Vốn rẻ cho người nghèo và giải pháp công nghệ cao
Tài chính vi mô chính là cơ hội để những người thu nhập thấp tiếp cận được các dịch vụ tài chính
Vừa trở về từ hội nghị tài chính khu vực châu Á tổ chức tại thủ đô Dhaka của Bangladesh theo lời mời của Ngân hàng Thế giới (WB), tôi thật sự mong được chia sẻ những suy nghĩ của mình về một đất nước vốn nổi tiếng với Muhammad Yunus, người đã đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2006 với thành tích giảm đói nghèo ở quốc gia, này thông qua các khoản tín dụng vi mô để giúp người nghèo tự tổ chức sản xuất, kinh doanh ở quy mô kinh tế hộ gia đình.
Bangladesh là một quốc gia ở vùng Nam Á, ba phía tây, bắc và đông giáp với Ân Độ, cực đông nam giáp với Myanmar và phía nam là vịnh Bengal. Với dân số xếp thứ bẩy trên thế giới 147 triệu người, Bangladesh là một trong những nước nghèo có mật độ dân số cao nhất thế giới và thu nhập quốc dân bình quân đầu người một năm còn rất thấp, theo giá hiện hành năm 2010 là 641 USD.
Theo mô hình của Yunus, các “doanh nghiệp” gia đình siêu nhỏ được vay các khoản tín dụng nhỏ theo nhóm, tự giác kiểm soát lẫn nhau về việc trả lãi vay và nợ gốc, làm sao không để các cá nhân trong nhóm lâm vào tình trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả. Yunus đã bắt đầu sự nghiệp vào năm 1977 bằng việc bỏ ra 27 USD cho 42 hộ gia đình nghèo vay mà không phải thế chấp để sản xuất.
Tới năm 1983 ông đã thành lập ngân hàng Grameen chuyên về tín dụng vi mô, và tới năm 2008, ngân hàng này đã có hơn 2100 chi nhánh và 7,6 tỷ USD Mỹ được cho hàng triệu hộ nghèo vay. Đã có hơn một nửa những người vay tiền của Yunus, khoảng 50 triệu người, thoát nghèo.
Đó chính là hoạt động tài chính vi mô, cung cấp các khoản vay rất nhỏ, gọi là tín dụng vi mô cho các hộ nghèo để giúp họ tự khởi tạo các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ. Tài chính vi mô cũng thường kéo theo nhiều dịch vụ tài chính khác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm,… vì những người nghèo vẫn có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng lại không dễ tiếp cận được các tổ chức tài chính chính thức vì có quá nhiều thủ tục ràng buộc. Mô hình của Yunus đã được nhân rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Với ý tưởng của Yunus, cách nhìn về tín dụng cho người nghèo đã thay đổi. Mọi người nhận ra rằng còn có quá nhiều người nghèo, và ngoài sự trợ giúp của nhà nước từ ngân sách quốc gia, họ còn phải tự giúp đỡ lẫn nhau. Và với vai trò này, tín dụng vi mô phải là dịch vụ tài chính có sinh lời, chứ không phải chỉ là làm từ thiện.
Chắc bạn sẽ ngạc nhiên khi biết có tới 97% người nghèo vay tiền của Yunus là phụ nữ và tỉ lệ trả nợ là 98%, phải nói là rất cao. Đơn giản là người phụ nữ được gia đình cử ra đi vay và chính chồng và con cái họ sử dụng nguồn vốn đó để sản xuất và trả nợ. Để trả được nợ, tự thân người dân phải tìm cách tính toán sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả nhất bằng cách nâng cao các kỹ năng sản xuất, kinh doanh. Trước đây, khi chưa có công nghệ thông tin và truyền thông, các chính phủ phải tổ chức cung cấp tín dụng cho người nghèo với chi phí giao dịch rất cao.
