HSBC: Nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam đã “kỹ tính” hơn
Báo cáo mới đây của Ngân hàng HSBC cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một số chuyển biến tích cực
Trong báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam ra ngày 6/5, Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một số chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn giữ quan điểm thận trọng về sự phục hồi xa hơn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Báo cáo cho rằng, từ đầu năm tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến mức độ lên xuống mạnh của giá cổ phiếu, tương tự những gì diễn ra trên thị trường toàn cầu. Trong thời gian từ 24/2 đến 14/4, VN-Index đã tăng 47%, trước khi giảm trở lại khoảng 8% trong thời gian còn lại của tháng 4. Từ đầu năm tới nay, chỉ số này hiện đã tăng 1%.
Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index nếu tính theo USD đã tăng kém hơn chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương trừ Nhật Bản 10,1%.
Những chuyển biến tích cực
Một yếu tố đáng chú ý trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm tới thời điểm này là sự khác biệt tương đối lớn giữa sự lên xuống của giá các cổ phiếu. Dường như, các nhà đầu tư Việt Nam cuối cùng đã lựa chọn kỹ hơn khi mua cổ phiếu, thay vì mua theo cảm tính như trước đây.
Các chuyên gia của HSBC nhận định, một vài yếu tố khác cũng đã có chuyển biến tích cực. Khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường trong đợt phục hồi gần đây đã tăng lên. Trong đó, riêng trong tháng 4, khối lượng trung bình ngày của cả hai sàn cộng lại đạt 69 triệu USD, cao nhất từ tháng 9 năm ngoái.
Ngoài ra, nhờ giá cổ phiếu tăng, nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường đủ lớn để các nhà đầu tư ngoại rót vốn cũng tăng lên. Hiện đang có 8 cổ phiếu có giá trị vốn hóa từ 500 triệu USD trở lên, so với 4 cổ phiếu ở thời điểm cuối tháng 2.
Tuy nhiên, báo cáo của HSBC cũng cho thấy, các nhà đầu tư ngoại không phải là đối tượng chèo lái đợt phục hồi này của thị trường chứng khoán Việt Nam. Lượng mua vào của khối ngoại đã co lại tới mức gần như không có gì.
Từ đầu năm tới nay, lượng mua ròng cổ phiếu Việt Nam của khối ngoại chỉ là 3 triệu USD. Sau một thời gian bán ròng trong quý 4/2008, hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam về cơ bản gần như là trung tính, với các hoạt động bên phía mua và phía bán cùng ít.
Theo số liệu của HSBC, hiện khối ngoại vẫn chiếm khoảng 1/5 khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng có vẻ như lượng vốn nước ngoài mới chảy vào thị trường này là rất hạn chế. Trong đó, các hoạt động của khối ngoại tập trung vào việc tái cân bằng danh mục đầu tư của các quỹ quốc gia đóng.
Các chuyên gia thực hiện báo cáo nhận định, một lý do dẫn tới tình trạng này là do tính thanh khoản của đồng VND đã giảm sút và hoạt động chuyển đổi tiền bán cổ phiếu từ VND sang USD gặp khó khăn.
Ngược lại, thời gian qua xuất hiện nhiều thông tin cho thấy các nhà đầu tư nhỏ lẻ của Việt Nam, trong đó có cả những bà nội trợ, lại trở nên hứng thú với cổ phiếu. Có vẻ như cơn sốt vàng của năm ngoái đã hạ nhiệt, cùng với việc Việt Nam đã xuất đi một lượng vàng đáng kể trong thời gian qua.
Vẫn thận trọng
Về giá trị của các cổ phiếu, HSBC cho rằng, khó mà có thể xác định rõ giá trị của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm này. Hệ số giá/thu nhập (P/E) trên sàn Tp.HCM dựa trên mức lợi nhuận của năm 2008 hiện là 12,9 lần. Nhưng con số này không cho thấy được gì nhiều nếu như không đoán định được “đường đi nước bước” của lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trong năm nay.
