Gạo cấp thấp của Việt Nam không bán nổi tấn nào!
Bài học về việc trồng lúa chất lượng thấp khó bán khi thị trường không có nhu cầu không phải chưa xảy ra
Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam ký bán mới được 430 nghìn tấn gạo, trong đó chỉ là gạo cao cấp, gạo thơm hoặc nếp, còn gạo cấp thấp (25% tấm) hoàn toàn không bán được tấn nào!
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh có một “chân lý” mà bất cứ ai cũng biết là “chỉ bán cái mà thị trường mua chứ không thể bán cái mà thị trường không có nhu cầu”. Thế nhưng khi xuống giống lúa đông - xuân 2012, nhiều bà con nông dân ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn cứ thích chọn giống lúa cấp thấp để trồng..
Bài học về việc trồng lúa chất lượng thấp khó bán khi thị trường không có nhu cầu không phải chưa xảy ra. Còn nhớ gần cuối năm 2008, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị tồn đọng cả hàng trăm nghìn tấn lúa IR 50404, bà con nông dân không bán lúa được lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần.
Việc gạo cấp thấp “bí” đầu ra không chỉ gây thua lỗ cho bà con nông dân mà còn là gánh nặng cho nhà nước và hiệp hội.
Trong số 430 nghìn tấn gạo mới ký bán có 250 nghìn tấn là hợp đồng tập trung (Malaysia 200 nghìn tấn và Indonesia 50 nghìn tấn) còn lại 180 nghìn tấn bán theo hợp đồng thương mại chủ yếu là gạo thơm, nếp và gạo cao cấp (5% tấm) còn gạo cấp thấp thì vẫn chưa bán được vì chưa có thị trường.
Tỉnh Đồng Tháp có trên 130 ngàn ha đất trồng lúa, vụ lúa đông - xuân này cả tỉnh đã gieo sạ trên 50% diện tích lúa chất lượng thấp. Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, mặc dù ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân không nên trồng các giống lúa chất lượng thấp, nhưng bà con vẫn cứ trồng.
Trong các vụ lúa trước ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo, tuy nhiên, khi bà con trồng thì bán được với giá tốt. Vì vậy, trong vụ lúa đông - xuân 2011/2012 này bà con vẫn cứ xuống giống lúa IR 50404.
Ban chấp hành Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, mấy tháng nay ở thị trường châu Phi, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ bán được gạo cấp cao, còn gạo cấp thấp đang “bí” đầu ra, vì đụng phải gạo cấp thấp của Ấn Độ.
Hiện tại gạo cấp thấp của Việt Nam chỉ kỳ vọng vào thị trường Philippines và xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Thế nhưng đến nay hai thị trường này vẫn chưa cho thấy tín hiệu lạc quan. Việc gạo cấp thấp không có thị trường trong năm 2012 cũng đã được VFA báo động ngay từ những tháng cuối năm 2011.
Theo VFA, để tiêu thụ gạo cấp thấp, hiện có hai hướng giải quyết. (1) Nếu tình hình gạo cấp thấp xuất biên mậu vào Trung Quốc diễn biến tốt thì nên khuyến khích để tiêu thụ lúa cấp thấp. (2) VFA đang tập trung vào thị trường Philippines để làm thế nào nắm cho được thị trường này.
Chủ trương trên đã được Chính phủ và Bộ Công Thương thống nhất. Riêng thị trường châu Phi trước mắt vẫn phải chờ vì nếu Việt Na, hạ giá bán gạo thấp quá thì sẽ gây thiệt thòi cho nông dân.
