Trung Quốc cấm tên gọi doanh nghiệp khó hiểu như “Sợ vợ”
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc sử dụng tên gọi rất “độc”
Trung Quốc mới đây đã ban lệnh cấm các công ty ở nước này đăng ký tên doanh nghiệp dài và khó hiểu - hãng tin BBC cho biết.
Năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc cấm xây những tòa nhà có hình dáng lạ, sau khi ở nước này xuất hiện những tòa nhà có hình dáng gây tranh cãi, như hình một bình trà hoặc hình một cái quần.
Giờ đây, Cơ quan Quản lý nhà nước về Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc (SAIC) tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống lại sự “bất thường”, bằng cách không cho phép các doanh nghiệp sử dụng tên gọi kiểu như “Sợ vợ” hay “Sức mạnh tiền sử”.
Những tên gọi “có một không hai”
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc sử dụng tên gọi rất “độc”. Nhiều tên gọi công ty như vậy đã trở thành cho những câu chuyện vui trên mạng Internet.
Cái tên “Công ty TNHH Quản lý khách sạn Sức mạnh tiền sử Thẩm Dương” nghe có vẻ kỳ cục, nhưng có lẽ không mấy xa lạ với người hâm mộ thể thao Trung Quốc còn nhớ vận động viên bơi lội Fu Yuanhui của nước này.
Sau khi giành huy chương đồng tại Olympic, Fu nói: “Tôi đã sử dụng toàn bộ sức mạnh tiền sử của mình để bơi!”
Ngoài ra, còn có nhiều nhà hàng và quán cà phê ở Trung Quốc được đặt tên có cụm từ “Cây nấm xanh gầy guộc”.
Cụm từ này bắt nguồn từ một câu chuyện vui trên Internet chế giễu một người đàn ông từ tỉnh Quảng Tây. Người này đăng lên mạng một đoạn video về anh ta đang nói về nỗi cô đơn của mình khi bạn gái đi vắng. “Không thể chịu nổi, tôi muốn khóc quá”, anh ta than vãn.
Tuy nhiên, do chất giọng địa phương, câu nói này của anh ta nghe giống như “Cây nấm xanh gầy guộc”.
Một trong những cái tên công ty được bàn tán nhiều nhất trên mạng xã hội Trung Quốc là một công ty sản xuất bao cao su có tên “Bác Niu”. Thực ra, tên đầy đủ của công ty này là “Công ty TNHH Công nghệ Internet Có một nhóm bạn trẻ có mơ ước, tin rằng mình có thể làm những điều tuyệt diệu trong cuộc sống dưới lãnh đạo của Bác Niu”.
Tuy dài dòng, nhưng ít nhất cái tên này còn mang ý nghĩa tích cực. Nhiều tên công ty Trung Quốc khác không chỉ lạ mà dường như còn rất “có vấn đề”.
Chẳng hạn, có hai công ty đăng ký tên gọi là “Công ty Công nghệ Sợ vợ Bắc Kinh” và “Nhà máy Các sản phẩm lưới Sợ vợ Anping”.
Doanh nghiệp nước ngoài khổ sở
Các quy tắc của tiếng Trung Quốc viết rất khác với tiếng Anh viết, dẫn tới việc nhiều tên gọi quốc tế khi được dịch sang tiếng Trung rất khác với bản gốc, thậm chí là mang những nghĩa kỳ quặc.
Để khắc phục tình trạng này, các công ty thương hiệu ở Trung Quốc thường có hẳn dịch vụ giúp các công ty phương Tây có được một tên gọi hợp lý tại thị trường Trung Quốc.
Tên của các công ty phương Tây thường được đặt theo tên của nhà sáng lập, như Boeing, Ford hay Gucci, và những tên gọi này không có cách nào để dịch trực tiếp. Cũng có những công ty mang tên gọi xuất phát từ một từ có ý nghĩa, như Verizon là tên xuất phát từ “veritas” - trong tiếng Latin có nghĩa là “sự thật”.
Ngoài ra cũng có những công ty được đặt tên bằng những từ không có nghĩa, như Etsy, Hulu…
“Điều quan trọng nhất là chúng tôi phải đưa ra được một cái tên nắm bắt được tinh thần của thương hiệu”, ông Tait Lawton, đến từ Nanjing Marketing Group - một công ty cung cấp dịch vụ đặt tên công ty tại Trung Quốc, phát biểu.
Giải pháp “nan giải”
Khi vào thị trường Trung Quốc, các công ty phương Tây đôi khi dùng một cụm từ tiếng Trung có phát âm tương tự tên gốc của họ để làm tên gọi, hoặc đưa ra một tên gọi bằng tiếng Trung có ý nghĩa trung tính. Một số khác đưa ra một cái tên hoàn tới mới nhưng thể hiện đặc trưng thương hiệu.
Hãng xe BMW hiện có tên gọi tại Trung Quốc là 宝马. Tên gọi này được đánh giá cao, vì được phát âm là “bao ma”, với chữ B và M ở đầu, đồng thời là có nghĩa là “con ngựa quý”.
Tã giấy Pampers có tên gọi ở Trung Quốc là 帮宝适 hay "bang bao shi", nghĩa là “giúp làm cho em bé thoải mái”.
