Mỗi ngày 31 người chết vì tai nạn giao thông
Năm 2009, cả nước đã xảy ra 12.492 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người
Thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho thấy: năm 2009, cả nước đã xảy ra 12.492 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người. Trung bình mỗi ngày vẫn có 31 người chết do tai nạn giao thông.
Tại Hội nghị An toàn giao thông toàn quốc diễn ra vào ngày 12/1, nhiều ý kiến đã đề xuất tăng mức phạt với các vụ vi phạm, đồng thời thí điểm thu phí một số tuyến đường trong năm 2010.
Theo nhận định của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia thì mặc dù tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương) song vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đề ra là giảm 5% số người chết. Thực tế còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe ô tô chở khách, tai nạn đò ngang ở đường thủy, tai nạn đường sắt.
Trong khi số vụ tai nạn giảm thì số vụ ùn tắc lại gia tăng. Năm qua, trên cả nước đã xảy ra 252 vụ ùn tắc giao thông kéo dài hơn 1 giờ (tăng 111 vụ so với năm 2008), trong đó Hà Nội xảy ra 101 vụ, Tp.HCM xảy ra 78 vụ, Quảng Ninh 28 vụ, Thanh Hóa 11 vụ, Đồng Nai 13 vụ...
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông còn kém (85,5% số vụ tai nạn giao thông do lỗi của người tham gia giao thông gây ra). Trong khi đó số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh gấp nhiều lần tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng (năm 2009, số lượng mô tô, xe gắn máy đã tăng thêm 10,5%, ô tô tăng 14,1%)...
Thực tế cho thấy, tuyến đường nào có mặt cảnh sát giao thông thì người dân chấp hành rất tốt, còn tuyến nào vắng cảnh sát giao thông thì lập tức có vi phạm.
Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: hiện Hà Nội mới chỉ có 7% quỹ đất dành cho giao thông, lượng xe máy chiếm tới 63% phương tiện lưu thông, cùng với hơn 9.000 xe taxi, hàng nghìn xe khách, cùng 73 tuyến xe buýt với hàng nghìn xe... chạy liên tục nên việc ùn tắc, tai nạn giao thông là khó tránh khỏi.
Do đó, theo ông Khôi ngoài biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền, ưu tiên hoàn thành các tuyến đường vành đai 3,4, đường xuyên tâm thì Chính phủ nên cho Hà Nội tăng mức xử phạt vi phạm so với quy định đã đề ra để tạo sức răn đe.
Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Tài cũng cho biết: Tp.HCM có tới hơn 9 triệu dân (kể cả người tạm cư), gần 5 triệu xe mô tô, xe máy, nếu lấy số xe máy và xe ô tô này xếp hàng ra phố thì sẽ không đủ điểm đỗ. Còn lực lượng cảnh sát giao thông có hạn (khoảng 600 chiến sĩ), lại không có một trung tâm điều tiết giao thông nên không thể kiểm soát nổi các lỗi vi phạm. Vì vậy, nếu áp dụng mức xử phạt vi phạm luật giao thông như đối với các tỉnh thành khác là quá nhẹ, không phù hợp với thực tế.
Ông Nguyễn Thành Tài cũng đề xuất Chính phủ sớm phê duyệt thực hiện phương án thu phí lưu thông trên một số tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc, phí đậu xe ô tô vào trung tâm; và số tiền thu được sẽ đầu tư ngược lại cho việc duy tu đường.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận, việc tăng mức xử phạt và thu phí phương tiện lưu thông sẽ là một trong những giải pháp có thể hạn chế được tình trạng ùn tắc và vi phạm giao thông. Nếu có thể, Bộ sẽ áp dụng thí điểm trong năm 2010.
Tại Hội nghị An toàn giao thông toàn quốc diễn ra vào ngày 12/1, nhiều ý kiến đã đề xuất tăng mức phạt với các vụ vi phạm, đồng thời thí điểm thu phí một số tuyến đường trong năm 2010.
Theo nhận định của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia thì mặc dù tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương) song vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đề ra là giảm 5% số người chết. Thực tế còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe ô tô chở khách, tai nạn đò ngang ở đường thủy, tai nạn đường sắt.
Trong khi số vụ tai nạn giảm thì số vụ ùn tắc lại gia tăng. Năm qua, trên cả nước đã xảy ra 252 vụ ùn tắc giao thông kéo dài hơn 1 giờ (tăng 111 vụ so với năm 2008), trong đó Hà Nội xảy ra 101 vụ, Tp.HCM xảy ra 78 vụ, Quảng Ninh 28 vụ, Thanh Hóa 11 vụ, Đồng Nai 13 vụ...
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông còn kém (85,5% số vụ tai nạn giao thông do lỗi của người tham gia giao thông gây ra). Trong khi đó số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh gấp nhiều lần tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng (năm 2009, số lượng mô tô, xe gắn máy đã tăng thêm 10,5%, ô tô tăng 14,1%)...
Thực tế cho thấy, tuyến đường nào có mặt cảnh sát giao thông thì người dân chấp hành rất tốt, còn tuyến nào vắng cảnh sát giao thông thì lập tức có vi phạm.
Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: hiện Hà Nội mới chỉ có 7% quỹ đất dành cho giao thông, lượng xe máy chiếm tới 63% phương tiện lưu thông, cùng với hơn 9.000 xe taxi, hàng nghìn xe khách, cùng 73 tuyến xe buýt với hàng nghìn xe... chạy liên tục nên việc ùn tắc, tai nạn giao thông là khó tránh khỏi.
Do đó, theo ông Khôi ngoài biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền, ưu tiên hoàn thành các tuyến đường vành đai 3,4, đường xuyên tâm thì Chính phủ nên cho Hà Nội tăng mức xử phạt vi phạm so với quy định đã đề ra để tạo sức răn đe.
Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Tài cũng cho biết: Tp.HCM có tới hơn 9 triệu dân (kể cả người tạm cư), gần 5 triệu xe mô tô, xe máy, nếu lấy số xe máy và xe ô tô này xếp hàng ra phố thì sẽ không đủ điểm đỗ. Còn lực lượng cảnh sát giao thông có hạn (khoảng 600 chiến sĩ), lại không có một trung tâm điều tiết giao thông nên không thể kiểm soát nổi các lỗi vi phạm. Vì vậy, nếu áp dụng mức xử phạt vi phạm luật giao thông như đối với các tỉnh thành khác là quá nhẹ, không phù hợp với thực tế.
Ông Nguyễn Thành Tài cũng đề xuất Chính phủ sớm phê duyệt thực hiện phương án thu phí lưu thông trên một số tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc, phí đậu xe ô tô vào trung tâm; và số tiền thu được sẽ đầu tư ngược lại cho việc duy tu đường.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận, việc tăng mức xử phạt và thu phí phương tiện lưu thông sẽ là một trong những giải pháp có thể hạn chế được tình trạng ùn tắc và vi phạm giao thông. Nếu có thể, Bộ sẽ áp dụng thí điểm trong năm 2010.