Chuẩn giờ làm thêm Việt Nam bị cho là “nghiêm” nhất khu vực
Theo KoCham, hạn chế này có thể ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
“Chúng tôi đã nghiên cứu, tham vấn và thấy rằng cần phải thay đổi quy định về giờ làm thêm”, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nói tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2016, vừa diễn ra ngày 5/12.
Tại đây, ngoài Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ở vị trí chủ toạ, đa số các bộ, ngành đều cử thứ trưởng tham gia để phản hồi ý kiến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhà đầu tư mong “linh hoạt”
Lương tối thiểu, làm thêm giờ là vấn đề được các nhà đầu tư nước ngoài đặt ra trong các diễn đàn VBF gần đây.
Tại VBF năm ngoái, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KoCham) tại Việt Nam từng than thở, Bộ luật Lao động 2012 quy định thống nhất thời gian làm việc thêm tối đa là 30 giờ/tháng, bất kể có những thời kỳ cao điểm và thấp điểm của từng doanh nghiệp.
Điều đó khiến các doanh nghiệp rất khó đáp ứng các đơn hàng sản xuất hoặc tiến độ do người mua hàng đề ra nếu tuân thủ quy định về thời gian làm thêm giờ này.
KoCham nhấn mạnh rằng, hạn chế về thời gian làm thêm nêu trên có thể ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Vì vậy, mong muốn được họ gửi đến Chính phủ Việt Nam là có thể điều chỉnh và áp dụng linh hoạt các quy định về làm thêm giờ theo các biện pháp như vào thời kỳ cao điểm, doanh nghiệp có thể bố trí cho người lao động làm thêm giờ một cách linh động để đáp ứng tiến độ giao hàng do khách hàng/người mua hàng đề ra.
Khi đó, lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam đã nêu lại ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội Việt Nam trước đề xuất nâng giờ làm thêm.
Đó là, người lao động cần cân bằng thời gian làm việc với đời sống riêng, dành thời gian cho gia đình, nuôi dạy con cái để thế hệ sau không phải làm thêm giờ nhiều như bố mẹ.
Sau đó, ở vị trí chủ toạ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định các bộ, ngành của Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp thu những ý kiến xác đáng từ VBF. Song, những vấn đề liên quan đến thể chế, luật pháp cần có thời gian, bởi có những vấn đề Chính phủ rất đồng tình, nhưng Quốc hội thì không.
Tăng giờ làm thêm, theo Bộ trưởng là một ví dụ điển hình. Chính phủ rất hiểu cần tăng thêm giờ, nhưng đại diện cơ quan công đoàn, phụ nữ ở Quốc hội thì cho rằng người lao động cũng cần thời gian cho gia đình. Vì thế, Chính phủ sẽ thuyết phục dần dần.
Sẽ đề xuất sửa đổi
Một năm đã trôi qua.
Ở VBF năm nay, báo cáo của tiểu nhóm công tác nguồn nhân lực lại nhấn mạnh, “làm thêm giờ vẫn là một vấn đề còn tồn tại, mà chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề phức tạp”.
Cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm, song nhóm công tác này vẫn nhắc lại, chuẩn giờ làm thêm tại Việt Nam nghiêm ngặt hơn bất kỳ nước nào khác trong khu vực.
KoCham vẫn tiếp tục phân tích ảnh hưởng không tốt của quy định làm thêm giờ đối với doanh nghiệp, và cho rằng hạn chế này có thể ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Báo cáo của KoCham nói, họ đánh giá cao nếu như Chính phủ Việt Nam xem xét bỏ quy định về làm thêm giờ không quá 30 giờ/tháng, điều chỉnh và áp dụng linh hoạt các quy định về làm thêm giờ.
Thừa nhận ý kiến của nhóm công tác nguồn nhân lực là xác đáng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói, hiện nay theo quy định thì giờ làm thêm một năm tối đa là 200 giờ, và trường hợp đặc biệt thì do Thủ tướng quyết định, nhưng không quá 300 giờ.
Bộ trưởng Dung cho biết, đã nghiên cứu đã tham vấn và thấy rằng cần thay đổi theo hướng tăng thêm, tuy nhiên không phải tất cả mọi lĩnh vực đều thay đổi mà chỉ ở một số lĩnh vực, một số công việc, một số thời điểm.
Đồng thời, khi tăng cũng phải tính đến sức khoẻ, điều kiện sống, nguồn thu nhập của người lao động sao cho hài hoà, xác đáng.
