Vàng hạ nhiệt, dầu thô cũng mất giá
Giá vàng hạ nhiệt, dầu thô cũng giảm giá, nhưng nhìn chung cả tuần, giá hai mặt hàng này đều tăng khá mạnh
Những thông tin bất lợi từ châu Âu, đặc biệt là từ Hungary - quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, đã xóa nhòa bản báo cáo lạc quan về tình hình việc làm ở Mỹ và đẩy chỉ số đồng USD tăng vọt. Từ đó gây áp lực lên giá cả nhiều loại hàng hóa.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 12 vừa qua, nền kinh tế này đã tạo được 200.000 việc làm mới, đưa tỷ lệ thất nghiệp giảm tháng thứ 4 liên tiếp. Điều này đã mang lại ít nhiều phấn khởi cho nhà đầu tư, sau những thông tin lạc quan khác đã được công bố hồi đầu tuần.
Trong khi đó, tại châu Âu, phát biểu sau cuộc gặp Thủ tướng Italy Mario Monti, Tổng thống Pháp tuyên bố các nhà lãnh đạo Khu vực đồng Euro sẽ phải đưa ra những quyết định "khó khăn" trong vài ngày tới. Chưa hết, những lo lắng về nợ châu Âu bắt đầu chuyển sang Hungary.
Bộ trưởng phụ trách đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) của Hungary, Tamas Fellegi, mới đây đã tuyên bố Hungary muốn đạt được thỏa thuận cứu trợ "càng sớm càng tốt" với định chế tài chính toàn cầu này, trong bối cảnh đồng forint sụt mạnh và chi phí vay mượn tăng cao.
Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn sau khi hai tổ chức định mức tín nhiệm nổi tiếng là Standard & Poor's và Moody's đã đánh tụt xếp hạng nợ của Hungary xuống mức "bỏ đi". Đầu phiên hôm qua, tới lượt Fitch Ratings cũng hạ xếp hạng nợ của Hungary xuống tình trạng "bỏ đi".
Những tin tức bất lợi của châu Âu đã làm xóa nhòa các thông tin kinh tế lạc quan từ Mỹ, khiến các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ biến động không ngừng và đẩy giá USD vọt lên mức cao mới so với đồng Euro, từ đó gây áp lực lên giá bán các mặt hàng định giá bằng USD.
Phiên giao dịch đêm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã lên tới 81,271 điểm, cao nhất kể từ tháng 1/2011, nhờ đồng Euro tiếp tục rơi xuống dưới ngưỡng 1,28 USD. Phiên liền trước, chỉ số USD cũng đã vượt lên 80,930 điểm.
Dầu thô giảm giá, xăng đi lên
Chốt phiên 6/1, giá dầu thô tương lai giảm nhẹ. Cụ thể, dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 giảm 25 cent, tương ứng 0,3%, xuống 101,56 USD/thùng trên sàn giao dịch New York. Trước đó, dầu thô có lúc chạm tới 102,8 USD/thùng. Tính cả tuần, dầu thô loại này đã tăng được 2,8%.
Ngược chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 2 tăng 2 cent, lên 2,75 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng 3 cent, 3,07 USD/gallon. Khí tự nhiên tăng 8 cent, tương ứng 2,8%, lên 3,06 USD/triệu BTU. Tính cả tuần, xăng tăng 3,5%, dầu sưởi tăng 5,4% và khí tự nhiên tăng 2,4%.
Vàng, bạc đua nhau hạ nhiệt
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giao sau đã hạ nhiệt, chấm dứt chuỗi 4 ngày lên giá liên tiếp. Cụ thể, chốt phiên 6/1, giá vàng giao tháng 2 giảm 3,3 USD, tương ứng 0,2%, xuống 1.616,8 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Tuy nhiên, tính cả tuần qua, giá vàng tăng 3,2%.
Cùng với vàng, giá bạc giao tháng 3 giảm tới 61 cent, tương ứng 2,1%, xuống 28,68 USD/ounce. Dù vậy, trong tuần qua, giá kim loại này đã tăng được 2,7%. Giá kim loại đồng lúc đóng cửa phiên 6/1 tăng 1 cent, tương ứng 0,3%, lên mức 3,44 USD/lb. Tính cả tuần, giá đồng đi ngang.
Trên thị trường bạch kim và palladium, giá hai mặt hàng này đêm qua đã giảm khá mạnh. Trong đó, bạch kim giao tháng 4 giảm 9,8 USD, xuống 1.408,20 USD/ounce; palladium giao tháng 3 giảm 30,40 USD, xuống 614 USD/ounce. Tính cả tuần, palladium mất 6,4%, bạch kim tăng 0,2%.
Nông sản tăng giảm trái chiều
Ngược chiều với giá vàng, dầu, nhiều mặt hàng nông sản tăng giá nhẹ hoặc đi ngang, bất chấp sức ép từ đồng USD. Trong đó, giá cà phê arabica giao sau tăng 1% lên mức 221,75 cent/lb. Giá ngô đi ngang ở mức 643,5 cent/bushel. Giá ca cao giao sau cũng đi ngang ở mức 2.028 USD/tấn.