Ở nước ta, tài chính vi mô cũng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, với xu hướng hoạt động đang phát triển rộng khắp trên toàn quốc. Hệ thống tài chính của chúng ta đang trong giai đoạn phát triển và còn một tỉ lệ lớn người dân Việt Nam có thu nhập thấp chưa thể tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức. Do đó, tài chính vi mô chính là cơ hội để các đối tượng này tiếp cận được các dịch vụ tài chính. Dành sự quan tâm lớn tới công tác xóa đói giảm nghèo, tới “tam nông” theo Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô. Đây là bước đi quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành tài chính vi mô trong tương lai.
Hiện nay Nhà nước đang có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách, chủ yếu cho khu vực nông nghiệp, nông thôn như chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, về giảm nghèo… tạo cơ hội cho người nghèo, hộ nghèo đang dạng hóa sinh kế và ổn định việc làm, tăng thu nhập, vượt qua nghèo đói, vươn lên khá giả.
Chỉ tính riêng quỹ quốc gia về việc làm, hàng năm sẽ cho vay tạo việc làm cho khoảng 200.000 ngàn lao động. Bên cạnh đó, theo Ngân hàng Nhà nước, các chương trình tài chính vi mô đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 500 ngàn hộ gia đình trên toàn quốc. Và nếu tính cả Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các chương trình xoá đói giảm nghèo thì có khoảng bốn triệu hộ nghèo được hưởng dịch vụ tài chính vi mô.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một bộ phận lớn cư dân nông nghiệp phải chuyển đổi nghề nghiệp, tham gia vào khu vực dịch vụ do mất đất canh tác cho đô thị hóa và phát triển công nghiệp. Tình trạng tín dụng “đen”, cho vay nặng lãi,… vẫn còn khá phổ biến trong cộng đồng dân cư nhất là ở nơi có đông người nghèo khó.
Tuy nhiên, các chương trình tài chính vi mô hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng ngày càng gia tăng trong các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Phần lớn các hoạt động tín dụng dành cho người nghèo là do ngân sách thực hiện hỗ trợ lãi suất nên trong khi nguồn lực của ngân sách còn hạn chế, tốc độ phát triển tín dụng cũng bị hạn chế theo. Việc huy động các nguồn lực của xã hội như mô hình của Bangladesh song song với sự trợ giúp của nhà nước là rất quan trọng. Bên cạnh đó, những hạn chế nhất định về hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cho hoạt động tài chính vi mô cũng phần nào làm tăng chi phí, gián tiếp làm giảm hiệu quả của các chương trình tín dụng xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tiềm năng phát triển thị trường tài chính vi mô ở Việt Nam rất lớn khi vẫn còn trên 12% dân số vẫn thuộc diện nghèo. Đồng thời với hơn 150 triệu thuê bao di động trên 86 triệu dân, dịch vụ gia tăng trên nền điện thoại di động, trong đó có mảng hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực tài chính vi mô chắc chắn sẽ phát triển mạnh. Sự phát triển của tài chính vi mô dựa trên nền tảng kỹ thuật cao sẽ làm cho người dân nghèo dễ tiếp cận được dịch vụ này với sự đơn giản, thuận tiện và chi phí tối thiểu.
Một ví dụ hiện tại là Công ty Cổ phần Dịch vụ thông tin di động (M-Service), với phần mềm nối hệ thống ngân hàng với các mạng điện thoại di động, ngoài việc đưa dịch vụ thanh toán không sử dụng tiền mặt qua điện thoại di động như hiện nay, có thể tham gia vào việc đưa nguồn vốn tín dụng vi mô tới bà con vùng sâu, vùng xa. Đây có thể là con đường mà các tổ chức tín dụng vi mô giao dịch với khách hàng của mình nhanh nhất và ít chi phí nhất.
