Quy chế ''trói tay'' tự doanh công ty chứng khoán
Mảng tự doanh của các công ty chứng khoán đang có nguy cơ sẽ bị thổi còi bất cứ lúc nào, nếu không cẩn thận
Lãnh đạo các công ty chứng khoán đang đau đầu vì các quy định chưa được rõ ràng lắm nêu trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các công ty chứng khoán, được Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC.
Theo đó, mảng tự doanh của các công ty chứng khoán đang có nguy cơ sẽ bị thổi còi bất cứ lúc nào nếu không cẩn thận.
Trong quy chế này, ở điều 34 về hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán có ba mục đang đánh đố nhà điều hành các công ty chứng khoán.
Mục 3, điều 34, nói rằng công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch trực tiếp với khách hàng và không được thu phí giao dịch của khách hàng trong trường hợp này.
Giám đốc một công ty chứng khoán cho biết tại các công ty chứng khoán, bộ phận đầu tư tự doanh và môi giới hoạt động độc lập với nhau, vì vậy làm thế nào bộ phận tự doanh của công ty biết được khách hàng của công ty có mua hoặc bán cùng loại chứng khoán đó hay không và làm thế nào để biết lệnh của mình được khớp với lệnh của khách hàng tại công ty.
Liền kế đó, mục 4 điều 34 quy định rằng trong trường hợp lệnh mua hoặc bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của một loại chứng khoán nào đó, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán trước cùng một loại chứng khoán cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua hay bán chứng khoán đó.
Vị giám đốc kia băn khoăn, khi bộ phận tự doanh của công ty đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán làm thế nào lường được việc sau mình cũng sẽ có một khách hàng đột ngột đặt một lệnh có thể gây ảnh hưởng lớn tới giá cổ phiếu mà mình đã yêu cầu mua hay bán trước đó. Nếu lệnh của công ty chứng khoán đã được khớp thì công ty sẽ phải làm thế nào.
Điều khoản quy định việc tự doanh của công ty chứng khoán cũng đề cập khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện. Ở hai đợt khớp lệnh định kỳ, lệnh sẽ chỉ được khớp vào cuối các đợt nên không gây khó khăn gì cho các công ty chứng khoán.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian khớp lệnh liên tục, nếu có một khách hàng nào đó đặt một lệnh mua ở mức giá sàn hay lệnh bán ở mức giá trần và các lệnh này còn nằm trên sổ lệnh vì không thể khớp được thì công ty chứng khoán trong suốt thời gian đó không thể bán hay mua cùng một loại chứng khoán đó. Điều này thật sự gây khó khăn cho các công ty chứng khoán, vị giám đốc kia cho biết.
Các quy chế được ban hành là nhằm để quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán và để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ, tuy nhiên những quy định như vậy sẽ là không công bằng với các công ty chứng khoán trên cương vị họ cũng là một trong số những nhà tạo lập thị trường, đầu tư một cách chuyên nghiệp và có tổ chức.
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng có thể xem xét lại các quy định của mình để có thể hướng dẫn một cách cụ thể và chi tiết hơn đối với các tình huống có thể xảy ra cho các công ty chứng khoán như đã nêu trên để các công ty không phải lo sợ mình sẽ bị phạt bất cứ lúc nào.
Theo đó, mảng tự doanh của các công ty chứng khoán đang có nguy cơ sẽ bị thổi còi bất cứ lúc nào nếu không cẩn thận.
Trong quy chế này, ở điều 34 về hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán có ba mục đang đánh đố nhà điều hành các công ty chứng khoán.
Mục 3, điều 34, nói rằng công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch trực tiếp với khách hàng và không được thu phí giao dịch của khách hàng trong trường hợp này.
Giám đốc một công ty chứng khoán cho biết tại các công ty chứng khoán, bộ phận đầu tư tự doanh và môi giới hoạt động độc lập với nhau, vì vậy làm thế nào bộ phận tự doanh của công ty biết được khách hàng của công ty có mua hoặc bán cùng loại chứng khoán đó hay không và làm thế nào để biết lệnh của mình được khớp với lệnh của khách hàng tại công ty.
Liền kế đó, mục 4 điều 34 quy định rằng trong trường hợp lệnh mua hoặc bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của một loại chứng khoán nào đó, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán trước cùng một loại chứng khoán cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua hay bán chứng khoán đó.
Vị giám đốc kia băn khoăn, khi bộ phận tự doanh của công ty đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán làm thế nào lường được việc sau mình cũng sẽ có một khách hàng đột ngột đặt một lệnh có thể gây ảnh hưởng lớn tới giá cổ phiếu mà mình đã yêu cầu mua hay bán trước đó. Nếu lệnh của công ty chứng khoán đã được khớp thì công ty sẽ phải làm thế nào.
Điều khoản quy định việc tự doanh của công ty chứng khoán cũng đề cập khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện. Ở hai đợt khớp lệnh định kỳ, lệnh sẽ chỉ được khớp vào cuối các đợt nên không gây khó khăn gì cho các công ty chứng khoán.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian khớp lệnh liên tục, nếu có một khách hàng nào đó đặt một lệnh mua ở mức giá sàn hay lệnh bán ở mức giá trần và các lệnh này còn nằm trên sổ lệnh vì không thể khớp được thì công ty chứng khoán trong suốt thời gian đó không thể bán hay mua cùng một loại chứng khoán đó. Điều này thật sự gây khó khăn cho các công ty chứng khoán, vị giám đốc kia cho biết.
Các quy chế được ban hành là nhằm để quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán và để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ, tuy nhiên những quy định như vậy sẽ là không công bằng với các công ty chứng khoán trên cương vị họ cũng là một trong số những nhà tạo lập thị trường, đầu tư một cách chuyên nghiệp và có tổ chức.
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng có thể xem xét lại các quy định của mình để có thể hướng dẫn một cách cụ thể và chi tiết hơn đối với các tình huống có thể xảy ra cho các công ty chứng khoán như đã nêu trên để các công ty không phải lo sợ mình sẽ bị phạt bất cứ lúc nào.