật Thống kê, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đều có quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo thống kê. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng thiếu chỉ tiêu, số liệu không nhất quán, thiếu tính khả thi; mặt khác các chế độ báo cáo thống kê này đã lạc hậu không phù hợp với thực tiễn hiện nay, dẫn đến việc tổng hợp chung của các cấp, các ngành rất khó khăn, cơ quan soạn thảo nhìn nhận.
“Có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu thông tin thống kê. Thừa đối với những chỉ tiêu chủ yếu thuộc thẩm quyền điều hành của doanh nghiệp, nhưng vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo. Thiếu những chỉ tiêu phục vụ việc quản lý điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước”, dự thảo tờ trình Thủ tướng cho biết.
Bản dự thảo quyết định của Thủ tướng quy định, các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả các tập đoàn kinh tế và văn phòng, công ty trực thuộc), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 100% đến chiến tỷ trọng chi phối phải có báo cáo thống kê tháng, quý, 6 tháng và năm gửi Tổng cục Thống kê, cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên và ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Cụ thể, nội dung phải báo cáo bao gồm: tình hình hoạt động (kết quả sản xuất kinh doanh, thuế và các khoản phí phải nộp, vốn đầu tư thực hiện…); vấn đề lao động (số lượng, thu nhập của người lao động…); hoạt động nghiên cứu khoa học (số lượng cán bộ nghiên cứu, chi phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, chỉ tiêu về ứng dụng khoa học, về công nghệ thông tin…); chỉ tiêu về xử lý rác thải doanh nghiệp và bảo vệ môi trường; các nhóm chỉ tiêu về đào tạo nghệ, tai nạn lao động.
Theo dự thảo tờ trình Thủ tướng Chính phủ, quy định mới này nhằm tổng hợp số liệu đáp ứng yêu cầu của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã; phục vụ cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, là một trong những nội dung thuộc đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trước đó, Luật Thống kê, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đều có quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo thống kê. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng thiếu chỉ tiêu, số liệu không nhất quán, thiếu tính khả thi; mặt khác các chế độ báo cáo thống kê này đã lạc hậu không phù hợp với thực tiễn hiện nay, dẫn đến việc tổng hợp chung của các cấp, các ngành rất khó khăn, cơ quan soạn thảo nhìn nhận.
“Có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu thông tin thống kê. Thừa đối với những chỉ tiêu chủ yếu thuộc thẩm quyền điều hành của doanh nghiệp, nhưng vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo. Thiếu những chỉ tiêu phục vụ việc quản lý điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước”, dự thảo tờ trình Thủ tướng cho biết.