Mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài đến mức nào?
Mục tiêu quan trọng nhất của dự luật trọng tài là tạo một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án thuận lợi cho các bên
Chiều 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án luật trọng tài.
Gồm 12 chương và 73 điều, phạm vi điều chỉnh luật này quy định về thẩm quyền của trọng tài, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, trọng tài viên và tố tụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp theo sự thỏa thuận của các bên,
Theo Hội luật gia Việt Nam, dự án luật đã dỡ bỏ hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên. Mục tiêu quan trọng nhất của luật này là tạo một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án thuận lợi cho các bên, đặc biệt là các bên tham gia các hoat động thương mại, đầu tư.
Báo cáo đánh giá tác động dự kiến của luật trọng tài nêu, vấn đề lớn nhất hiện nay là trọng tài Việt Nam rất ít được sử dụng để giải quyết các tranh chấp đầu tư và thương mại, các hợp đồng với các bên nước ngoài nhất là hợp đồng có giá trị lớn hầu như không lựa chọn trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Các tranh chấp ở Việt Nam vấn chủ yếu được giải quyết thông qua hệ thống tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.
Dự luật khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thông qua hệ thống trọng tài, quá đó giảm tải công việc cho hệ thống tòa án. Luật này ban hành dự kiến giảm tải khoảng 10% số lượng tranh chấp kinh tế cho tòa án, chuyển sang giải quyết thông qua hệ thống trọng tài vào năm 2015.
Tuy nhiên, mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài đến mức nào vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.
Theo dự luật, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài được xác định là tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Trừ một số tranh chấp có liên quan đến các quyền thân nhân, quan hệ hôn nhân, gia đình, thừa kế, phá sản, bất động sản, tranh chấp giữa các Chính phủ và tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác theo quy định của luật chuyên ngành.
Cơ quan thẩm tra, Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, việc mở rộng này sẽ phát sinh mâu thuẫn, chồng chéo với một số văn bản pháp luật hiện hành. Cụ thể là trái với một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và sẽ phải sửa đổi cả Luật thi hành án dân sự. Vì khi mở rộng như dự thảo luật thì quyết định của trọng tài được gọi là phán quyết trọng tài.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị vẫn giữ nguyên quy định về hình thức của phán quyết trọng tài là quyết định của trọng tài thương mại Việt Nam như đã được quy định trong Luật thi hành án dân sự.
Thường trực ủy ban này cũng đề nghị chỉ giới hạn phạm vi thẩm quyền của trọng tài đối với các tranh chấp thương mại.
Bởi sau hơn 6 năm thi hành Pháp lệnh trọng tài thương mại có 3/7 trung tâm trọng tài trên cả nước chưa giải quyết vụ tranh chấp nào. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chưa phổ biến.
Bên cạnh đó, đội ngũ trọng tài viên của Việt Nam chưa đủ khả năng để có ưu thế cạnh tranh với các trọng tài viên của nước ngoài. Dó đó, nếu mở rộng thẩm quyền vượt quá khả năng của các Trung tâm trọng tài và trọng tài viên Việt Nam, thì khó có thể tập trung các điều kiện để củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các Trung tâm trọng tài và trọng tài viên Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba nói.
Gồm 12 chương và 73 điều, phạm vi điều chỉnh luật này quy định về thẩm quyền của trọng tài, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, trọng tài viên và tố tụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp theo sự thỏa thuận của các bên,
Theo Hội luật gia Việt Nam, dự án luật đã dỡ bỏ hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên. Mục tiêu quan trọng nhất của luật này là tạo một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án thuận lợi cho các bên, đặc biệt là các bên tham gia các hoat động thương mại, đầu tư.
Báo cáo đánh giá tác động dự kiến của luật trọng tài nêu, vấn đề lớn nhất hiện nay là trọng tài Việt Nam rất ít được sử dụng để giải quyết các tranh chấp đầu tư và thương mại, các hợp đồng với các bên nước ngoài nhất là hợp đồng có giá trị lớn hầu như không lựa chọn trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Các tranh chấp ở Việt Nam vấn chủ yếu được giải quyết thông qua hệ thống tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.
Dự luật khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thông qua hệ thống trọng tài, quá đó giảm tải công việc cho hệ thống tòa án. Luật này ban hành dự kiến giảm tải khoảng 10% số lượng tranh chấp kinh tế cho tòa án, chuyển sang giải quyết thông qua hệ thống trọng tài vào năm 2015.
Tuy nhiên, mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài đến mức nào vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.
Theo dự luật, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài được xác định là tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Trừ một số tranh chấp có liên quan đến các quyền thân nhân, quan hệ hôn nhân, gia đình, thừa kế, phá sản, bất động sản, tranh chấp giữa các Chính phủ và tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác theo quy định của luật chuyên ngành.
Cơ quan thẩm tra, Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, việc mở rộng này sẽ phát sinh mâu thuẫn, chồng chéo với một số văn bản pháp luật hiện hành. Cụ thể là trái với một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và sẽ phải sửa đổi cả Luật thi hành án dân sự. Vì khi mở rộng như dự thảo luật thì quyết định của trọng tài được gọi là phán quyết trọng tài.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị vẫn giữ nguyên quy định về hình thức của phán quyết trọng tài là quyết định của trọng tài thương mại Việt Nam như đã được quy định trong Luật thi hành án dân sự.
Thường trực ủy ban này cũng đề nghị chỉ giới hạn phạm vi thẩm quyền của trọng tài đối với các tranh chấp thương mại.
Bởi sau hơn 6 năm thi hành Pháp lệnh trọng tài thương mại có 3/7 trung tâm trọng tài trên cả nước chưa giải quyết vụ tranh chấp nào. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chưa phổ biến.
Bên cạnh đó, đội ngũ trọng tài viên của Việt Nam chưa đủ khả năng để có ưu thế cạnh tranh với các trọng tài viên của nước ngoài. Dó đó, nếu mở rộng thẩm quyền vượt quá khả năng của các Trung tâm trọng tài và trọng tài viên Việt Nam, thì khó có thể tập trung các điều kiện để củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các Trung tâm trọng tài và trọng tài viên Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba nói.