Việc phải tìm đầu ra cho một khối lượng lớn gạo chất lượng thấp trong nước trong vụ lúa đông - xuân 2011/2012 trong điều kiện thị trường không có nhu cầu quả là việc không dễ dàng chút nào. Thêm vào đó, ngành lương thực còn có một bất lợi lớn nữa là khối lượng lúa chất lượng thấp của bà con nông dân các tỉnh Campuchia giáp biên giới Việt Nam và nông dân Việt Nam sang nước bạn thuê đất trồng lúa cũng đang thu hoạch và đang chuyển lượng lúa này về Việt Nam. Đây cũng là một áp lực nữa cho VFA.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh có một “chân lý” mà bất cứ ai cũng biết là “chỉ bán cái mà thị trường mua chứ không thể bán cái mà thị trường không có nhu cầu”. Thế nhưng khi xuống giống lúa đông - xuân 2012, nhiều bà con nông dân ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn cứ thích chọn giống lúa cấp thấp để trồng..
Bài học về việc trồng lúa chất lượng thấp khó bán khi thị trường không có nhu cầu không phải chưa xảy ra. Còn nhớ gần cuối năm 2008, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị tồn đọng cả hàng trăm nghìn tấn lúa IR 50404, bà con nông dân không bán lúa được lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần.
Việc gạo cấp thấp “bí” đầu ra không chỉ gây thua lỗ cho bà con nông dân mà còn là gánh nặng cho nhà nước và hiệp hội.
Trong số 430 nghìn tấn gạo mới ký bán có 250 nghìn tấn là hợp đồng tập trung (Malaysia 200 nghìn tấn và Indonesia 50 nghìn tấn) còn lại 180 nghìn tấn bán theo hợp đồng thương mại chủ yếu là gạo thơm, nếp và gạo cao cấp (5% tấm) còn gạo cấp thấp thì vẫn chưa bán được vì chưa có thị trường.
Tỉnh Đồng Tháp có trên 130 ngàn ha đất trồng lúa, vụ lúa đông - xuân này cả tỉnh đã gieo sạ trên 50% diện tích lúa chất lượng thấp. Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, mặc dù ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân không nên trồng các giống lúa chất lượng thấp, nhưng bà con vẫn cứ trồng.
Trong các vụ lúa trước ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo, tuy nhiên, khi bà con trồng thì bán được với giá tốt. Vì vậy, trong vụ lúa đông - xuân 2011/2012 này bà con vẫn cứ xuống giống lúa IR 50404.
Ban chấp hành Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, mấy tháng nay ở thị trường châu Phi, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ bán được gạo cấp cao, còn gạo cấp thấp đang “bí” đầu ra, vì đụng phải gạo cấp thấp của Ấn Độ.
Hiện tại gạo cấp thấp của Việt Nam chỉ kỳ vọng vào thị trường Philippines và xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Thế nhưng đến nay hai thị trường này vẫn chưa cho thấy tín hiệu lạc quan. Việc gạo cấp thấp không có thị trường trong năm 2012 cũng đã được VFA báo động ngay từ những tháng cuối năm 2011.
Theo VFA, để tiêu thụ gạo cấp thấp, hiện có hai hướng giải quyết. (1) Nếu tình hình gạo cấp thấp xuất biên mậu vào Trung Quốc diễn biến tốt thì nên khuyến khích để tiêu thụ lúa cấp thấp. (2) VFA đang tập trung vào thị trường Philippines để làm thế nào nắm cho được thị trường này.
Chủ trương trên đã được Chính phủ và Bộ Công Thương thống nhất. Riêng thị trường châu Phi trước mắt vẫn phải chờ vì nếu Việt Na, hạ giá bán gạo thấp quá thì sẽ gây thiệt thòi cho nông dân.
Việc phải tìm đầu ra cho một khối lượng lớn gạo chất lượng thấp trong nước trong vụ lúa đông - xuân 2011/2012 trong điều kiện thị trường không có nhu cầu quả là việc không dễ dàng chút nào. Thêm vào đó, ngành lương thực còn có một bất lợi lớn nữa là khối lượng lúa chất lượng thấp của bà con nông dân các tỉnh Campuchia giáp biên giới Việt Nam và nông dân Việt Nam sang nước bạn thuê đất trồng lúa cũng đang thu hoạch và đang chuyển lượng lúa này về Việt Nam. Đây cũng là một áp lực nữa cho VFA.