Nhiều chuyên gia cho rằng lĩnh vực tài chính vi mô những năm qua đã có vai trò lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên do quy mô và số lượng các tổ chức tài chính vi mô cũng còn rất hạn chế, nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn của người nghèo hiện nay. Đó chính là lý do để các công ty công nghệ cao nêndành thêm nguồn lực phát triển công nghệ để cung ứng nền tảng kỹ thuật cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ, nông dân và công nhân hoạt động tài chính vi mô, nhằm đáp ứng được yêu cầu của người lao động có thu nhập thấp, phù hợp với thực tiễn của tình hình.
Bangladesh là một quốc gia ở vùng Nam Á, ba phía tây, bắc và đông giáp với Ân Độ, cực đông nam giáp với Myanmar và phía nam là vịnh Bengal. Với dân số xếp thứ bẩy trên thế giới 147 triệu người, Bangladesh là một trong những nước nghèo có mật độ dân số cao nhất thế giới và thu nhập quốc dân bình quân đầu người một năm còn rất thấp, theo giá hiện hành năm 2010 là 641 USD.
Theo mô hình của Yunus, các “doanh nghiệp” gia đình siêu nhỏ được vay các khoản tín dụng nhỏ theo nhóm, tự giác kiểm soát lẫn nhau về việc trả lãi vay và nợ gốc, làm sao không để các cá nhân trong nhóm lâm vào tình trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả. Yunus đã bắt đầu sự nghiệp vào năm 1977 bằng việc bỏ ra 27 USD cho 42 hộ gia đình nghèo vay mà không phải thế chấp để sản xuất.
Tới năm 1983 ông đã thành lập ngân hàng Grameen chuyên về tín dụng vi mô, và tới năm 2008, ngân hàng này đã có hơn 2100 chi nhánh và 7,6 tỷ USD Mỹ được cho hàng triệu hộ nghèo vay. Đã có hơn một nửa những người vay tiền của Yunus, khoảng 50 triệu người, thoát nghèo.
Đó chính là hoạt động tài chính vi mô, cung cấp các khoản vay rất nhỏ, gọi là tín dụng vi mô cho các hộ nghèo để giúp họ tự khởi tạo các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ. Tài chính vi mô cũng thường kéo theo nhiều dịch vụ tài chính khác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm,… vì những người nghèo vẫn có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng lại không dễ tiếp cận được các tổ chức tài chính chính thức vì có quá nhiều thủ tục ràng buộc. Mô hình của Yunus đã được nhân rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Với ý tưởng của Yunus, cách nhìn về tín dụng cho người nghèo đã thay đổi. Mọi người nhận ra rằng còn có quá nhiều người nghèo, và ngoài sự trợ giúp của nhà nước từ ngân sách quốc gia, họ còn phải tự giúp đỡ lẫn nhau. Và với vai trò này, tín dụng vi mô phải là dịch vụ tài chính có sinh lời, chứ không phải chỉ là làm từ thiện.
Chắc bạn sẽ ngạc nhiên khi biết có tới 97% người nghèo vay tiền của Yunus là phụ nữ và tỉ lệ trả nợ là 98%, phải nói là rất cao. Đơn giản là người phụ nữ được gia đình cử ra đi vay và chính chồng và con cái họ sử dụng nguồn vốn đó để sản xuất và trả nợ. Để trả được nợ, tự thân người dân phải tìm cách tính toán sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả nhất bằng cách nâng cao các kỹ năng sản xuất, kinh doanh. Trước đây, khi chưa có công nghệ thông tin và truyền thông, các chính phủ phải tổ chức cung cấp tín dụng cho người nghèo với chi phí giao dịch rất cao.
Ở nước ta, tài chính vi mô cũng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, với xu hướng hoạt động đang phát triển rộng khắp trên toàn quốc. Hệ thống tài chính của chúng ta đang trong giai đoạn phát triển và còn một tỉ lệ lớn người dân Việt Nam có thu nhập thấp chưa thể tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức. Do đó, tài chính vi mô chính là cơ hội để các đối tượng này tiếp cận được các dịch vụ tài chính. Dành sự quan tâm lớn tới công tác xóa đói giảm nghèo, tới “tam nông” theo Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô. Đây là bước đi quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành tài chính vi mô trong tương lai.
