Thoái vốn của TKV còn “kẹt” ở nhiều nơi
TKV đang gặp khó khăn khi thoái vốn ở nhiều công ty thành viên
Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương về tình hình sắp xếp, đổi mới, kiện toàn bộ máy hoạt động doanh nghiệp năm 2016.
Theo đó, TKV đã chỉ đạo tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu với Công ty Địa chất Việt Bắc và Công ty Đầu tư phát triển nhà và hạ tầng để chuyển thành công ty cổ phần.
Đề án tái cơ cấu TKV 2012 -2015, tập đoàn cho biết đã hoàn thành vốn cổ phần hoá đối với 11/11 đơn vị. Tổng số tiền thu về từ cổ phần hoá đạt 494 tỷ đồng.
Về thoái vốn ngoài ngành, TKV đã thoái toàn bộ phần vốn tại 6 trong tổng số 8 đơn vị. Trong năm 2016, TKV tiếp tục thực hiện việc thu hồi vốn góp tại quỹ đầu tư BIDV - Partner khoảng 12,48 tỷ đồng. Luỹ kế đến hết năm 2016, tập đoàn đã thoái được 41,28 tỷ đồng, còn 6,72 tỷ sẽ thu hồi nốt trong năm nay.
Việc thoái vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển khu kinh tế Hải Hà, TKV cho biết rất khó khăn và không thể thực hiện được.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, TKV sẽ chuyển phần vốn góp tại Hải Hà về SCIC quản lý. Hai bên đã gặp gỡ, làm việc song SCIC có lại “không xem xét mua lại khoản đầu tư ngoài ngành của TKV tại Hải Hà”.
Tập đoàn cũng cho biết đang tích cực thoái vốn trong ngành tại Công ty Cổ phần Đại lý Hàng hải. Tập đoàn đã bán vốn hai lần tại đây nhưng không thành công. Hiện TKV đã chỉ đạo công ty này giảm vốn điều lệ từ 45,5 tỷ xuống còn 25 tỷ đồng bằng hình thức hoàn trả tiền mặt cho cổ đông. Việc này nhằm mục đích tăng thu hút cho nhà đầu tư trong quá trình bán vốn của TKV tại đây.
Đối với Công ty Cổ phần Vận tải thuỷ, trong giai đoạn 2014 -2015 để thu hút nhà đầu tư, TKV đã dùng nhiều biện pháp để công ty thoát lỗ. Năm 2016 công ty bắt đầu có lãi, giảm được lỗ luỹ kế, thanh toán được các khoản nợ vay đến hạn phải trả theo kế hoạch.
Đồng thời, TKV cũng tìm kiếm và đã có 4 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần của công ty. Phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.
Thực tế, việc chuyển nhượng vẫn chưa hoàn tất do giá TKV thoả thuận là 10.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn mức 4.300 đồng/cổ phiếu WTC tại ngày hai bên dự kiến chuyển nhượng. Việc này đang được Bộ Tài chính báo cáo lên Chính phủ.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, TKV phải thoái vốn dưới mức chi phí tại Tổng công ty Điện lực TKV và Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc song chưa thực hiện được do vướng mắc về tài chính.
Cụ thể, theo TKV, Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về Đề án tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016 -2020, định hướng đến năm 2025 có khẳng định: “Giai đoạn đến năm 2018, các tổng công ty phát điện vẫn trực thuộc các tập đoàn và do các tập đoàn giữ cổ phần chi phối”. Do đó, TKV sẽ tiếp tục giữ cổ phần chi phối tại Tổng công ty Điện lực TKV.
Ngoài ra, TKV cũng đang thực hiện thủ tục cho phá sản Công ty Cổ phần Đóng tàu Sông Ninh. HIện tập đoàn đã chỉ đạo thêm người đại diện vốn tại đây triển khai các thủ tục cần thiết để việc phá sản diễn ra nhanh chóng.
Theo đó, TKV đã chỉ đạo tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu với Công ty Địa chất Việt Bắc và Công ty Đầu tư phát triển nhà và hạ tầng để chuyển thành công ty cổ phần.
Đề án tái cơ cấu TKV 2012 -2015, tập đoàn cho biết đã hoàn thành vốn cổ phần hoá đối với 11/11 đơn vị. Tổng số tiền thu về từ cổ phần hoá đạt 494 tỷ đồng.
Về thoái vốn ngoài ngành, TKV đã thoái toàn bộ phần vốn tại 6 trong tổng số 8 đơn vị. Trong năm 2016, TKV tiếp tục thực hiện việc thu hồi vốn góp tại quỹ đầu tư BIDV - Partner khoảng 12,48 tỷ đồng. Luỹ kế đến hết năm 2016, tập đoàn đã thoái được 41,28 tỷ đồng, còn 6,72 tỷ sẽ thu hồi nốt trong năm nay.
Việc thoái vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển khu kinh tế Hải Hà, TKV cho biết rất khó khăn và không thể thực hiện được.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, TKV sẽ chuyển phần vốn góp tại Hải Hà về SCIC quản lý. Hai bên đã gặp gỡ, làm việc song SCIC có lại “không xem xét mua lại khoản đầu tư ngoài ngành của TKV tại Hải Hà”.
Tập đoàn cũng cho biết đang tích cực thoái vốn trong ngành tại Công ty Cổ phần Đại lý Hàng hải. Tập đoàn đã bán vốn hai lần tại đây nhưng không thành công. Hiện TKV đã chỉ đạo công ty này giảm vốn điều lệ từ 45,5 tỷ xuống còn 25 tỷ đồng bằng hình thức hoàn trả tiền mặt cho cổ đông. Việc này nhằm mục đích tăng thu hút cho nhà đầu tư trong quá trình bán vốn của TKV tại đây.
Đối với Công ty Cổ phần Vận tải thuỷ, trong giai đoạn 2014 -2015 để thu hút nhà đầu tư, TKV đã dùng nhiều biện pháp để công ty thoát lỗ. Năm 2016 công ty bắt đầu có lãi, giảm được lỗ luỹ kế, thanh toán được các khoản nợ vay đến hạn phải trả theo kế hoạch.
Đồng thời, TKV cũng tìm kiếm và đã có 4 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần của công ty. Phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.
Thực tế, việc chuyển nhượng vẫn chưa hoàn tất do giá TKV thoả thuận là 10.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn mức 4.300 đồng/cổ phiếu WTC tại ngày hai bên dự kiến chuyển nhượng. Việc này đang được Bộ Tài chính báo cáo lên Chính phủ.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, TKV phải thoái vốn dưới mức chi phí tại Tổng công ty Điện lực TKV và Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc song chưa thực hiện được do vướng mắc về tài chính.
Cụ thể, theo TKV, Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về Đề án tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016 -2020, định hướng đến năm 2025 có khẳng định: “Giai đoạn đến năm 2018, các tổng công ty phát điện vẫn trực thuộc các tập đoàn và do các tập đoàn giữ cổ phần chi phối”. Do đó, TKV sẽ tiếp tục giữ cổ phần chi phối tại Tổng công ty Điện lực TKV.
Ngoài ra, TKV cũng đang thực hiện thủ tục cho phá sản Công ty Cổ phần Đóng tàu Sông Ninh. HIện tập đoàn đã chỉ đạo thêm người đại diện vốn tại đây triển khai các thủ tục cần thiết để việc phá sản diễn ra nhanh chóng.