“Xử lý tham nhũng chưa tạo được niềm tin của dân”
Theo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, vẫn còn tình trạng bao che, dung túng cho hành vi tham nhũng của cán bộ
Tình hình tham nhũng vẫn “nghiêm trọng”, xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương và còn tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng là tham nhũng trong lĩnh vực tài chính công, ngân hàng, tín dụng đã gây thất thoát rất lớn tài sản nhà nước.
Đây là nhận định của Ủy ban Tư pháp Quốc hội khi thẩm tra báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng 2014 của Chính phủ. Cả hai nội dung này đều đã được trình bày trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 8, sáng 20/10.
Theo Chính phủ, tình hình tham nhũng là “phức tạp” và “tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Tội phạm về kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn cho tài sản của Nhà nước”.
Cơ bản đồng tình với nhận định này, song theo cơ quan thẩm tra, thì tham nhũng trong lĩnh vực tài chính công, ngân hàng, tín dụng là đặc biệt nghiêm trọng.
Sau nhận định này, báo cáo thẩm tra điểm danh vụ án Huỳnh Thị Huyền Như gây thất thoát khoảng 4.000 tỷ đồng. Vụ án Vũ Quốc Hảo gây thất thoát 4.689 tỷ đồng, vụ án Vũ Việt Hùng gây thất thoát trên 1.000 tỷ đồng. Vụ án Dương Chí Dũng gây thiệt hại 370 tỷ đồng cho riêng ụ nổi 83M...
Liên quan đến phát hiện và xử lý tội phạm, báo cáo thẩm tra nêu rõ, kết quả xử lý tham nhũng năm nay đã nghiêm minh và khẩn trương hơn. Nhiều vụ án tham nhũng lớn đã được xét xử và tuyên hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội, được quần chúng nhân dân đồng tình, có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh, công tác phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu đã kéo dài nhiều năm, mặc dù đã có nhiều giải pháp nhưng cho đến nay vẫn chưa có chuyển biến rõ rệt.
Số vụ tham nhũng phát hiện được còn ít, chủ yếu ở cấp xã, phường, nhiều vụ án lớn được điều tra, truy tố, xét xử năm nay đều đã được phát hiện từ những năm trước, cơ quan thẩm tra phân tích.
Mặt khác, cơ quan thẩm tra cho rằng việc đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, miễn trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp có dấu hiệu tiêu cực, áp dụng chưa đúng quy định pháp luật; việc thay đổi sang tội danh khác nhẹ hơn hoặc không phải là tội danh tham nhũng vẫn còn xảy ra.
Một số vụ việc có dấu hiệu phạm tội tham nhũng chỉ xử lý kỷ luật do người phạm tội đã khắc phục hậu quả gây bức xúc trong nhân dân. Việc thu hồi, xử lý tài sản sai phạm phát hiện qua xử lý các vụ tham nhũng tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp.
“Uỷ ban Tư pháp cho rằng, thực trạng phát hiện và xử lý một số vụ tham nhũng, thu hồi tài sản trong các vụ tham nhũng vẫn chưa thực sự tạo được niềm tin vững chắc của nhân dân vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng”, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện nói.
Theo Ủy ban, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tình hình tham nhũng phức tạp là kỷ cương quản lý nhà nước trên một số ngành, lĩnh vực còn buông lỏng.
Bên cạnh đó, cơ chế kiểm soát thực thi quyền lực qua công tác thanh tra, điều tra, kiểm sát hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Số cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất, tiêu cực, tham nhũng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để thanh lọc, loại bỏ hoặc trừng trị, nên tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức vẫn diễn ra, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Ủy ban Tư pháp cũng chỉ rõ bệnh quan liêu, thành tích vẫn nặng nề, vẫn còn tình trạng bao che, dung túng cho hành vi tham nhũng của cán bộ do mình quản lý.
Trong khi đó, công tác trinh sát điều tra, nghiệp vụ cơ bản và phòng ngừa nghiệp vụ ở một số cơ quan điều tra chưa được tăng cường đúng mức. Công tác tự thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nơi còn buông lỏng; chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ đối với mỗi vị trí công tác chưa thật rõ ràng, cụ thể, nhất là ở những khâu, quy trình thủ tục liên quan tới công việc của người dân, doanh nghiệp….
