S&P 500 tăng gần 3% so với đầu năm 2009
Nhờ diễn biến tốt từ khối ngân hàng, chứng khoán Mỹ tiếp tục lên điểm, đưa S&P 500 tăng điểm so với đầu năm nay
Nhờ diễn biến tốt từ khối ngân hàng, chứng khoán Mỹ tiếp tục lên điểm, đưa S&P 500 tăng điểm so với đầu năm nay.
Hôm thứ Sáu, Bộ Lao động Mỹ cho biết, giới chủ Mỹ đã cắt giảm 539.000 việc làm trong tháng 4/2009 - mức thấp nhất kể từ tháng 10/2008, đưa tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng lên 8,9%, từ mức 8,5% trong tháng 3. Như vậy, kể từ tháng 12/2007, giới chủ cắt giảm 5,7 triệu việc làm.
Trong tháng 4, khối sản xuất công nghiệp cắt giảm 149.000 việc làm, sau khi cắt giảm 167.000 tháng trước đó; khối công nghiệp xây dựng cắt giảm 110.000 việc làm, sau khi cắt giảm 135.000 tháng trước đó; ngành dịch vụ cắt giảm 269.000, từ 381.000 trong tháng 3.
Cổ phiếu khối tài chính tăng 20% trong tuần
Ngày 8/5, Morgan Stanley đã cho biết sẽ chào bán 146 triệu cổ phiếu phổ thông với giá 24 USD/cổ phiếu nhằm tăng vốn thêm 3,5 tỷ USD.
Trước đó, giới chức Mỹ đã yêu cầu Morgan Stanley phải tăng thêm 1,8 tỷ USD, sau khi có kết quả kiểm tra sức khỏe 19 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ. Cổ phiếu của Morgan Stanley hôm thứ Sáu đã tăng 3,91% lên 28,2 USD/cổ phiếu.
Cùng ngày, Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đã công bố lỗ 1,5 tỷ USD trong quý 1/2009 - đây là quý thua lỗ đầu tiên kể từ năm 2001, từ mức lãi 940 triệu USD trong quý 1/2008.
Kết thúc phiên, cổ phiếu Berkshire Hathaway hạng A tăng 0,96% lên 95.295 USD/cổ phiếu; cổ phiếu hạng B tăng 2,62% lên 3.132 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm hôm thứ Sáu, đưa các chỉ số tiếp tục có tuần tăng điểm và giúp chỉ số S&P 500 vượt ngưỡng giá trị của đầu năm 2009.
Nhờ những thông tin tích cực từ kết quả kiểm tra sức khỏe khối ngân hàng, nên cổ phiếu khối này đã có thêm phiên giao dịch thành công.
Chỉ số KBW khối ngân hàng tăng 12,1%, trong đó, cổ phiếu JPMorgan Chase tăng 10,5%, cổ phiếu Wells Fargo tiến thêm 13,8%, cổ phiếu Bank of America tăng 4,9%, cổ phiếu Citigroup nhích 5,5% lên 4,02 USD/cổ phiếu.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 4,41%, chỉ số S&P 500 tiến thêm 5,89% và chỉ số Nasdaq lên 1,15% - đây là tuần tăng điểm thứ 9 và cũng là thời kỳ tăng điểm kéo dài nhất kể từ năm 1999 của chỉ số này.
Như vậy, so với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 2,3%, chỉ số S&P 500 tăng 2,88% và chỉ số Nasdaq lên 10,27%.
Đối với cổ phiếu 10 ngành trong chỉ số S&P 500, cổ phiếu ngành tài chính, năng lượng đã dẫn đầu thị trường với mức tăng lần lượt là 23% và 8,5% giá trị trong tuần; cổ phiếu ngành công nghiệp tăng 7%; ngành công nghệ thông tin xếp vị trí cuối cùng khi mất 1,74%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 8/5: chỉ số Dow Jones tăng 164,8 điểm, tương đương 1,96%, chốt ở mức 8.574,65.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 22,76 điểm, tương đương 1,33%, chốt ở mức 1.739.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 21,84 điểm, tương đương 2,41%, đóng cửa ở mức 929,23.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,9 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.645 cổ phiếu tăng điểm và có 431 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3,18 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.049 cổ phiếu lên điểm và có 681 cổ phiếu mất điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke có bài phát biểu quan trọng.
