Phố Wall tăng mạnh sau gần 2 tuần biến động
Lực mua của các quỹ đầu cơ chứng khoán cùng nhóm các nhà đầu tư nhỏ khi thị trường xuống thấp, đã giúp Phố Wall đảo chiều
Thị trường chứng khoán Mỹ đã khép lại phiên giao dịch tăng điểm tốt nhất trong gần hai tuần biến động vừa qua. Những số liệu kinh tế khả quan hơn dự báo của Mỹ đã xóa nhòa những lo lắng về kinh tế Trung Quốc.
Theo báo cáo được công bố trong ngày, số đơn đặt hàng tiêu dùng bền, doanh số bán nhà mới cùng niềm tin tiêu dùng của Mỹ đều cao hơn so với dự tính của các chuyên gia phân tích. Giá nhà ở trong tháng 4 theo báo cáo của Case/ Shiller cũng cao hơn so với dự báo trước đó.
Việc một số nhà hoạch định chính sách thuộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) đưa ra những phát biểu cho rằng cơ quan này sẽ không sớm từ bỏ chương trình kích thích tăng trưởng cũng như những tác hại của việc rút bỏ chúng không quá lớn, đã xoa dịu phần nào tâm lý giới đầu tư.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thị trường, nguyên nhân chính khiến các chỉ số tăng mạnh và lấy lại được phần lớn những gì đã mất trong phiên trước đó, là do lực mua vào cổ phiếu của các quỹ đầu cơ chứng khoán cùng nhóm các nhà đầu tư nhỏ khi thị trường đang ở mức giá thấp.
Những yếu tố lạc quan trên đã làm xóa nhòa ảnh hưởng bất lợi từ những thông tin liên quan tới tình hình tiền mặt trong hệ thống các ngân hàng của Trung Quốc, cũng như những số liệu kém lạc quan về tình hình sản xuất được công bố gần đây ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 100,75 điểm, tương ứng 0,69%, lên 14.760,31 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 14,94 điểm, tương ứng 0,95%, lên 1.588,03 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 27,13 điểm, tương ứng với mức 0,82%, lên 3.347,89 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường đã giảm nhiệt, xuống còn 6,73 tỷ cổ phiếu nhưng vẫn cao hơn so với mức giao dịch trung bình hàng ngày từ đầu năm tới nay. Toàn bộ 10 nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 đều tăng điểm, trong khi hơn 3/4 cổ phiếu tại sàn New York lên giá.
Phiên giao dịch liền trước, thị trường chứng khoán Mỹ giảm hơn 1%, do nhà đầu tư tiếp tục đẩy mạnh bán tháo trước nguy cơ FED cắt hỗ trợ kinh tế và chứng khoán Trung Quốc trượt sâu. Trong ngày, có lúc cả ba chỉ số trên giảm sâu tới 2%, nhưng đà giảm sau đó đã được rút ngắn.
Thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu lao dốc kể từ ngày 19/6, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke cho biết cơ quan này dự định ngay từ cuối năm 2013 sẽ bắt đầu thu hẹp các chương trình nới lỏng định lượng và hướng tới rút bỏ hoàn toàn vào giữa năm 2014 tới.
Trên thực tế biến động trên thị trường Mỹ xung quanh những động thái của FED đã có từ 22/5, sau khi ông Bernanke lần đầu có phát biểu ám chỉ tới việc xem xét lại những biện pháp nới lỏng định lượng. Tuần trước, Dow Jones giảm 1,8%, S&P 500 hạ 2,1% và Nasdaq trượt 1,9%.
Theo báo cáo được công bố trong ngày, số đơn đặt hàng tiêu dùng bền, doanh số bán nhà mới cùng niềm tin tiêu dùng của Mỹ đều cao hơn so với dự tính của các chuyên gia phân tích. Giá nhà ở trong tháng 4 theo báo cáo của Case/ Shiller cũng cao hơn so với dự báo trước đó.
Việc một số nhà hoạch định chính sách thuộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) đưa ra những phát biểu cho rằng cơ quan này sẽ không sớm từ bỏ chương trình kích thích tăng trưởng cũng như những tác hại của việc rút bỏ chúng không quá lớn, đã xoa dịu phần nào tâm lý giới đầu tư.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thị trường, nguyên nhân chính khiến các chỉ số tăng mạnh và lấy lại được phần lớn những gì đã mất trong phiên trước đó, là do lực mua vào cổ phiếu của các quỹ đầu cơ chứng khoán cùng nhóm các nhà đầu tư nhỏ khi thị trường đang ở mức giá thấp.
Những yếu tố lạc quan trên đã làm xóa nhòa ảnh hưởng bất lợi từ những thông tin liên quan tới tình hình tiền mặt trong hệ thống các ngân hàng của Trung Quốc, cũng như những số liệu kém lạc quan về tình hình sản xuất được công bố gần đây ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 100,75 điểm, tương ứng 0,69%, lên 14.760,31 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 14,94 điểm, tương ứng 0,95%, lên 1.588,03 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 27,13 điểm, tương ứng với mức 0,82%, lên 3.347,89 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường đã giảm nhiệt, xuống còn 6,73 tỷ cổ phiếu nhưng vẫn cao hơn so với mức giao dịch trung bình hàng ngày từ đầu năm tới nay. Toàn bộ 10 nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 đều tăng điểm, trong khi hơn 3/4 cổ phiếu tại sàn New York lên giá.
Phiên giao dịch liền trước, thị trường chứng khoán Mỹ giảm hơn 1%, do nhà đầu tư tiếp tục đẩy mạnh bán tháo trước nguy cơ FED cắt hỗ trợ kinh tế và chứng khoán Trung Quốc trượt sâu. Trong ngày, có lúc cả ba chỉ số trên giảm sâu tới 2%, nhưng đà giảm sau đó đã được rút ngắn.
Thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu lao dốc kể từ ngày 19/6, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke cho biết cơ quan này dự định ngay từ cuối năm 2013 sẽ bắt đầu thu hẹp các chương trình nới lỏng định lượng và hướng tới rút bỏ hoàn toàn vào giữa năm 2014 tới.
Trên thực tế biến động trên thị trường Mỹ xung quanh những động thái của FED đã có từ 22/5, sau khi ông Bernanke lần đầu có phát biểu ám chỉ tới việc xem xét lại những biện pháp nới lỏng định lượng. Tuần trước, Dow Jones giảm 1,8%, S&P 500 hạ 2,1% và Nasdaq trượt 1,9%.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 14.760,31 | +100,75 | +0,69 |
S&P 500 | 1.588,03 | +14,94 | +0,95 | |
Nasdaq | 3.347,89 | +27,13 | +0,82 | |
Anh | FTSE 100 | 6.101,91 | +72,81 | +1,21 |
Pháp | CAC 40 | 3.649,82 | +54,19 | +1,51 |
Đức | DAX | 7.811,30 | +118,85 | +1,55 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 12.969,34 | -93,44 | -0,72 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.855,72 | +41,74 | +0,21 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.959,51 | -3,52 | -0,18 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.663,23 | -94,80 | -1,22 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.780,63 | -18,38 | -1,02 |
Singapore | Straits Times | 3.089,93 | +15,62 | +0,51 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |