01:17 19/06/2019

Uống nước đóng chai tăng hấp thụ hạt vi nhựa vào người

An Nhiên

Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra cơ thể con người có thể hấp thụ các hạt nhựa nhỏ li ti trong các loại nước uống đóng chai. Tuy nhiên, chưa có kết luận rõ ràng về tác hại của chúng đối với sức khỏe con người.


Uống nước đóng chai tăng hấp thụ hạt vi nhựa vào người - Ảnh 1.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi Trường mới đây, mỗi năm người Mỹ ăn uống và hít vào khoảng 74.000 đến 121.000 hạt vi nhựa tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của của từng người. Đặc biệt, với những người có thói quen chỉ sử dụng nước đóng chai thì có khả năng họ sẽ hấp thụ thêm 90.000 hạt so với con số ước tính trên.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số hạt nhỏ có thể xâm nhập vào các mô trong cơ thể con người, tác động trực tiếp đến sức khỏe mà chúng ta không thể lường trước được. Chúng có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch hoặc giải phóng các chất độc hại được hấp thụ từ môi trường, trong đó có kim loại nặng.Các nhà khoa học cho biết hạt vi nhựa không chỉ tồn tại trong các loài động vật ăn các chất ô nhiễm từ môi trường mà nó có hiện hữu trong quá trình sản xuất và đóng gói thực phẩm.Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ và Hướng dẫn chế độ ăn uống 2015 – 2020 cho người Mỹ, để kiểm soát mức độ hạt vi nhựa xâm nhập vào cơ thể, các nhà nghiên cứu đã thu thập 26 nghiên cứu trước đó và phân tích mức hấp thụ hạt vi nhựa trong không khí, rượu, nước đóng chai, mật ong, hải sản, muối, đường và nước máy.Nghiên cứu chỉ ra rằng tổng lượng hạt vi nhựa trung bình năm mà cơ thể hấp thụ và hít phải của bé trai là khoảng 81.000 hạt, còn nam giới là 121.000 hạt. Trong khi đó, tổng lượng hấp thụ đối với bé gái là 74.000 hạt và đối với phụ nữ là 98.000 hạt.
Báo cáo cũng kết luận dù bạn uống nước máy hay nước đóng chai thì cũng có thể hấp thụ phải hạt vi nhựa. Nếu con người sử dụng nước máy đóng chai, lượng hạt vi nhựa hấp thụ vào cơ thể người dao động từ 64.000 đến 127.000 hạt.Tuy nhiên, ông Alastair Grant, giáo sư sinh thái học tại Đại học Đông Anglia (Anh) cho rằng: " Chưa có bằng chứng nào cho thấy tỷ lệ hấp thụ này gây nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Nghiên cứu không tính đến việc cơ thể chúng ta thải ra ngoài khi chúng ta hít thở".Bà Stephanie Wright, cộng tác nghiên cứu tại khoa phân tích khoa học môi trường của Đại học King London chia sẻ: "Một số nghiên cứu cần được giải thích một cách thận trọng hơn, đặc biệt là những nghiên cứu chỉ dựa vào phương pháp trực quan để xác định hạt vi nhựa. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định lượng hạt vi nhựa là bao nhiêu thì sẽ gây hại cho sức khỏe con người". Nhựa siêu nhỏ có mặt ở khắp nơi trên thế giới, từ những sông băng ở khu vực cao nhất của thế giới đến những tầng đại dương sâu nhất. Chúng thực chất là những mảnh nhựa vỡ từ nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của con người như quần áo từ sợi tổng hợp, lốp xe ô tô và kính áp tròng.