Theo Bộ trưởng, việc sửa Bộ luật Lao động sẽ được trình Quốc hội vào năm 2017. Bên cạnh làm thêm giờ thì các vấn đề tiền lương, tuổi nghỉ hưu, đình công... cũng sẽ được đề xuất sửa đổi.
Tại đây, ngoài Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ở vị trí chủ toạ, đa số các bộ, ngành đều cử thứ trưởng tham gia để phản hồi ý kiến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhà đầu tư mong “linh hoạt”
Lương tối thiểu, làm thêm giờ là vấn đề được các nhà đầu tư nước ngoài đặt ra trong các diễn đàn VBF gần đây.
Tại VBF năm ngoái, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KoCham) tại Việt Nam từng than thở, Bộ luật Lao động 2012 quy định thống nhất thời gian làm việc thêm tối đa là 30 giờ/tháng, bất kể có những thời kỳ cao điểm và thấp điểm của từng doanh nghiệp.
Điều đó khiến các doanh nghiệp rất khó đáp ứng các đơn hàng sản xuất hoặc tiến độ do người mua hàng đề ra nếu tuân thủ quy định về thời gian làm thêm giờ này.
KoCham nhấn mạnh rằng, hạn chế về thời gian làm thêm nêu trên có thể ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Vì vậy, mong muốn được họ gửi đến Chính phủ Việt Nam là có thể điều chỉnh và áp dụng linh hoạt các quy định về làm thêm giờ theo các biện pháp như vào thời kỳ cao điểm, doanh nghiệp có thể bố trí cho người lao động làm thêm giờ một cách linh động để đáp ứng tiến độ giao hàng do khách hàng/người mua hàng đề ra.
Khi đó, lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam đã nêu lại ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội Việt Nam trước đề xuất nâng giờ làm thêm.
Đó là, người lao động cần cân bằng thời gian làm việc với đời sống riêng, dành thời gian cho gia đình, nuôi dạy con cái để thế hệ sau không phải làm thêm giờ nhiều như bố mẹ.
Sau đó, ở vị trí chủ toạ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định các bộ, ngành của Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp thu những ý kiến xác đáng từ VBF. Song, những vấn đề liên quan đến thể chế, luật pháp cần có thời gian, bởi có những vấn đề Chính phủ rất đồng tình, nhưng Quốc hội thì không.
Tăng giờ làm thêm, theo Bộ trưởng là một ví dụ điển hình. Chính phủ rất hiểu cần tăng thêm giờ, nhưng đại diện cơ quan công đoàn, phụ nữ ở Quốc hội thì cho rằng người lao động cũng cần thời gian cho gia đình. Vì thế, Chính phủ sẽ thuyết phục dần dần.
Sẽ đề xuất sửa đổi
Một năm đã trôi qua.
Ở VBF năm nay, báo cáo của tiểu nhóm công tác nguồn nhân lực lại nhấn mạnh, “làm thêm giờ vẫn là một vấn đề còn tồn tại, mà chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề phức tạp”.
Cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm, song nhóm công tác này vẫn nhắc lại, chuẩn giờ làm thêm tại Việt Nam nghiêm ngặt hơn bất kỳ nước nào khác trong khu vực.
KoCham vẫn tiếp tục phân tích ảnh hưởng không tốt của quy định làm thêm giờ đối với doanh nghiệp, và cho rằng hạn chế này có thể ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Báo cáo của KoCham nói, họ đánh giá cao nếu như Chính phủ Việt Nam xem xét bỏ quy định về làm thêm giờ không quá 30 giờ/tháng, điều chỉnh và áp dụng linh hoạt các quy định về làm thêm giờ.
Thừa nhận ý kiến của nhóm công tác nguồn nhân lực là xác đáng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói, hiện nay theo quy định thì giờ làm thêm một năm tối đa là 200 giờ, và trường hợp đặc biệt thì do Thủ tướng quyết định, nhưng không quá 300 giờ.
Bộ trưởng Dung cho biết, đã nghiên cứu đã tham vấn và thấy rằng cần thay đổi theo hướng tăng thêm, tuy nhiên không phải tất cả mọi lĩnh vực đều thay đổi mà chỉ ở một số lĩnh vực, một số công việc, một số thời điểm.
Đồng thời, khi tăng cũng phải tính đến sức khoẻ, điều kiện sống, nguồn thu nhập của người lao động sao cho hài hoà, xác đáng.
Theo Bộ trưởng, việc sửa Bộ luật Lao động sẽ được trình Quốc hội vào năm 2017. Bên cạnh làm thêm giờ thì các vấn đề tiền lương, tuổi nghỉ hưu, đình công... cũng sẽ được đề xuất sửa đổi.