“Kem Tràng Tiền”: Hội đồng Quản trị sẽ kiện Giám đốc
Hội đồng Quản trị đã quyết định đình chỉ công việc của Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Tràng Tiền từ ngày 23/7
Từ cuối năm 2008 đến nay, tại Công ty Cổ phần Tràng Tiền đã liên tục xảy ra những vụ việc lộn xộn, ẩu đả, nguyên nhân là do người lao động bất đồng với Hội đồng Quản trị Công ty về cách thức trả lương.
Ngày 23/7, công ty này đã tổ chức họp báo giải trình vấn đề “trích % lợi nhuận sau thuế để chi trả lương hiệu quả kinh doanh theo đề nghị của người lao động”.
“Sóng gió” từ khi thay đổi Hội đồng Quản trị
Ra đời từ năm 1959, đến nay "Kem Tràng Tiền" là thương hiệu ẩm thực nổi tiếng của Công ty Cổ phần Tràng Tiền, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội.
Công ty Cổ phần Tràng Tiền là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước, với toàn bộ cổ phần ban đầu được bán cho nội bộ người lao động.
Đến nay, người lao động của Công ty, trong đó có cả những cổ đông sáng lập có tên trong đăng ký thành lập Công ty lần đầu, đã chuyển nhượng trên 99% cổ phần cho các cổ đông bên ngoài.
Tháng 9/2008, Công ty tổ chức họp Đại hội cổ đông bất thường, đi đến thống nhất là ông Hà Trọng Nam, người nắm giữ hơn 92% số lượng cổ phiếu của Công ty hiện tại làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Ngày 15/10/2008, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận kinh doanh mới. Chỉ 3 ngày sau, Hội đồng Quản trị mới ra mắt, bộ máy quản lý Công ty về cơ bản vẫn chưa có thay đổi lớn, chức vụ giám đốc điều hành và kế toán trưởng vẫn giữ nguyên.
Các chính sách, chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản phụ cấp..., Công ty vẫn thực hiện như trước ngày 15/10/2008.
Tuy nhiên, ngày 4/11/2008, Giám đốc điều hành và Kế toán trưởng đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty đã yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị thanh toán chi trả “lương hiệu quả kinh doanh bằng 50% lợi nhuận sau thuế” cho cán bộ công nhân viên.
Nhận thấy yêu cầu nêu trên hoàn toàn không có cơ sở pháp lý vì điều lệ Công ty, quy chế lương của Công ty đã đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không có quy định này, trong khi giám đốc và kế toán trưởng không đưa ra được các văn bản thỏa thuận giữa Hội đồng Quản trị tiền nhiệm và ban chấp hành công đoàn về nội dung nêu trên, nên Chủ tịch Hội đồng Quản trị không thể duyệt chi.
Ngày 12/11/2008, nhiều người lao động trong Công ty đã quá khích, gây mất trật tự trong khu vực làm việc và văn phòng Công ty. Sự việc này kéo dài suốt nhiều ngày, khiến Công ty đã phải tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh một thời gian.
Sau đó, Ban giám đốc cùng với đại diện Hội đồng Quản trị quản trị và công đoàn cùng nhau xây dựng cơ chế trả lương kinh doanh dựa trên số liệu về hiệu quả kinh doanh, theo tỷ lệ lợi nhuận thu được hàng tháng để Hội đồng Quản trị phê duyệt, dự định áp dụng muộn nhất từ 1/1/2009.
Nhưng đến nay, cơ chế chi trả lương này vẫn không xây dựng được, vì người lao động yêu cầu chia 50% lợi nhuận sau thuế, còn Hội đồng Quản trị chỉ chấp nhận chia 5%.
Ngày 2/7/2009, lại tiếp tục xảy ra vụ lộn xộn, ẩu đả giữa những người trong Công ty, khiến lực lượng an ninh phường đến mới lập lại được trật tự.
Không có lương “hiệu quả kinh doanh”
Ông Lê Kim Thắng, Giám đốc điều hành và bà kế toán trưởng Phan Thị Thảo đã vắng mặt trong buổi họp báo. Ông Lê Khả Hưng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cho biết: Hội đồng Quản trị đã gửi giấy mời đến giám đốc và kế toán trưởng có ký nhận hẳn hoi. Sau đó, lại nhận được đơn xin từ chối cuộc họp của 2 người này, trong đó nói lý do: “Chúng tôi không nhất trí cuộc họp báo này. Chúng tôi đã có những kiến nghị lên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, nhưng ông đã không giải quyết, mà cho xã hội đen đến quay phim, áp chế chúng tôi. Đã 20 ngày nay, ông không có mặt ở Công ty để giải quyết kiến nghị của chúng tôi”.
Việc này được ông Nam khẳng định rằng đó là sự bịa đặt. Ông Nam đã giải thích rằng, trong 20 ngày từ đầu tháng 7/2009, ông đi công tác nước ngoài, nên không biết để giải quyết những sự việc lộn xộn đó.
Việc ông Thắng và bà Thảo phát ngôn rằng kem Tràng Tiền ở Tp.HCM là kem rởm, theo ông Nam, là hành vi vu khống, gây hại đến thương hiệu và lợi ích kinh doanh của Công ty, khiến các đối tác khiếu nại.
