“Mất khách” như… USD!
Đồng USD của Mỹ - một thời thống trị thế giới - đang bước vào thời kỳ đen tối nhất
Đồng USD của Mỹ - một thời thống trị thế giới - đang bước vào thời kỳ đen tối nhất.
USD đã liên tục rớt giá thảm hại so với những đồng tiền khác trên thế giới. Giới phân tích cho rằng, USD mất giá và đang bị từ bỏ là do sự điều hành kinh tế kém cỏi của chính quyền Mỹ.
Tuần qua, tại châu Âu, đồng Euro có lúc đã lên tới mức kỷ lục mới 1,5625 USD/EUR; còn tại châu Á, 1 USD có lúc chỉ đổi được 99,75 Yên, mức thấp nhất trong 12 năm qua, do thị trường lo sợ kinh tế Mỹ trì trệ.
Thị phần dự trữ USD giảm mạnh
Việc đồng USD mất giá và nguy cơ khủng hoảng kinh tế Mỹ đã khiến thị phần USD trong dự trữ ngoại tệ của nhiều nước giảm mạnh. Ở Nga, chỉ số dự trữ USD giảm tới 30%. Theo các chuyên gia, xu hướng tới đây các nước sẽ dự trữ những ngoại tệ ổn định nhất, có thể là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng Rúp của Nga, đồng Rael của Brazil...
Tạp chí Time (Mỹ) cho rằng chính quyền của Tổng thống George W. Bush phải chịu trách nhiệm khi đã làm cho đồng tiền này tràn ngập thế giới, do không khống chế được mức thâm hụt thương mại.
Dưới thời Tổng thống Bush, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng gấp đôi lên hơn 700 tỷ USD trong ba năm qua và cao hơn 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Riêng thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã là 250 tỷ USD.
Mức thâm hụt thương mại khổng lồ cần được bù đắp hoặc bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài vào các tài sản sinh lợi mới ở Mỹ, hoặc bằng cách phát hành giấy ghi nợ. Đầu tư chỉ mang lại khoảng 10% lượng tiền cần thiết, do đó mỗi năm Mỹ phải bán đồng USD, trái phiếu, trái khoán công quỹ, các khoản tiền gửi và những giấy tờ có giá trị tương tự cho người nước ngoài.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có trách nhiệm quản lý các ngân hàng lớn của Mỹ và công việc của Chủ tịch FED Ben Bernanke là yêu cầu các ngân hàng này điều chỉnh phương thức kinh doanh và khôi phục thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ông Bernanke đã không thể đưa ra kế hoạch nào để giải quyết những vấn đề trên và thậm chí không thừa nhận sự cấp bách của tình hình.
Giới phân tích nhận định, nếu không có một hệ thống ngân hàng hoạt động tốt, nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái. Các nhà phân tích cho rằng, kinh tế Mỹ hiện đang thiếu tay lái vững, đặc biệt ở Bộ Tài chính và FED.
Kinh tế Mỹ đang thiếu tay lái vững
Trong nỗ lực "bơm" thêm nhiều tiền mặt để cứu thị trường tín dụng thế giới đang gặp khó khăn, ngày 11/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phối hợp Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ, tuyên bố tăng quỹ cho vay của cơ quan này thêm 200 tỷ USD.
Với biện pháp mới này, FED sẽ tăng cường khả năng thanh toán tiền mặt của Bộ Tài chính và các cơ quan khác trên thị trường tài chính Mỹ, qua đó thúc đẩy hoạt động của các thị trường tài chính nói chung. FED cho biết, số trái khoán trên sẽ được đưa ra đấu giá hàng tuần, bắt đầu từ ngày 27/3.
Một trong những thất bại, yếu kém lớn nhất của chính quyền Mỹ thời gian qua là chính sách năng lượng. Dưới thời Tổng thống Bush, chính quyền Mỹ chủ trương tập trung khai thác dầu mỏ trong nước, giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Năm 2006, ông Bush đã khiến các nước sản xuất dầu mỏ sửng sốt khi cam kết giảm lượng nhập khẩu dầu từ Trung Đông.
Tuy nhiên, đến nay, 50% lượng dầu lửa tiêu thụ tại Mỹ vẫn phải nhập khẩu và tình hình này khó thay đổi trong tương lai. Theo dự tính, chi phí nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm hoá - lọc dầu của Mỹ sẽ tăng từ 264,68 tỷ USD năm 2006 lên gần 317 tỷ USD vào năm 2030.