Xà phòng Walch lại có tên 威露士 hay "wei lu shi", mà nếu dịch thoáng sẽ có nghĩa là “vệ sỹ chất lỏng hùng mạnh”.
Năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc cấm xây những tòa nhà có hình dáng lạ, sau khi ở nước này xuất hiện những tòa nhà có hình dáng gây tranh cãi, như hình một bình trà hoặc hình một cái quần.
Giờ đây, Cơ quan Quản lý nhà nước về Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc (SAIC) tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống lại sự “bất thường”, bằng cách không cho phép các doanh nghiệp sử dụng tên gọi kiểu như “Sợ vợ” hay “Sức mạnh tiền sử”.
Những tên gọi “có một không hai”
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc sử dụng tên gọi rất “độc”. Nhiều tên gọi công ty như vậy đã trở thành cho những câu chuyện vui trên mạng Internet.
Cái tên “Công ty TNHH Quản lý khách sạn Sức mạnh tiền sử Thẩm Dương” nghe có vẻ kỳ cục, nhưng có lẽ không mấy xa lạ với người hâm mộ thể thao Trung Quốc còn nhớ vận động viên bơi lội Fu Yuanhui của nước này.
Sau khi giành huy chương đồng tại Olympic, Fu nói: “Tôi đã sử dụng toàn bộ sức mạnh tiền sử của mình để bơi!”
Ngoài ra, còn có nhiều nhà hàng và quán cà phê ở Trung Quốc được đặt tên có cụm từ “Cây nấm xanh gầy guộc”.
Cụm từ này bắt nguồn từ một câu chuyện vui trên Internet chế giễu một người đàn ông từ tỉnh Quảng Tây. Người này đăng lên mạng một đoạn video về anh ta đang nói về nỗi cô đơn của mình khi bạn gái đi vắng. “Không thể chịu nổi, tôi muốn khóc quá”, anh ta than vãn.
Tuy nhiên, do chất giọng địa phương, câu nói này của anh ta nghe giống như “Cây nấm xanh gầy guộc”.
Một trong những cái tên công ty được bàn tán nhiều nhất trên mạng xã hội Trung Quốc là một công ty sản xuất bao cao su có tên “Bác Niu”. Thực ra, tên đầy đủ của công ty này là “Công ty TNHH Công nghệ Internet Có một nhóm bạn trẻ có mơ ước, tin rằng mình có thể làm những điều tuyệt diệu trong cuộc sống dưới lãnh đạo của Bác Niu”.
Tuy dài dòng, nhưng ít nhất cái tên này còn mang ý nghĩa tích cực. Nhiều tên công ty Trung Quốc khác không chỉ lạ mà dường như còn rất “có vấn đề”.
Chẳng hạn, có hai công ty đăng ký tên gọi là “Công ty Công nghệ Sợ vợ Bắc Kinh” và “Nhà máy Các sản phẩm lưới Sợ vợ Anping”.
Doanh nghiệp nước ngoài khổ sở
Các quy tắc của tiếng Trung Quốc viết rất khác với tiếng Anh viết, dẫn tới việc nhiều tên gọi quốc tế khi được dịch sang tiếng Trung rất khác với bản gốc, thậm chí là mang những nghĩa kỳ quặc.
Để khắc phục tình trạng này, các công ty thương hiệu ở Trung Quốc thường có hẳn dịch vụ giúp các công ty phương Tây có được một tên gọi hợp lý tại thị trường Trung Quốc.
Tên của các công ty phương Tây thường được đặt theo tên của nhà sáng lập, như Boeing, Ford hay Gucci, và những tên gọi này không có cách nào để dịch trực tiếp. Cũng có những công ty mang tên gọi xuất phát từ một từ có ý nghĩa, như Verizon là tên xuất phát từ “veritas” - trong tiếng Latin có nghĩa là “sự thật”.
Ngoài ra cũng có những công ty được đặt tên bằng những từ không có nghĩa, như Etsy, Hulu…
“Điều quan trọng nhất là chúng tôi phải đưa ra được một cái tên nắm bắt được tinh thần của thương hiệu”, ông Tait Lawton, đến từ Nanjing Marketing Group - một công ty cung cấp dịch vụ đặt tên công ty tại Trung Quốc, phát biểu.
Giải pháp “nan giải”
Khi vào thị trường Trung Quốc, các công ty phương Tây đôi khi dùng một cụm từ tiếng Trung có phát âm tương tự tên gốc của họ để làm tên gọi, hoặc đưa ra một tên gọi bằng tiếng Trung có ý nghĩa trung tính. Một số khác đưa ra một cái tên hoàn tới mới nhưng thể hiện đặc trưng thương hiệu.
Hãng xe BMW hiện có tên gọi tại Trung Quốc là 宝马. Tên gọi này được đánh giá cao, vì được phát âm là “bao ma”, với chữ B và M ở đầu, đồng thời là có nghĩa là “con ngựa quý”.
Tã giấy Pampers có tên gọi ở Trung Quốc là 帮宝适 hay "bang bao shi", nghĩa là “giúp làm cho em bé thoải mái”.
Xà phòng Walch lại có tên 威露士 hay "wei lu shi", mà nếu dịch thoáng sẽ có nghĩa là “vệ sỹ chất lỏng hùng mạnh”.