Năm 2008, thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu (EPS) của các cổ phiếu niêm yết đã giảm 34% do các doanh nghiệp vào sổ những khoản thua lỗ phát sinh từ đầu tư vào thị trường địa ốc và chứng khoán. HSBC tạm thời coi lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ đi ngang trong năm nay. Mặc dù vậy, lợi nhuận quý 1 của một số ít doanh nghiệp đã công bố tính tới thời điểm này cho thấy, tình hình lợi nhuận có thể tệ hơn thế.
Hiện mới chỉ có 7 doanh nghiệp niêm yết lớn công bố lợi nhuận quý đầu năm, trong đó lợi nhuận sau thuế của tất cả các doanh nghiệp này đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong nửa sau của năm, việc so sánh tình hình lợi nhuận năm nay với năm ngoái sẽ dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp tới thời điểm này nhìn chung đều đưa ra dự báo khá khả quan. Do đó, HSBC tiếp tục duy trì quan điểm cho rằng, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay sẽ đi ngang.
Do sự thiếu minh bạch trong vấn đề công bố lợi nhuận cũng như xác định giá trị của các cổ phiếu, ở thời điểm hiện tại, HSBC tiếp tục thận trọng về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam. Các chuyên gia của ngân hàng này cho rằng, thị trường Việt Nam vẫn là một thị trường nhiều biến động và có độ minh bạch thấp.
Báo cáo nhận định, trên thị trường Việt Nam vẫn đang có những cổ phiếu có giá trị hợp lý và triển vọng tốt trong dài hạn. Tuy nhiên, các chuyên gia thực hiện báo cáo cho rằng, trong bối cảnh giá cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán châu Á đang nổi lên đang rẻ và sự thận trọng trước rủi ro của các nhà đầu tư toàn cầu còn ở mức cao, họ nhận thấy sức hấp dẫn lớn hơn và mức độ rủi ro thấp hơn ở những thị trường khác trong khu vực.
Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn giữ quan điểm thận trọng về sự phục hồi xa hơn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Báo cáo cho rằng, từ đầu năm tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến mức độ lên xuống mạnh của giá cổ phiếu, tương tự những gì diễn ra trên thị trường toàn cầu. Trong thời gian từ 24/2 đến 14/4, VN-Index đã tăng 47%, trước khi giảm trở lại khoảng 8% trong thời gian còn lại của tháng 4. Từ đầu năm tới nay, chỉ số này hiện đã tăng 1%.
Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index nếu tính theo USD đã tăng kém hơn chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương trừ Nhật Bản 10,1%.
Những chuyển biến tích cực
Một yếu tố đáng chú ý trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm tới thời điểm này là sự khác biệt tương đối lớn giữa sự lên xuống của giá các cổ phiếu. Dường như, các nhà đầu tư Việt Nam cuối cùng đã lựa chọn kỹ hơn khi mua cổ phiếu, thay vì mua theo cảm tính như trước đây.
Các chuyên gia của HSBC nhận định, một vài yếu tố khác cũng đã có chuyển biến tích cực. Khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường trong đợt phục hồi gần đây đã tăng lên. Trong đó, riêng trong tháng 4, khối lượng trung bình ngày của cả hai sàn cộng lại đạt 69 triệu USD, cao nhất từ tháng 9 năm ngoái.
Ngoài ra, nhờ giá cổ phiếu tăng, nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường đủ lớn để các nhà đầu tư ngoại rót vốn cũng tăng lên. Hiện đang có 8 cổ phiếu có giá trị vốn hóa từ 500 triệu USD trở lên, so với 4 cổ phiếu ở thời điểm cuối tháng 2.
