“Nợ công vẫn là rủi ro lớn nhất năm nay”
Nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà thế giới phải đối mặt, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Nguy cơ các chính phủ có mức thâm hụt ngân sách và nợ nần cao bị đẩy tới bờ vực vỡ nợ vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà thế giới phải đối mặt trong năm 2011, theo nhận định của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Mức độ tích lũy nợ công cao trong thời kỳ đối phó với khủng hoảng tài chính đã giảm khả năng của các quốc gia trong việc đối phó với những cú sốc tiếp theo xuống mức thấp đáng ngại, báo cáo "Rủi ro toàn cầu 2011" mà WEF vừa công bố nhận xét.
"Chính sách tài khóa hiện nay tại phần lớn các nền kinh tế công nghiệp là không bền vững. Trong bối cảnh còn chưa đạt được những điều chỉnh sâu sắc về cơ cấu, thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ công ở mức cao”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Daniel Hofmann, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty Zurich Financial Services, đồng thời là một người tham gia soạn thảo báo cáo của WEF, nhận xét.
Bản báo cáo "Rủi ro toàn cầu 2011" dài 50 trang, phân tích 37 rủi ro mà thế giới phải đối mặt trong năm nay, được công bố trước thềm hội nghị thường niên của WEF diễn ra tại Davos, Thụy Sỹ.
“Có lẽ thế giới đang ở trong trạng thái dễ chịu ảnh hưởng từ những cú sốc tương lai hơn ở bất kỳ thời điểm nào trong nửa thế kỷ trở lại đây. Việc đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính đã hút cạn quốc khố của các nước, thu nhập của các hộ gia đình, nhưng những rủi ro thì vẫn còn hiện hữu”, ông Robert Greenhill, một giám đốc của WEF, phát biểu trong cuộc họp báo tại London.
Năm ngoái, nợ công cũng được xem là một rủi ro hàng đầu trong báo cáo của WEF, và cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp đã trở thành một đám mây đen che phủ cuộc họp tại Davos năm 2010.
Từ tháng 2/2010 tới nay, cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone đã lan rộng tới Ireland và đang đe dọa nhấn chìm Bồ Đào Nha, thậm chí cả Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone.
Trong cuộc họp lần này của WEF, các lãnh đạo quốc gia, chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế… cũng sẽ dành trọng tâm cho chủ đề sự khác biệt giữa một bên là tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại các thị trường mới nổi và sự phục hồi chậm chạp tại các nền kinh tế phát triển.
Theo báo cáo của WEF, những mất cân đối như vậy làm gia tăng nguy cơ trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh tiền tệ một khi các dòng vốn nóng đổ xô vào các nền kinh tế mới nổi. Trong một thế giới có mức độ ràng buộc lẫn nhau cao như hiện nay, những vấn đề ở một nước có thể nhanh chóng lan rộng sang các nước khác, làm gia tăng sự cần thiết phải phối hợp chính sách toàn cầu giữa các chính phủ, WEF nhận định.
Những rủi ro khác của thế giới trong năm 2011 mà báo cáo của WEF chỉ ra còn bao gồm nguồn cung bị thắt chặt của những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống của con người như thực phẩm, nước và năng lượng. Tình trạng khan hiếm nguồn cung này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các chính phủ thiếu ngân sách kinh niên không thể đầu tư đầy đủ cho cơ sở hạ tầng.
Gần đây, Liên hiệp quốc đã lên tiếng cảnh báo về việc giá lương thực thế giới đạt kỷ lục, gây nguy cơ châm ngòi cho lạm phát bùng nổ và làm dấy lên những lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực mới như hồi năm 2008. Theo các chuyên gia của WEF, giá lương thực thế giới còn có nhiều biến động phức tạp trong năm nay do sự gia tăng của tình trạng thời tiết cực đoan trên toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ gia tăng và tình trạng đầu cơ.
Mức độ tích lũy nợ công cao trong thời kỳ đối phó với khủng hoảng tài chính đã giảm khả năng của các quốc gia trong việc đối phó với những cú sốc tiếp theo xuống mức thấp đáng ngại, báo cáo "Rủi ro toàn cầu 2011" mà WEF vừa công bố nhận xét.
"Chính sách tài khóa hiện nay tại phần lớn các nền kinh tế công nghiệp là không bền vững. Trong bối cảnh còn chưa đạt được những điều chỉnh sâu sắc về cơ cấu, thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ công ở mức cao”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Daniel Hofmann, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty Zurich Financial Services, đồng thời là một người tham gia soạn thảo báo cáo của WEF, nhận xét.
Bản báo cáo "Rủi ro toàn cầu 2011" dài 50 trang, phân tích 37 rủi ro mà thế giới phải đối mặt trong năm nay, được công bố trước thềm hội nghị thường niên của WEF diễn ra tại Davos, Thụy Sỹ.
“Có lẽ thế giới đang ở trong trạng thái dễ chịu ảnh hưởng từ những cú sốc tương lai hơn ở bất kỳ thời điểm nào trong nửa thế kỷ trở lại đây. Việc đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính đã hút cạn quốc khố của các nước, thu nhập của các hộ gia đình, nhưng những rủi ro thì vẫn còn hiện hữu”, ông Robert Greenhill, một giám đốc của WEF, phát biểu trong cuộc họp báo tại London.
Năm ngoái, nợ công cũng được xem là một rủi ro hàng đầu trong báo cáo của WEF, và cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp đã trở thành một đám mây đen che phủ cuộc họp tại Davos năm 2010.
Từ tháng 2/2010 tới nay, cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone đã lan rộng tới Ireland và đang đe dọa nhấn chìm Bồ Đào Nha, thậm chí cả Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone.
Trong cuộc họp lần này của WEF, các lãnh đạo quốc gia, chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế… cũng sẽ dành trọng tâm cho chủ đề sự khác biệt giữa một bên là tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại các thị trường mới nổi và sự phục hồi chậm chạp tại các nền kinh tế phát triển.
Theo báo cáo của WEF, những mất cân đối như vậy làm gia tăng nguy cơ trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh tiền tệ một khi các dòng vốn nóng đổ xô vào các nền kinh tế mới nổi. Trong một thế giới có mức độ ràng buộc lẫn nhau cao như hiện nay, những vấn đề ở một nước có thể nhanh chóng lan rộng sang các nước khác, làm gia tăng sự cần thiết phải phối hợp chính sách toàn cầu giữa các chính phủ, WEF nhận định.
Những rủi ro khác của thế giới trong năm 2011 mà báo cáo của WEF chỉ ra còn bao gồm nguồn cung bị thắt chặt của những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống của con người như thực phẩm, nước và năng lượng. Tình trạng khan hiếm nguồn cung này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các chính phủ thiếu ngân sách kinh niên không thể đầu tư đầy đủ cho cơ sở hạ tầng.
Gần đây, Liên hiệp quốc đã lên tiếng cảnh báo về việc giá lương thực thế giới đạt kỷ lục, gây nguy cơ châm ngòi cho lạm phát bùng nổ và làm dấy lên những lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực mới như hồi năm 2008. Theo các chuyên gia của WEF, giá lương thực thế giới còn có nhiều biến động phức tạp trong năm nay do sự gia tăng của tình trạng thời tiết cực đoan trên toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ gia tăng và tình trạng đầu cơ.