Môi trường pháp quy: Tạo một “bể bơi” sạch
Môi trường pháp quy như một “bể bơi”, nên cần tạo ra một bể bơi sạch và lành mạnh cho các doanh nghiệp
Năm 2007, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ Việt Nam là cải cách hành chính.
Nên dễ hiểu khi một hội thảo với chủ đề “Cải cách thủ tục hành chính: Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý chính sách cho Việt Nam” được tổ chức nhằm giới thiệu kinh nghiệm quốc tế về cải cách hành chính để tìm kiếm, gợi ý chính sách thực hiện tại Việt Nam, do Viện Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và VNCI (Dự án phát triển kinh tế do Cơ quan Phát triển Kinh tế Hoa Kỳ - USAID) chủ trì vào sáng 3/4 tại Hà Nội.
Chuyên gia của VNCI, ông Scott Jacobs, nhận xét rằng môi trường pháp quy như một “bể bơi” nên Việt Nam cần phải tạo ra một bể bơi sạch và lành mạnh cho các doanh nghiệp bơi trong bể. Và để có một bể bơi sạch, Việt Nam cần thực hiện các bước: làm sạch nước trong bể bơi (rà soát các văn bản pháp quy đã ban hành), lọc sạch nước mới bổ sung (văn bản pháp quy mới đạt chuẩn), bảo trì hạ tầng cơ sở của bể bơi (các cơ quan ban hành có đủ năng lực), đảm bảo có người chịu trách nhiệm về việc giữ bể bơi luôn sạch (kiểm soát chất lượng văn bản pháp quy).
Vấn đề làm sạch và lọc nước được các chuyên gia tập trung khuyến cáo Việt Nam cần phải có bộ lọc tốt nếu không "bể bơi" vẫn có nước bẩn, như vậy việc làm sạch sẽ trở nên khó khăn. Thực tế gần đây, Chính phủ và một số bộ ngành Việt Nam cũng đã tổ chức việc làm sạch nước, tức là rà soát các quy định hành chính không cần thiết, không phù hợp. Và hiệu quả đã có nhữnh thành công bước đầu như một số bộ ngành đã chủ động bãi bỏ các quy định kinh doanh không cần thiết, ví dụ một số giấy phép con trong giai đoạn 2000-2002.
Có thể kể tới sự ra đời của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp trước đây - còn nay là Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư - là một minh chứng cho vấn đề này. Tổ đã thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao là rà soát các giấy phép, và mới đây Tổ đã kiến nghị lên Chính phủ bãi bỏ 33 giấy phép .
Tuy nhiên, việc cắt giảm các giấy phép chưa được bao nhiêu thì hàng loạt giấy phép mới lại mọc như nấm. Vấn đề này, theo ông Trần Hữu Huỳnh (Trưởng ban pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), công việc tiến hành rà soát còn mang tính hình thức nhiều hơn là hướng vào thực chất, cùng đó chưa phải là hoạt động thường xuyên hay nói cách khác là “chập chờn” vì chỉ được tiến hành khi có chỉ thị hoặc bị tác động nào đó.
“Quá trình rà soát còn khép kín trong nội bộ của cơ quan bộ, ngành và chưa phát huy được vai trò chủ thể khác ngoài Nhà nước”, ông Trần Hữu Huỳnh nói. “Chính vì thế, Việt Nam chưa tạo ra được những thay đổi lớn sau những đợt rà soát”.
Nên dễ hiểu khi một hội thảo với chủ đề “Cải cách thủ tục hành chính: Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý chính sách cho Việt Nam” được tổ chức nhằm giới thiệu kinh nghiệm quốc tế về cải cách hành chính để tìm kiếm, gợi ý chính sách thực hiện tại Việt Nam, do Viện Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và VNCI (Dự án phát triển kinh tế do Cơ quan Phát triển Kinh tế Hoa Kỳ - USAID) chủ trì vào sáng 3/4 tại Hà Nội.
Chuyên gia của VNCI, ông Scott Jacobs, nhận xét rằng môi trường pháp quy như một “bể bơi” nên Việt Nam cần phải tạo ra một bể bơi sạch và lành mạnh cho các doanh nghiệp bơi trong bể. Và để có một bể bơi sạch, Việt Nam cần thực hiện các bước: làm sạch nước trong bể bơi (rà soát các văn bản pháp quy đã ban hành), lọc sạch nước mới bổ sung (văn bản pháp quy mới đạt chuẩn), bảo trì hạ tầng cơ sở của bể bơi (các cơ quan ban hành có đủ năng lực), đảm bảo có người chịu trách nhiệm về việc giữ bể bơi luôn sạch (kiểm soát chất lượng văn bản pháp quy).
Vấn đề làm sạch và lọc nước được các chuyên gia tập trung khuyến cáo Việt Nam cần phải có bộ lọc tốt nếu không "bể bơi" vẫn có nước bẩn, như vậy việc làm sạch sẽ trở nên khó khăn. Thực tế gần đây, Chính phủ và một số bộ ngành Việt Nam cũng đã tổ chức việc làm sạch nước, tức là rà soát các quy định hành chính không cần thiết, không phù hợp. Và hiệu quả đã có nhữnh thành công bước đầu như một số bộ ngành đã chủ động bãi bỏ các quy định kinh doanh không cần thiết, ví dụ một số giấy phép con trong giai đoạn 2000-2002.
Có thể kể tới sự ra đời của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp trước đây - còn nay là Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư - là một minh chứng cho vấn đề này. Tổ đã thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao là rà soát các giấy phép, và mới đây Tổ đã kiến nghị lên Chính phủ bãi bỏ 33 giấy phép .
Tuy nhiên, việc cắt giảm các giấy phép chưa được bao nhiêu thì hàng loạt giấy phép mới lại mọc như nấm. Vấn đề này, theo ông Trần Hữu Huỳnh (Trưởng ban pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), công việc tiến hành rà soát còn mang tính hình thức nhiều hơn là hướng vào thực chất, cùng đó chưa phải là hoạt động thường xuyên hay nói cách khác là “chập chờn” vì chỉ được tiến hành khi có chỉ thị hoặc bị tác động nào đó.
“Quá trình rà soát còn khép kín trong nội bộ của cơ quan bộ, ngành và chưa phát huy được vai trò chủ thể khác ngoài Nhà nước”, ông Trần Hữu Huỳnh nói. “Chính vì thế, Việt Nam chưa tạo ra được những thay đổi lớn sau những đợt rà soát”.