Tuy nhiên, báo cáo của HSBC cũng cho thấy, các nhà đầu tư ngoại không phải là đối tượng chèo lái đợt phục hồi này của thị trường chứng khoán Việt Nam. Lượng mua vào của khối ngoại đã co lại tới mức gần như không có gì.
Từ đầu năm tới nay, lượng mua ròng cổ phiếu Việt Nam của khối ngoại chỉ là 3 triệu USD. Sau một thời gian bán ròng trong quý 4/2008, hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam về cơ bản gần như là trung tính, với các hoạt động bên phía mua và phía bán cùng ít.
Theo số liệu của HSBC, hiện khối ngoại vẫn chiếm khoảng 1/5 khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng có vẻ như lượng vốn nước ngoài mới chảy vào thị trường này là rất hạn chế. Trong đó, các hoạt động của khối ngoại tập trung vào việc tái cân bằng danh mục đầu tư của các quỹ quốc gia đóng.
Các chuyên gia thực hiện báo cáo nhận định, một lý do dẫn tới tình trạng này là do tính thanh khoản của đồng VND đã giảm sút và hoạt động chuyển đổi tiền bán cổ phiếu từ VND sang USD gặp khó khăn.
Ngược lại, thời gian qua xuất hiện nhiều thông tin cho thấy các nhà đầu tư nhỏ lẻ của Việt Nam, trong đó có cả những bà nội trợ, lại trở nên hứng thú với cổ phiếu. Có vẻ như cơn sốt vàng của năm ngoái đã hạ nhiệt, cùng với việc Việt Nam đã xuất đi một lượng vàng đáng kể trong thời gian qua.
Vẫn thận trọng
Về giá trị của các cổ phiếu, HSBC cho rằng, khó mà có thể xác định rõ giá trị của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm này. Hệ số giá/thu nhập (P/E) trên sàn Tp.HCM dựa trên mức lợi nhuận của năm 2008 hiện là 12,9 lần. Nhưng con số này không cho thấy được gì nhiều nếu như không đoán định được “đường đi nước bước” của lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trong năm nay.
Năm 2008, thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu (EPS) của các cổ phiếu niêm yết đã giảm 34% do các doanh nghiệp vào sổ những khoản thua lỗ phát sinh từ đầu tư vào thị trường địa ốc và chứng khoán. HSBC tạm thời coi lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ đi ngang trong năm nay. Mặc dù vậy, lợi nhuận quý 1 của một số ít doanh nghiệp đã công bố tính tới thời điểm này cho thấy, tình hình lợi nhuận có thể tệ hơn thế.
Hiện mới chỉ có 7 doanh nghiệp niêm yết lớn công bố lợi nhuận quý đầu năm, trong đó lợi nhuận sau thuế của tất cả các doanh nghiệp này đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong nửa sau của năm, việc so sánh tình hình lợi nhuận năm nay với năm ngoái sẽ dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp tới thời điểm này nhìn chung đều đưa ra dự báo khá khả quan. Do đó, HSBC tiếp tục duy trì quan điểm cho rằng, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay sẽ đi ngang.
Do sự thiếu minh bạch trong vấn đề công bố lợi nhuận cũng như xác định giá trị của các cổ phiếu, ở thời điểm hiện tại, HSBC tiếp tục thận trọng về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam. Các chuyên gia của ngân hàng này cho rằng, thị trường Việt Nam vẫn là một thị trường nhiều biến động và có độ minh bạch thấp.
Báo cáo nhận định, trên thị trường Việt Nam vẫn đang có những cổ phiếu có giá trị hợp lý và triển vọng tốt trong dài hạn. Tuy nhiên, các chuyên gia thực hiện báo cáo cho rằng, trong bối cảnh giá cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán châu Á đang nổi lên đang rẻ và sự thận trọng trước rủi ro của các nhà đầu tư toàn cầu còn ở mức cao, họ nhận thấy sức hấp dẫn lớn hơn và mức độ rủi ro thấp hơn ở những thị trường khác trong khu vực.