Vì vậy, ông Hà Trọng Nam nhấn mạnh: “Hội đồng Quản trị đã ra quyết định đình chỉ công việc đối với ông Thắng và bà Thảo từ ngày hôm nay (23/7/2009). Đồng thời, chúng tôi sẽ khởi kiện 2 người này ra tòa án”.
Ông Nam bày tỏ thêm: Hội đồng Quản trị đã sơ suất vì không cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí, khiến ông Thắng và bà Thảo lợi dụng để phát ngôn phá rối Công ty.
Hiện, Công ty Cổ phần Tràng Tiền có khoảng 140 công nhân viên. Thu nhập người lao động trong Công ty đang lĩnh từ đầu năm đến nay cao hơn so với thang lương Công ty đã đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, tương ứng với doanh nghiệp hạng 3.
Trên bảng thanh toán tiền lương tháng 6/2009, lương cao nhất thuộc về bà kế toán trưởng Phan Thị Thảo với số tiền 5.409.600 đồng; lương bình quân của các bộ phận khác: quản lý là 4,6 triệu đồng, khối văn phòng là 3,9 triệu đồng, khối kinh doanh bán hàng là 3 triệu đồng, khối sản xuất và khách sạn là 2,7 triệu đồng.
Luật sư Vũ Xuân Tiền nhận định: căn cứ vào Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không có bất kỳ quy định nào buộc doanh nghiệp phải chi trả lương hiệu quả kinh doanh từ lợi nhuận sau thuế. Đối với công ty nhà nước, thì lợi nhuận sau thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước, nếu doanh nghiệp tự ý lấy tiền này để chia thì đó là hành vi tham nhũng.
Đối với công ty cổ phần, lợi nhuận sau thuế là của các cổ đông. Nếu công ty hoạt động có lãi, các cổ đông được chia cổ tức từ lợi nhuận sau thuế, ngược lại, nếu công ty lỗ, thì cổ đông sẽ mất đi một phần số vốn góp. Những người vừa là lao động vừa là cổ đông, thì được hưởng hai quyền này, tức là được nhận lương và được chia cổ tức.
Bởi vậy, theo ông Tiền, việc người lao động đòi lấy lợi nhuận sau thuế để chia lương là sai với những quy định của pháp luật. Ngay cả việc cổ đông và Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tràng Tiền quyết định trích 5% từ lợi nhuận sau thuế để chi trả lương hiệu quả kinh doanh, cũng là không đúng về nội dung kinh tế của tiền lương. Lợi nhuận sau thuế chỉ có thể trích lập quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng. Bởi vậy, khoản tiền này nếu chia cho người lao động thì phải gọi là tiền thưởng chứ không phải là lương.
Ngày 23/7, công ty này đã tổ chức họp báo giải trình vấn đề “trích % lợi nhuận sau thuế để chi trả lương hiệu quả kinh doanh theo đề nghị của người lao động”.
“Sóng gió” từ khi thay đổi Hội đồng Quản trị
Ra đời từ năm 1959, đến nay "Kem Tràng Tiền" là thương hiệu ẩm thực nổi tiếng của Công ty Cổ phần Tràng Tiền, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội.
Công ty Cổ phần Tràng Tiền là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước, với toàn bộ cổ phần ban đầu được bán cho nội bộ người lao động.
Đến nay, người lao động của Công ty, trong đó có cả những cổ đông sáng lập có tên trong đăng ký thành lập Công ty lần đầu, đã chuyển nhượng trên 99% cổ phần cho các cổ đông bên ngoài.
Tháng 9/2008, Công ty tổ chức họp Đại hội cổ đông bất thường, đi đến thống nhất là ông Hà Trọng Nam, người nắm giữ hơn 92% số lượng cổ phiếu của Công ty hiện tại làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Ngày 15/10/2008, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận kinh doanh mới. Chỉ 3 ngày sau, Hội đồng Quản trị mới ra mắt, bộ máy quản lý Công ty về cơ bản vẫn chưa có thay đổi lớn, chức vụ giám đốc điều hành và kế toán trưởng vẫn giữ nguyên.
Các chính sách, chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản phụ cấp..., Công ty vẫn thực hiện như trước ngày 15/10/2008.
Tuy nhiên, ngày 4/11/2008, Giám đốc điều hành và Kế toán trưởng đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty đã yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị thanh toán chi trả “lương hiệu quả kinh doanh bằng 50% lợi nhuận sau thuế” cho cán bộ công nhân viên.
Nhận thấy yêu cầu nêu trên hoàn toàn không có cơ sở pháp lý vì điều lệ Công ty, quy chế lương của Công ty đã đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không có quy định này, trong khi giám đốc và kế toán trưởng không đưa ra được các văn bản thỏa thuận giữa Hội đồng Quản trị tiền nhiệm và ban chấp hành công đoàn về nội dung nêu trên, nên Chủ tịch Hội đồng Quản trị không thể duyệt chi.
Ngày 12/11/2008, nhiều người lao động trong Công ty đã quá khích, gây mất trật tự trong khu vực làm việc và văn phòng Công ty. Sự việc này kéo dài suốt nhiều ngày, khiến Công ty đã phải tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh một thời gian.
Sau đó, Ban giám đốc cùng với đại diện Hội đồng Quản trị quản trị và công đoàn cùng nhau xây dựng cơ chế trả lương kinh doanh dựa trên số liệu về hiệu quả kinh doanh, theo tỷ lệ lợi nhuận thu được hàng tháng để Hội đồng Quản trị phê duyệt, dự định áp dụng muộn nhất từ 1/1/2009.
Nhưng đến nay, cơ chế chi trả lương này vẫn không xây dựng được, vì người lao động yêu cầu chia 50% lợi nhuận sau thuế, còn Hội đồng Quản trị chỉ chấp nhận chia 5%.
Ngày 2/7/2009, lại tiếp tục xảy ra vụ lộn xộn, ẩu đả giữa những người trong Công ty, khiến lực lượng an ninh phường đến mới lập lại được trật tự.
Không có lương “hiệu quả kinh doanh”
Ông Lê Kim Thắng, Giám đốc điều hành và bà kế toán trưởng Phan Thị Thảo đã vắng mặt trong buổi họp báo. Ông Lê Khả Hưng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cho biết: Hội đồng Quản trị đã gửi giấy mời đến giám đốc và kế toán trưởng có ký nhận hẳn hoi. Sau đó, lại nhận được đơn xin từ chối cuộc họp của 2 người này, trong đó nói lý do: “Chúng tôi không nhất trí cuộc họp báo này. Chúng tôi đã có những kiến nghị lên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, nhưng ông đã không giải quyết, mà cho xã hội đen đến quay phim, áp chế chúng tôi. Đã 20 ngày nay, ông không có mặt ở Công ty để giải quyết kiến nghị của chúng tôi”.
Việc này được ông Nam khẳng định rằng đó là sự bịa đặt. Ông Nam đã giải thích rằng, trong 20 ngày từ đầu tháng 7/2009, ông đi công tác nước ngoài, nên không biết để giải quyết những sự việc lộn xộn đó.
Việc ông Thắng và bà Thảo phát ngôn rằng kem Tràng Tiền ở Tp.HCM là kem rởm, theo ông Nam, là hành vi vu khống, gây hại đến thương hiệu và lợi ích kinh doanh của Công ty, khiến các đối tác khiếu nại.
Vì vậy, ông Hà Trọng Nam nhấn mạnh: “Hội đồng Quản trị đã ra quyết định đình chỉ công việc đối với ông Thắng và bà Thảo từ ngày hôm nay (23/7/2009). Đồng thời, chúng tôi sẽ khởi kiện 2 người này ra tòa án”.
Ông Nam bày tỏ thêm: Hội đồng Quản trị đã sơ suất vì không cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí, khiến ông Thắng và bà Thảo lợi dụng để phát ngôn phá rối Công ty.
Hiện, Công ty Cổ phần Tràng Tiền có khoảng 140 công nhân viên. Thu nhập người lao động trong Công ty đang lĩnh từ đầu năm đến nay cao hơn so với thang lương Công ty đã đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, tương ứng với doanh nghiệp hạng 3.
Trên bảng thanh toán tiền lương tháng 6/2009, lương cao nhất thuộc về bà kế toán trưởng Phan Thị Thảo với số tiền 5.409.600 đồng; lương bình quân của các bộ phận khác: quản lý là 4,6 triệu đồng, khối văn phòng là 3,9 triệu đồng, khối kinh doanh bán hàng là 3 triệu đồng, khối sản xuất và khách sạn là 2,7 triệu đồng.
Luật sư Vũ Xuân Tiền nhận định: căn cứ vào Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không có bất kỳ quy định nào buộc doanh nghiệp phải chi trả lương hiệu quả kinh doanh từ lợi nhuận sau thuế. Đối với công ty nhà nước, thì lợi nhuận sau thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước, nếu doanh nghiệp tự ý lấy tiền này để chia thì đó là hành vi tham nhũng.
Đối với công ty cổ phần, lợi nhuận sau thuế là của các cổ đông. Nếu công ty hoạt động có lãi, các cổ đông được chia cổ tức từ lợi nhuận sau thuế, ngược lại, nếu công ty lỗ, thì cổ đông sẽ mất đi một phần số vốn góp. Những người vừa là lao động vừa là cổ đông, thì được hưởng hai quyền này, tức là được nhận lương và được chia cổ tức.
Bởi vậy, theo ông Tiền, việc người lao động đòi lấy lợi nhuận sau thuế để chia lương là sai với những quy định của pháp luật. Ngay cả việc cổ đông và Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tràng Tiền quyết định trích 5% từ lợi nhuận sau thuế để chi trả lương hiệu quả kinh doanh, cũng là không đúng về nội dung kinh tế của tiền lương. Lợi nhuận sau thuế chỉ có thể trích lập quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng. Bởi vậy, khoản tiền này nếu chia cho người lao động thì phải gọi là tiền thưởng chứ không phải là lương.