Thứ Ba: Công bố số liệu về cán cân thương mại của Mỹ; số liệu về ngân sách liên bang; kết quả kinh doanh của Nissan.
Thứ Tư: công bố doanh thu bán lẻ; giá nhập khẩu hàng hóa; Hạ viện Mỹ nghe giải trình của AIG; kết quả kinh doanh của tập đoàn bán lẻ Macy's.
Thứ Năm: Công bố số liệu về chỉ số giá nhà sản xuất (PPI); báo cáo về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; Hạ viện nghe giải trình của ngành công nghiệp bảo hiểm Mỹ; kết quả kinh doanh của Wal-Mart.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về CPI; sản xuất công nghiệp; chỉ số niềm tin người tiêu dùng.
Chứng khoán châu Âu lên cao nhất trong 4 tháng
Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm hôm thứ Sáu, đưa cả ba chỉ số chính có thêm tuần giao dịch thành công. Cổ phiếu khối ngân hàng dẫn đầu về biên độ tăng điểm, sau khi kết quả kiểm tra sức khỏe 19 ngân hàng Mỹ được công bố.
Cổ phiếu HSBC, Banco Santander, Credit Suisse, BNP Paribas và UniCredit tăng từ 1,4% đến 6,4%.
Giá dầu thô tại châu Âu đã tăng thêm 2,3% nên giúp cổ phiếu khối năng lượng lên điểm. Trong đó, cổ phiếu BG Group, BP, Royal Dutch Shell và Total tăng thêm 1,3% đến 2,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 63,41 điểm, tương đương 1,44%, chốt ở mức 4.312,59 – tăng 5,16% trong tuần. Khối lượng giao dịch đạt 2,78 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 2,29% và tăng 3,03% giá trị trong tuần, khối lượng giao dịch đạt 38,26 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,88% - tăng 4,83% trong tuần, khối lượng giao dịch đạt 147,8 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á có tuần tăng điểm mạnh
Hầu hết các thị trường chứng khoán khu vực đã tăng điểm phiên cuối tuần, đưa thị trường có tuần giao dịch đầu tháng 5 thành công.
Chứng khoán Nhật tiếp tục tăng điểm hôm thứ Sáu, đưa chỉ số này lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua. Cổ phiếu khối ngân hàng là nhân tố đầu tàu đưa thị trường khởi sắc, sau khi kết quả kiểm tra sức khỏe 19 ngân hàng Mỹ được công bố.
Chỉ số khối ngân hàng phiên này tăng 3,9%, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group lên 6,2%, cổ phiếu Mizuho Financial Group tiến thêm 6%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 4,1%.
Điểm đáng chú ý, cổ phiếu của Toyota đã giảm 1,5% sau khi có thông tin hãng lỗ 6,9 tỷ USD trong quý cuối cùng năm tài khóa 2008.
Kết thúc phiên, chỉ số Nikkei 225 tăng 47,13 điểm, tương đương 0,5%, chốt ở mức 9.432,83 - tăng 5,1% giá trị trong tuần.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 11 điểm, tương đương 0,17%, chốt ở mức 6.583,87 - lên 9,86% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lên 28,2 điểm, tương đương 1,09%, chốt ở mức 2.625,65 - tăng 6% so với tuần trước.
Chỉ số ASX 200 của Australia tiến thêm 7,5 điểm, tương đương 0,19%, chốt ở mức 3.919,6 – tăng 4,67% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 171,98 điểm, tương đương 1%, chốt ở mức 17.389,87 - tăng 12% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 3,39 điểm, tương đương -0,15%, chốt ở mức 2.238,21 - tăng 16,55% so với tuần trước.
Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ hạ 240,15 điểm, tương đương -1,98%, chốt ở mức 11.876,43 - lên 4,15% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 11,05 điểm, tương đương 0,79%, chốt ở mức 1.412,13 - tăng 3,12% so với tuần trước.
Hôm thứ Sáu, Bộ Lao động Mỹ cho biết, giới chủ Mỹ đã cắt giảm 539.000 việc làm trong tháng 4/2009 - mức thấp nhất kể từ tháng 10/2008, đưa tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng lên 8,9%, từ mức 8,5% trong tháng 3. Như vậy, kể từ tháng 12/2007, giới chủ cắt giảm 5,7 triệu việc làm.