Những nguyên nhân trên đây cần được đánh giá làm rõ, nhất là về mặt chủ quan để tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp, có hiệu quả trong thời gian tới, cơ quan thẩm tra đề nghị.
Đây là nhận định của Ủy ban Tư pháp Quốc hội khi thẩm tra báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng 2014 của Chính phủ. Cả hai nội dung này đều đã được trình bày trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 8, sáng 20/10.
Theo Chính phủ, tình hình tham nhũng là “phức tạp” và “tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Tội phạm về kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn cho tài sản của Nhà nước”.
Cơ bản đồng tình với nhận định này, song theo cơ quan thẩm tra, thì tham nhũng trong lĩnh vực tài chính công, ngân hàng, tín dụng là đặc biệt nghiêm trọng.
Sau nhận định này, báo cáo thẩm tra điểm danh vụ án Huỳnh Thị Huyền Như gây thất thoát khoảng 4.000 tỷ đồng. Vụ án Vũ Quốc Hảo gây thất thoát 4.689 tỷ đồng, vụ án Vũ Việt Hùng gây thất thoát trên 1.000 tỷ đồng. Vụ án Dương Chí Dũng gây thiệt hại 370 tỷ đồng cho riêng ụ nổi 83M...
Liên quan đến phát hiện và xử lý tội phạm, báo cáo thẩm tra nêu rõ, kết quả xử lý tham nhũng năm nay đã nghiêm minh và khẩn trương hơn. Nhiều vụ án tham nhũng lớn đã được xét xử và tuyên hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội, được quần chúng nhân dân đồng tình, có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh, công tác phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu đã kéo dài nhiều năm, mặc dù đã có nhiều giải pháp nhưng cho đến nay vẫn chưa có chuyển biến rõ rệt.
Số vụ tham nhũng phát hiện được còn ít, chủ yếu ở cấp xã, phường, nhiều vụ án lớn được điều tra, truy tố, xét xử năm nay đều đã được phát hiện từ những năm trước, cơ quan thẩm tra phân tích.
Mặt khác, cơ quan thẩm tra cho rằng việc đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, miễn trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp có dấu hiệu tiêu cực, áp dụng chưa đúng quy định pháp luật; việc thay đổi sang tội danh khác nhẹ hơn hoặc không phải là tội danh tham nhũng vẫn còn xảy ra.
Một số vụ việc có dấu hiệu phạm tội tham nhũng chỉ xử lý kỷ luật do người phạm tội đã khắc phục hậu quả gây bức xúc trong nhân dân. Việc thu hồi, xử lý tài sản sai phạm phát hiện qua xử lý các vụ tham nhũng tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp.
“Uỷ ban Tư pháp cho rằng, thực trạng phát hiện và xử lý một số vụ tham nhũng, thu hồi tài sản trong các vụ tham nhũng vẫn chưa thực sự tạo được niềm tin vững chắc của nhân dân vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng”, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện nói.
Theo Ủy ban, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tình hình tham nhũng phức tạp là kỷ cương quản lý nhà nước trên một số ngành, lĩnh vực còn buông lỏng.
Bên cạnh đó, cơ chế kiểm soát thực thi quyền lực qua công tác thanh tra, điều tra, kiểm sát hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Số cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất, tiêu cực, tham nhũng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để thanh lọc, loại bỏ hoặc trừng trị, nên tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức vẫn diễn ra, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Ủy ban Tư pháp cũng chỉ rõ bệnh quan liêu, thành tích vẫn nặng nề, vẫn còn tình trạng bao che, dung túng cho hành vi tham nhũng của cán bộ do mình quản lý.
Trong khi đó, công tác trinh sát điều tra, nghiệp vụ cơ bản và phòng ngừa nghiệp vụ ở một số cơ quan điều tra chưa được tăng cường đúng mức. Công tác tự thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nơi còn buông lỏng; chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ đối với mỗi vị trí công tác chưa thật rõ ràng, cụ thể, nhất là ở những khâu, quy trình thủ tục liên quan tới công việc của người dân, doanh nghiệp….
Những nguyên nhân trên đây cần được đánh giá làm rõ, nhất là về mặt chủ quan để tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp, có hiệu quả trong thời gian tới, cơ quan thẩm tra đề nghị.