Hiện nay Nhà nước đang có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách, chủ yếu cho khu vực nông nghiệp, nông thôn như chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, về giảm nghèo… tạo cơ hội cho người nghèo, hộ nghèo đang dạng hóa sinh kế và ổn định việc làm, tăng thu nhập, vượt qua nghèo đói, vươn lên khá giả.
Chỉ tính riêng quỹ quốc gia về việc làm, hàng năm sẽ cho vay tạo việc làm cho khoảng 200.000 ngàn lao động. Bên cạnh đó, theo Ngân hàng Nhà nước, các chương trình tài chính vi mô đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 500 ngàn hộ gia đình trên toàn quốc. Và nếu tính cả Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các chương trình xoá đói giảm nghèo thì có khoảng bốn triệu hộ nghèo được hưởng dịch vụ tài chính vi mô.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một bộ phận lớn cư dân nông nghiệp phải chuyển đổi nghề nghiệp, tham gia vào khu vực dịch vụ do mất đất canh tác cho đô thị hóa và phát triển công nghiệp. Tình trạng tín dụng “đen”, cho vay nặng lãi,… vẫn còn khá phổ biến trong cộng đồng dân cư nhất là ở nơi có đông người nghèo khó.
Tuy nhiên, các chương trình tài chính vi mô hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng ngày càng gia tăng trong các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Phần lớn các hoạt động tín dụng dành cho người nghèo là do ngân sách thực hiện hỗ trợ lãi suất nên trong khi nguồn lực của ngân sách còn hạn chế, tốc độ phát triển tín dụng cũng bị hạn chế theo. Việc huy động các nguồn lực của xã hội như mô hình của Bangladesh song song với sự trợ giúp của nhà nước là rất quan trọng. Bên cạnh đó, những hạn chế nhất định về hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cho hoạt động tài chính vi mô cũng phần nào làm tăng chi phí, gián tiếp làm giảm hiệu quả của các chương trình tín dụng xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tiềm năng phát triển thị trường tài chính vi mô ở Việt Nam rất lớn khi vẫn còn trên 12% dân số vẫn thuộc diện nghèo. Đồng thời với hơn 150 triệu thuê bao di động trên 86 triệu dân, dịch vụ gia tăng trên nền điện thoại di động, trong đó có mảng hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực tài chính vi mô chắc chắn sẽ phát triển mạnh. Sự phát triển của tài chính vi mô dựa trên nền tảng kỹ thuật cao sẽ làm cho người dân nghèo dễ tiếp cận được dịch vụ này với sự đơn giản, thuận tiện và chi phí tối thiểu.
Một ví dụ hiện tại là Công ty Cổ phần Dịch vụ thông tin di động (M-Service), với phần mềm nối hệ thống ngân hàng với các mạng điện thoại di động, ngoài việc đưa dịch vụ thanh toán không sử dụng tiền mặt qua điện thoại di động như hiện nay, có thể tham gia vào việc đưa nguồn vốn tín dụng vi mô tới bà con vùng sâu, vùng xa. Đây có thể là con đường mà các tổ chức tín dụng vi mô giao dịch với khách hàng của mình nhanh nhất và ít chi phí nhất.
Nhiều chuyên gia cho rằng lĩnh vực tài chính vi mô những năm qua đã có vai trò lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên do quy mô và số lượng các tổ chức tài chính vi mô cũng còn rất hạn chế, nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn của người nghèo hiện nay. Đó chính là lý do để các công ty công nghệ cao nêndành thêm nguồn lực phát triển công nghệ để cung ứng nền tảng kỹ thuật cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ, nông dân và công nhân hoạt động tài chính vi mô, nhằm đáp ứng được yêu cầu của người lao động có thu nhập thấp, phù hợp với thực tiễn của tình hình.