USD đã liên tục rớt giá thảm hại so với những đồng tiền khác trên thế giới. Giới phân tích cho rằng, USD mất giá và đang bị từ bỏ là do sự điều hành kinh tế kém cỏi của chính quyền Mỹ.
Tuần qua, tại châu Âu, đồng Euro có lúc đã lên tới mức kỷ lục mới 1,5625 USD/EUR; còn tại châu Á, 1 USD có lúc chỉ đổi được 99,75 Yên, mức thấp nhất trong 12 năm qua, do thị trường lo sợ kinh tế Mỹ trì trệ.
Thị phần dự trữ USD giảm mạnh
Việc đồng USD mất giá và nguy cơ khủng hoảng kinh tế Mỹ đã khiến thị phần USD trong dự trữ ngoại tệ của nhiều nước giảm mạnh. Ở Nga, chỉ số dự trữ USD giảm tới 30%. Theo các chuyên gia, xu hướng tới đây các nước sẽ dự trữ những ngoại tệ ổn định nhất, có thể là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng Rúp của Nga, đồng Rael của Brazil...
Tạp chí Time (Mỹ) cho rằng chính quyền của Tổng thống George W. Bush phải chịu trách nhiệm khi đã làm cho đồng tiền này tràn ngập thế giới, do không khống chế được mức thâm hụt thương mại.
Dưới thời Tổng thống Bush, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng gấp đôi lên hơn 700 tỷ USD trong ba năm qua và cao hơn 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Riêng thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã là 250 tỷ USD.
Mức thâm hụt thương mại khổng lồ cần được bù đắp hoặc bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài vào các tài sản sinh lợi mới ở Mỹ, hoặc bằng cách phát hành giấy ghi nợ. Đầu tư chỉ mang lại khoảng 10% lượng tiền cần thiết, do đó mỗi năm Mỹ phải bán đồng USD, trái phiếu, trái khoán công quỹ, các khoản tiền gửi và những giấy tờ có giá trị tương tự cho người nước ngoài.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có trách nhiệm quản lý các ngân hàng lớn của Mỹ và công việc của Chủ tịch FED Ben Bernanke là yêu cầu các ngân hàng này điều chỉnh phương thức kinh doanh và khôi phục thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ông Bernanke đã không thể đưa ra kế hoạch nào để giải quyết những vấn đề trên và thậm chí không thừa nhận sự cấp bách của tình hình.
Giới phân tích nhận định, nếu không có một hệ thống ngân hàng hoạt động tốt, nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái. Các nhà phân tích cho rằng, kinh tế Mỹ hiện đang thiếu tay lái vững, đặc biệt ở Bộ Tài chính và FED.
Kinh tế Mỹ đang thiếu tay lái vững
Trong nỗ lực "bơm" thêm nhiều tiền mặt để cứu thị trường tín dụng thế giới đang gặp khó khăn, ngày 11/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phối hợp Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ, tuyên bố tăng quỹ cho vay của cơ quan này thêm 200 tỷ USD.
Với biện pháp mới này, FED sẽ tăng cường khả năng thanh toán tiền mặt của Bộ Tài chính và các cơ quan khác trên thị trường tài chính Mỹ, qua đó thúc đẩy hoạt động của các thị trường tài chính nói chung. FED cho biết, số trái khoán trên sẽ được đưa ra đấu giá hàng tuần, bắt đầu từ ngày 27/3.
Một trong những thất bại, yếu kém lớn nhất của chính quyền Mỹ thời gian qua là chính sách năng lượng. Dưới thời Tổng thống Bush, chính quyền Mỹ chủ trương tập trung khai thác dầu mỏ trong nước, giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Năm 2006, ông Bush đã khiến các nước sản xuất dầu mỏ sửng sốt khi cam kết giảm lượng nhập khẩu dầu từ Trung Đông.
Tuy nhiên, đến nay, 50% lượng dầu lửa tiêu thụ tại Mỹ vẫn phải nhập khẩu và tình hình này khó thay đổi trong tương lai. Theo dự tính, chi phí nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm hoá - lọc dầu của Mỹ sẽ tăng từ 264,68 tỷ USD năm 2006 lên gần 317 tỷ USD vào năm 2030.