Trong tháng 4, khối sản xuất công nghiệp cắt giảm 149.000 việc làm, sau khi cắt giảm 167.000 tháng trước đó; khối công nghiệp xây dựng cắt giảm 110.000 việc làm, sau khi cắt giảm 135.000 tháng trước đó; ngành dịch vụ cắt giảm 269.000, từ 381.000 trong tháng 3.
Cổ phiếu khối tài chính tăng 20% trong tuần
Ngày 8/5, Morgan Stanley đã cho biết sẽ chào bán 146 triệu cổ phiếu phổ thông với giá 24 USD/cổ phiếu nhằm tăng vốn thêm 3,5 tỷ USD.
Trước đó, giới chức Mỹ đã yêu cầu Morgan Stanley phải tăng thêm 1,8 tỷ USD, sau khi có kết quả kiểm tra sức khỏe 19 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ. Cổ phiếu của Morgan Stanley hôm thứ Sáu đã tăng 3,91% lên 28,2 USD/cổ phiếu.
Cùng ngày, Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đã công bố lỗ 1,5 tỷ USD trong quý 1/2009 - đây là quý thua lỗ đầu tiên kể từ năm 2001, từ mức lãi 940 triệu USD trong quý 1/2008.
Kết thúc phiên, cổ phiếu Berkshire Hathaway hạng A tăng 0,96% lên 95.295 USD/cổ phiếu; cổ phiếu hạng B tăng 2,62% lên 3.132 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm hôm thứ Sáu, đưa các chỉ số tiếp tục có tuần tăng điểm và giúp chỉ số S&P 500 vượt ngưỡng giá trị của đầu năm 2009.
Nhờ những thông tin tích cực từ kết quả kiểm tra sức khỏe khối ngân hàng, nên cổ phiếu khối này đã có thêm phiên giao dịch thành công.
Chỉ số KBW khối ngân hàng tăng 12,1%, trong đó, cổ phiếu JPMorgan Chase tăng 10,5%, cổ phiếu Wells Fargo tiến thêm 13,8%, cổ phiếu Bank of America tăng 4,9%, cổ phiếu Citigroup nhích 5,5% lên 4,02 USD/cổ phiếu.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 4,41%, chỉ số S&P 500 tiến thêm 5,89% và chỉ số Nasdaq lên 1,15% - đây là tuần tăng điểm thứ 9 và cũng là thời kỳ tăng điểm kéo dài nhất kể từ năm 1999 của chỉ số này.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán trong tuần - Nguồn: G.Finance.
Như vậy, so với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 2,3%, chỉ số S&P 500 tăng 2,88% và chỉ số Nasdaq lên 10,27%.
Đối với cổ phiếu 10 ngành trong chỉ số S&P 500, cổ phiếu ngành tài chính, năng lượng đã dẫn đầu thị trường với mức tăng lần lượt là 23% và 8,5% giá trị trong tuần; cổ phiếu ngành công nghiệp tăng 7%; ngành công nghệ thông tin xếp vị trí cuối cùng khi mất 1,74%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 8/5: chỉ số Dow Jones tăng 164,8 điểm, tương đương 1,96%, chốt ở mức 8.574,65.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 22,76 điểm, tương đương 1,33%, chốt ở mức 1.739.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 21,84 điểm, tương đương 2,41%, đóng cửa ở mức 929,23.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,9 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.645 cổ phiếu tăng điểm và có 431 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3,18 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.049 cổ phiếu lên điểm và có 681 cổ phiếu mất điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke có bài phát biểu quan trọng.
Thứ Ba: Công bố số liệu về cán cân thương mại của Mỹ; số liệu về ngân sách liên bang; kết quả kinh doanh của Nissan.
Thứ Tư: công bố doanh thu bán lẻ; giá nhập khẩu hàng hóa; Hạ viện Mỹ nghe giải trình của AIG; kết quả kinh doanh của tập đoàn bán lẻ Macy's.
Thứ Năm: Công bố số liệu về chỉ số giá nhà sản xuất (PPI); báo cáo về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; Hạ viện nghe giải trình của ngành công nghiệp bảo hiểm Mỹ; kết quả kinh doanh của Wal-Mart.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về CPI; sản xuất công nghiệp; chỉ số niềm tin người tiêu dùng.
