Giá xăng bán lẻ tại Mỹ xuống thấp nhất 33 tháng
Giá xăng bán lẻ trung bình tại Mỹ trong ngày hôm qua đã giảm xuống còn 3,18 USD/gallon, từ mức 3,24 USD tuần trước
Những dự báo về khả năng lượng cung ứng dầu thô tại Mỹ tiếp tục tăng mạnh trong tuần qua, đã khiến giá dầu tương lai giảm hơn 2% trong phiên giao dịch đêm qua, xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 5 tới nay.
Hôm qua, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nói rằng, trong năm nay các nước nằm ngoài tổ chức này sẽ sản xuất dầu nhiều hơn các mức dự tính, trong khi đó Cơ quan Năng lượng quốc tế dự đoán Mỹ có khả năng trở thành nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới trong vài năm tới.
Cụ thể, theo đánh giá của Cơ quan Năng lượng quốc tế, Mỹ sẽ sớm trở thành quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới vào năm 2015. Cơ quan này cũng cho rằng, phần đóng góp của Mỹ vào tăng trưởng sản lượng dầu thô toàn cầu sẽ từng bước được nâng dần lên cho tới giữa những năm 2020.
Trong khi đó, OPEC công bố báo cáo nói rằng các nước sản xuất dầu thô nằm ngoài tổ chức này đã đẩy mạnh sản lượng trong năm nay lên thêm 35.000 thùng/ngày. OPEC cũng nâng dự báo nhu cầu toàn cầu lên 34.000 thùng mỗi ngày và nhu cầu dầu OPEC giảm 300.000 thùng/ngày vào năm tới.
Bên cạnh sự ảnh hưởng từ những báo cáo của OPEC và Cơ quan Năng lượng quốc tế, phiên giao dịch năng lượng đêm qua, thị trường còn bị tác động mạnh từ những tin đồn xung quanh khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ rút bỏ các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng sớm hơn so với dự tính.
Hôm qua, trả lời kênh CNBC, Chủ tịch FED chi nhánh Dallas, ông Richard Fisher nói thị trường nên chuẩn bị với khả năng FED rút các biện pháp nới lỏng định lượng. Còn trên Bloomberg Radio, Chủ tịch FED khu vực Atlanta Dennis Lockhard cho biết động thái này có thể bắt đầu trong tháng tới.
Mặc dù vấn đề Iran vẫn tiếp tục có những ảnh hưởng lớn tới giao dịch dầu thô tương lai, nhưng với những bước tiến chậm chạp hiện nay trong đàm phán giữa Iran và phương Tây, nhiều khả năng dầu thô Iran vẫn chưa sớm tuôn chảy trên thị trường năng lượng quốc tế như mong đợi của giới phân tích.
Hiện tại Teheran và Liên hiệp quốc đã đạt được thỏa thuận về việc cho phép các thanh sát viên quốc tế được tiếp cận các cơ sở hạt nhân, động thái quan trọng giúp xoa dịu những lo ngại về chương trình phát triển hạt nhân của Iran, song cũng chưa đủ để phương Tây rút bỏ biện pháp trừng phạt Iran.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 trên sàn hàng hóa New York giảm mạnh tới 2,10 USD, tương ứng với mức giảm 2,2%, xuống còn 93,04 USD mỗi thùng. Đây là mức giá thấp nhất của dầu thô kỳ hạn loại này tính từ phiên giao dịch ngày 31/5 cho đến nay.
Trên sàn London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc đóng cửa ở mức 105,81 USD mỗi thùng, giảm 59 cent so với giá chốt của phiên liền trước, tương ứng với mức giảm 0,6%. Hiện khoảng chênh lệch giá giữa hai hợp đồng dầu thô giao sau tại New York và London đang ở mức 12,77 USD/thùng.
Giới đầu tư hiện đang tập trung vào các báo cáo về tình hình cung ứng năng lượng tại Mỹ tuần qua. Dự kiến vào cuối ngày 12/11 (giờ địa phương), Viện Dầu khí Mỹ sẽ công bố báo cáo đầu tiên. Tiếp đó đầu giờ giao dịch 13/11 (giờ địa phương) là báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Trở lại sàn giao dịch hàng hóa New York, kết thúc phiên đêm qua, giá xăng giao tháng 12 giảm 1 cent, tương ứng 0,4%, xuống 2,59 USD/gallon. Giá dầu sưởi giảm gần 4 cent, tương ứng 1,3%, xuống 2,85 USD/gallon. Giá khí đốt tăng được 4 cent, tương ứng với 1,2%, lên 3,62 USD/ triệu BTU.
Liên quan tới mức giá bán lẻ, theo tổ chức AAA, giá xăng tại Mỹ đã giảm xuống thấp nhất kể từ tháng 2/2011 tới nay. Cụ thể, theo báo cáo của AAA, giá xăng trung bình tại Mỹ trong ngày hôm qua đã giảm xuống còn 3,18 USD/gallon, từ mức 3,24 USD tuần trước và 3,34 USD vào tháng trước.
Hôm qua, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nói rằng, trong năm nay các nước nằm ngoài tổ chức này sẽ sản xuất dầu nhiều hơn các mức dự tính, trong khi đó Cơ quan Năng lượng quốc tế dự đoán Mỹ có khả năng trở thành nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới trong vài năm tới.
Cụ thể, theo đánh giá của Cơ quan Năng lượng quốc tế, Mỹ sẽ sớm trở thành quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới vào năm 2015. Cơ quan này cũng cho rằng, phần đóng góp của Mỹ vào tăng trưởng sản lượng dầu thô toàn cầu sẽ từng bước được nâng dần lên cho tới giữa những năm 2020.
Trong khi đó, OPEC công bố báo cáo nói rằng các nước sản xuất dầu thô nằm ngoài tổ chức này đã đẩy mạnh sản lượng trong năm nay lên thêm 35.000 thùng/ngày. OPEC cũng nâng dự báo nhu cầu toàn cầu lên 34.000 thùng mỗi ngày và nhu cầu dầu OPEC giảm 300.000 thùng/ngày vào năm tới.
Bên cạnh sự ảnh hưởng từ những báo cáo của OPEC và Cơ quan Năng lượng quốc tế, phiên giao dịch năng lượng đêm qua, thị trường còn bị tác động mạnh từ những tin đồn xung quanh khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ rút bỏ các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng sớm hơn so với dự tính.
Hôm qua, trả lời kênh CNBC, Chủ tịch FED chi nhánh Dallas, ông Richard Fisher nói thị trường nên chuẩn bị với khả năng FED rút các biện pháp nới lỏng định lượng. Còn trên Bloomberg Radio, Chủ tịch FED khu vực Atlanta Dennis Lockhard cho biết động thái này có thể bắt đầu trong tháng tới.
Mặc dù vấn đề Iran vẫn tiếp tục có những ảnh hưởng lớn tới giao dịch dầu thô tương lai, nhưng với những bước tiến chậm chạp hiện nay trong đàm phán giữa Iran và phương Tây, nhiều khả năng dầu thô Iran vẫn chưa sớm tuôn chảy trên thị trường năng lượng quốc tế như mong đợi của giới phân tích.
Hiện tại Teheran và Liên hiệp quốc đã đạt được thỏa thuận về việc cho phép các thanh sát viên quốc tế được tiếp cận các cơ sở hạt nhân, động thái quan trọng giúp xoa dịu những lo ngại về chương trình phát triển hạt nhân của Iran, song cũng chưa đủ để phương Tây rút bỏ biện pháp trừng phạt Iran.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 trên sàn hàng hóa New York giảm mạnh tới 2,10 USD, tương ứng với mức giảm 2,2%, xuống còn 93,04 USD mỗi thùng. Đây là mức giá thấp nhất của dầu thô kỳ hạn loại này tính từ phiên giao dịch ngày 31/5 cho đến nay.
Trên sàn London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc đóng cửa ở mức 105,81 USD mỗi thùng, giảm 59 cent so với giá chốt của phiên liền trước, tương ứng với mức giảm 0,6%. Hiện khoảng chênh lệch giá giữa hai hợp đồng dầu thô giao sau tại New York và London đang ở mức 12,77 USD/thùng.
Giới đầu tư hiện đang tập trung vào các báo cáo về tình hình cung ứng năng lượng tại Mỹ tuần qua. Dự kiến vào cuối ngày 12/11 (giờ địa phương), Viện Dầu khí Mỹ sẽ công bố báo cáo đầu tiên. Tiếp đó đầu giờ giao dịch 13/11 (giờ địa phương) là báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Trở lại sàn giao dịch hàng hóa New York, kết thúc phiên đêm qua, giá xăng giao tháng 12 giảm 1 cent, tương ứng 0,4%, xuống 2,59 USD/gallon. Giá dầu sưởi giảm gần 4 cent, tương ứng 1,3%, xuống 2,85 USD/gallon. Giá khí đốt tăng được 4 cent, tương ứng với 1,2%, lên 3,62 USD/ triệu BTU.
Liên quan tới mức giá bán lẻ, theo tổ chức AAA, giá xăng tại Mỹ đã giảm xuống thấp nhất kể từ tháng 2/2011 tới nay. Cụ thể, theo báo cáo của AAA, giá xăng trung bình tại Mỹ trong ngày hôm qua đã giảm xuống còn 3,18 USD/gallon, từ mức 3,24 USD tuần trước và 3,34 USD vào tháng trước.