Giá đường thô tăng 0,69% lên 23,29 cent/lb. Giá gạo chưa xay, xát tăng 1% lên 14,68 USD/cwt. Giá bông tăng 1,18% lên 95,86 cent/lb. Ở chiều ngược lại, đậu tương giảm 1,03% xuống 1.196,5 cent/bushel. Yến mạch giảm còn 287,25 cent/bushel. Giá len giảm 1,84% còn 1.335 cent/kg.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 12 vừa qua, nền kinh tế này đã tạo được 200.000 việc làm mới, đưa tỷ lệ thất nghiệp giảm tháng thứ 4 liên tiếp. Điều này đã mang lại ít nhiều phấn khởi cho nhà đầu tư, sau những thông tin lạc quan khác đã được công bố hồi đầu tuần.
Trong khi đó, tại châu Âu, phát biểu sau cuộc gặp Thủ tướng Italy Mario Monti, Tổng thống Pháp tuyên bố các nhà lãnh đạo Khu vực đồng Euro sẽ phải đưa ra những quyết định "khó khăn" trong vài ngày tới. Chưa hết, những lo lắng về nợ châu Âu bắt đầu chuyển sang Hungary.
Bộ trưởng phụ trách đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) của Hungary, Tamas Fellegi, mới đây đã tuyên bố Hungary muốn đạt được thỏa thuận cứu trợ "càng sớm càng tốt" với định chế tài chính toàn cầu này, trong bối cảnh đồng forint sụt mạnh và chi phí vay mượn tăng cao.
Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn sau khi hai tổ chức định mức tín nhiệm nổi tiếng là Standard & Poor's và Moody's đã đánh tụt xếp hạng nợ của Hungary xuống mức "bỏ đi". Đầu phiên hôm qua, tới lượt Fitch Ratings cũng hạ xếp hạng nợ của Hungary xuống tình trạng "bỏ đi".
Những tin tức bất lợi của châu Âu đã làm xóa nhòa các thông tin kinh tế lạc quan từ Mỹ, khiến các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ biến động không ngừng và đẩy giá USD vọt lên mức cao mới so với đồng Euro, từ đó gây áp lực lên giá bán các mặt hàng định giá bằng USD.
Phiên giao dịch đêm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã lên tới 81,271 điểm, cao nhất kể từ tháng 1/2011, nhờ đồng Euro tiếp tục rơi xuống dưới ngưỡng 1,28 USD. Phiên liền trước, chỉ số USD cũng đã vượt lên 80,930 điểm.
Dầu thô giảm giá, xăng đi lên
Chốt phiên 6/1, giá dầu thô tương lai giảm nhẹ. Cụ thể, dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 giảm 25 cent, tương ứng 0,3%, xuống 101,56 USD/thùng trên sàn giao dịch New York. Trước đó, dầu thô có lúc chạm tới 102,8 USD/thùng. Tính cả tuần, dầu thô loại này đã tăng được 2,8%.
Ngược chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 2 tăng 2 cent, lên 2,75 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng 3 cent, 3,07 USD/gallon. Khí tự nhiên tăng 8 cent, tương ứng 2,8%, lên 3,06 USD/triệu BTU. Tính cả tuần, xăng tăng 3,5%, dầu sưởi tăng 5,4% và khí tự nhiên tăng 2,4%.
Vàng, bạc đua nhau hạ nhiệt
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giao sau đã hạ nhiệt, chấm dứt chuỗi 4 ngày lên giá liên tiếp. Cụ thể, chốt phiên 6/1, giá vàng giao tháng 2 giảm 3,3 USD, tương ứng 0,2%, xuống 1.616,8 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Tuy nhiên, tính cả tuần qua, giá vàng tăng 3,2%.
Cùng với vàng, giá bạc giao tháng 3 giảm tới 61 cent, tương ứng 2,1%, xuống 28,68 USD/ounce. Dù vậy, trong tuần qua, giá kim loại này đã tăng được 2,7%. Giá kim loại đồng lúc đóng cửa phiên 6/1 tăng 1 cent, tương ứng 0,3%, lên mức 3,44 USD/lb. Tính cả tuần, giá đồng đi ngang.
Trên thị trường bạch kim và palladium, giá hai mặt hàng này đêm qua đã giảm khá mạnh. Trong đó, bạch kim giao tháng 4 giảm 9,8 USD, xuống 1.408,20 USD/ounce; palladium giao tháng 3 giảm 30,40 USD, xuống 614 USD/ounce. Tính cả tuần, palladium mất 6,4%, bạch kim tăng 0,2%.
Nông sản tăng giảm trái chiều
Ngược chiều với giá vàng, dầu, nhiều mặt hàng nông sản tăng giá nhẹ hoặc đi ngang, bất chấp sức ép từ đồng USD. Trong đó, giá cà phê arabica giao sau tăng 1% lên mức 221,75 cent/lb. Giá ngô đi ngang ở mức 643,5 cent/bushel. Giá ca cao giao sau cũng đi ngang ở mức 2.028 USD/tấn.
Giá đường thô tăng 0,69% lên 23,29 cent/lb. Giá gạo chưa xay, xát tăng 1% lên 14,68 USD/cwt. Giá bông tăng 1,18% lên 95,86 cent/lb. Ở chiều ngược lại, đậu tương giảm 1,03% xuống 1.196,5 cent/bushel. Yến mạch giảm còn 287,25 cent/bushel. Giá len giảm 1,84% còn 1.335 cent/kg.