Chứng khoán châu Âu lên cao nhất trong 4 tháng
Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm hôm thứ Sáu, đưa cả ba chỉ số chính có thêm tuần giao dịch thành công. Cổ phiếu khối ngân hàng dẫn đầu về biên độ tăng điểm, sau khi kết quả kiểm tra sức khỏe 19 ngân hàng Mỹ được công bố.
Cổ phiếu HSBC, Banco Santander, Credit Suisse, BNP Paribas và UniCredit tăng từ 1,4% đến 6,4%.
Giá dầu thô tại châu Âu đã tăng thêm 2,3% nên giúp cổ phiếu khối năng lượng lên điểm. Trong đó, cổ phiếu BG Group, BP, Royal Dutch Shell và Total tăng thêm 1,3% đến 2,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 63,41 điểm, tương đương 1,44%, chốt ở mức 4.312,59 – tăng 5,16% trong tuần. Khối lượng giao dịch đạt 2,78 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 2,29% và tăng 3,03% giá trị trong tuần, khối lượng giao dịch đạt 38,26 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,88% - tăng 4,83% trong tuần, khối lượng giao dịch đạt 147,8 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á có tuần tăng điểm mạnh
Hầu hết các thị trường chứng khoán khu vực đã tăng điểm phiên cuối tuần, đưa thị trường có tuần giao dịch đầu tháng 5 thành công.
Chứng khoán Nhật tiếp tục tăng điểm hôm thứ Sáu, đưa chỉ số này lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua. Cổ phiếu khối ngân hàng là nhân tố đầu tàu đưa thị trường khởi sắc, sau khi kết quả kiểm tra sức khỏe 19 ngân hàng Mỹ được công bố.
Chỉ số khối ngân hàng phiên này tăng 3,9%, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group lên 6,2%, cổ phiếu Mizuho Financial Group tiến thêm 6%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 4,1%.
Điểm đáng chú ý, cổ phiếu của Toyota đã giảm 1,5% sau khi có thông tin hãng lỗ 6,9 tỷ USD trong quý cuối cùng năm tài khóa 2008.
Kết thúc phiên, chỉ số Nikkei 225 tăng 47,13 điểm, tương đương 0,5%, chốt ở mức 9.432,83 - tăng 5,1% giá trị trong tuần.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 11 điểm, tương đương 0,17%, chốt ở mức 6.583,87 - lên 9,86% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lên 28,2 điểm, tương đương 1,09%, chốt ở mức 2.625,65 - tăng 6% so với tuần trước.
Chỉ số ASX 200 của Australia tiến thêm 7,5 điểm, tương đương 0,19%, chốt ở mức 3.919,6 – tăng 4,67% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 171,98 điểm, tương đương 1%, chốt ở mức 17.389,87 - tăng 12% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 3,39 điểm, tương đương -0,15%, chốt ở mức 2.238,21 - tăng 16,55% so với tuần trước.
Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ hạ 240,15 điểm, tương đương -1,98%, chốt ở mức 11.876,43 - lên 4,15% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 11,05 điểm, tương đương 0,79%, chốt ở mức 1.412,13 - tăng 3,12% so với tuần trước.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.409,85 | 8.574,65 | 164,80 | 1,96 |
Nasdaq | 1.716,24 | 1.739,00 | 22,76 | 1,33 | |
S&P 500 | 907,39 | 929,23 | 21,84 | 2,41 | |
Anh | FTSE 100 | 4.398,68 | 4.462,09 | 63,41 | 1,44 |
Đức | DAX | 4.804,10 | 4.913,90 | 109,80 | 2,29 |
Pháp | CAC 40 | 3.251,52 | 3.312,59 | 61,07 | 1,88 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.572,87 | 6.583,87 | 11,00 | 0,17 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.385,70 | 9.432,83 | 47,13 | 0,50 |
Hồng Kông | Hang Seng | 17.217,89 | 17.389,87 | 171,98 | 1,00 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.401,08 | 1.412,13 | 11,05 | 0,79 |
Singapore | Straits Times | 2.233,15 | 2.238,21 | 3,39 | 0,15 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.597,45 | 2.625,65 | 28,20 | 1,09 |
Ấn Độ | BSE 30 | 12.074,06 | 11.876,43 | 240,51 | 1,98 |
Australia | ASX | 3.912,10 | 3.919,60 | 7,50 | 0,19 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |