Đấu giá Đạm Phú Mỹ: Những tính toán sai lầm?
Đầu tháng 4/2007, một tổ chức tài chính lớn trên thị trường khi được hỏi có tham gia đấu giá Đạm Phú Mỹ, đã trả lời là không
Không ai có thể ngờ giá đấu thầu bình quân của một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả như Đạm Phú Mỹ chỉ có 54.400 đồng/cổ phiếu (giới đầu tư vẫn thường gọi Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) là Đạm Phú Mỹ).
Nhưng điều đó đã diễn ra vào ngày 21/4/2007 khi tham gia đấu thầu có 4.565 nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, đăng ký mua tổng cộng 139 triệu cổ phiếu, chỉ cao hơn 8% so với số lượng bán ra là 128,6 triệu cổ phiếu.
Những tính toán sai lầm?
Trong cuộc tọa đàm lần thứ ba về tình hình thị trường hiện nay giữa các thành viên Câu lạc bộ Tài chính - Chứng khoán cuối tuần trước tại Saigon Times Club, ai nấy đều bất ngờ trước số lượng đăng ký mua cổ phần Đạm Phú Mỹ.
Ông Trịnh Kim Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACBS đưa ra hai lý do: khối lượng chào bán quá lớn, nhà đầu tư không mua hết; nhà đầu tư thất vọng do giá đấu giá một số công ty trước đó được bỏ quá cao, ở mức không tưởng.
Ông Nguyễn Đức Thắng, Phó giám đốc chi nhánh Công ty Chứng khoán Thăng Long tại Tp.HCM, bổ sung thêm: “Do giá khởi điểm của Đạm Phú Mỹ cao nhất từ trước đến nay, nhà đầu tư muốn mua phải đặt cọc nhiều. Những người đăng ký mua để bán quyền phải đắn đo trong trường hợp bỏ cọc. Thêm vào đó thị trường đang trên đà đi xuống, tâm lý nhà đầu tư nghiêng về quan sát nhiều hơn. Còn nước ngoài chỉ mua với giá vừa phải. Họ không mua với bất cứ giá nào. Các cuộc đấu giá trước Đạm Phú Mỹ, hầu như không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia”.
Ông Trần Thanh Tân, đại diện cho Dragon Capital, thì giải thích: “Chúng tôi luôn biết mình cần tham gia ở mức giá nào, bán ra ở mức giá nào. Chúng tôi không chấp nhận giá khởi điểm của Đạm Phú Mỹ, nên đứng ngoài”.
Đầu tháng 4/2007, một tổ chức tài chính lớn trên thị trường khi được hỏi có tham gia đấu giá Đạm Phú Mỹ, đã trả lời là không. Họ phân tích: “Trong bối cảnh thị trường hiện tại, giá có thể bị đẩy lên 100.000-120.000 đồng/cổ phiếu. Nếu có yếu tố đầu cơ, giá có khả năng lên tới 150.000 đồng/cổ phiếu. Quá cao nên chúng tôi quyết định không tham gia”.
Thật vậy, bản công bố thông tin của Đạm Phú Mỹ đã ghi rõ: “Giá khí nguyên liệu đầu vào đã được điều chỉnh lên gần gấp hai lần (từ 1,3 đô la/1 triệu BTU lên 2,2 đô la/1 triệu BTU) sẽ làm lợi nhuận đạt được hiện nay giảm đi gần 50%”. Nếu lợi nhuận trước thuế của Đạm Phú Mỹ năm 2006 là chừng 1,161 tỉ đồng thì dự kiến năm 2007 chỉ còn chừng 430 tỉ đồng. Tỷ lệ cổ tức trong ba năm tới chỉ trên dưới 7%/năm. Trong khi đó, theo lộ trình, giá khí nguyên liệu điều chỉnh lên gần gấp ba lần (3,66 đô la +2% năm/1 triệu BTU) sẽ làm lợi nhuận giảm nữa.
Thế là đã rõ. Nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức không tham gia đăng ký đấu giá Đạm Phú Mỹ bởi e ngại lặp lại tình trạng đấu giá cổ phiếu của những đơn vị trước đây như Kem Kinh Đô, Cadivi, Nhiệt điện Bà Rịa, Bảo hiểm Dầu khí...
Ông Võ Hữu Tuấn, Phó giám đốc chi nhánh Công ty Chứng khoán Bảo Việt tại Tp.HCM, nói: “Các nhà đầu tư vừa qua quá liều lĩnh trong bỏ giá đấu giá. Chúng tôi là tổ chức chuyên nghiệp, mà nếu tham gia, chỉ dám bỏ giá bằng một nửa của họ”.
Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là ngày đấu giá Đạm Phú Mỹ đã rơi không đúng thời điểm. Lẽ ra đợt IPO của công ty phải được tổ chức sớm hơn, ngay sau Tết Nguyên đán, khi nhu cầu đầu tư chứng khoán rất cao. Ở thời điểm gần cuối tháng 4 này, thị trường đang trên đà điều chỉnh sâu, việc tung ra khối lượng cổ phiếu lớn như vậy, rõ ràng, là không thích hợp, nếu nhìn dưới góc độ cung cầu thị trường.
“Chữa cháy”?
Ngay sau khi số lượng đăng ký đấu giá Đạm Phú Mỹ được công bố, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký Văn bản số 495TTg-ĐMDN dừng việc giảm giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, được quy định tại Nghị định 187 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Các phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt, nhưng chưa bán đấu giá trước ngày 20/4/2007, phải điều chỉnh giá bán đối với nhà đầu tư chiến lược. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư chiến lược của Đạm Phú Mỹ sẽ không được giảm giá 20% so với giá đấu giá bình quân.
Chiều ngày 20/4/2007, trước ngày đấu giá Đạm Phú Mỹ, một doanh nghiệp dự kiến sẽ được chọn là đối tác chiến lược của Đạm Phú Mỹ với số lượng cổ phiếu mua bằng 1% vốn điều lệ công ty, nói: “Đây là biện pháp chữa cháy!”.
Vì sao “chữa cháy”? Có thể nói với quy mô, hiệu quả kinh doanh, sự hỗ trợ của cổ đông (chi phối) nhà nước thông qua PetroVietnam, việc IPO của Đạm Phú Mỹ được hy vọng mang về cho ngân sách mười mấy ngàn tỉ đồng. Song với giá trúng thầu bình quân nhỉnh hơn giá khởi điểm không bao nhiêu, số tiền ngân sách thu được chỉ khoảng 7.000 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với dự kiến. Cho dù điều chỉnh giá bán cho đối tác chiến lược, mức Nhà nước thu được thêm cũng không đáng kể.
Câu hỏi gây thắc mắc là vì sao Đạm Phú Mỹ lại đưa ra giá khởi điểm cao? Vì sao chọn cuối tháng 4 để đấu giá? Nói như ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, là Nhà nước muốn gì? Muốn thu được nhiều tiền cho ngân sách, không thất thoát tài sản nhà nước thông qua đấu giá giá cao? Hay muốn tăng nguồn cung để điều hòa thị trường, cân bằng cung cầu, đưa giá chứng khoán trở về mức giá trị thực? Giả sử Nhà nước muốn bán giá cao, thì giá nào là cao? Giá nào là thấp?
Không thể trách cứ nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư tổ chức. Khi biết khối lượng đăng ký mua thấp, không ai dại gì bỏ thầu giá cao. Vào cuộc chơi, họ phải tính toán!
Nhạy cảm
Đạm Phú Mỹ là cổ phiếu nhạy cảm. Các đại gia chuẩn bị IPO sẽ nhìn vào Đạm Phú Mỹ để rút kinh nghiệm đợt đấu giá sắp tới của họ.
Tuy nhiên, như nhận xét của ông Lê Nhị Năng, Phó giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.HCM, giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ có thể buộc thị trường OTC phải thiết lập lại một mặt bằng giá mới. Hiện giá một số cổ phiếu trên thị trường OTC cao hơn nhiều so với giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ trong khi hiệu quả kinh doanh kém hơn hẳn.
Mặt khác, giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ cũng có thể tác động tới giá cổ phiếu niêm yết trên sàn và không loại trừ khả năng “yếu tố” Đạm Phú Mỹ sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh của thị trường hiện nay.
Song cũng có những giả thuyết ngược lại. Ông Võ Văn Tài, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ đầu tư Thành Việt, cho rằng những nhà đầu tư mua được cổ phiếu Đạm Phú Mỹ xấp xỉ giá đấu giá bình quân sẽ bán ngay quyền mua mà họ đã đăng ký với giá cao hơn kiếm lời vì với không ít người muốn mua, giá đấu giá bình quân quá hời.
Theo ghi nhận, ngay sau đấu giá, đã có giao dịch mua bán lại cổ phiếu Đạm Phú Mỹ trên thị trường với giá bằng 1,5 lần giá đấu giá bình quân. Nếu giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ trên thị trường tự do tiếp tục được đẩy lên, thì ảnh hưởng của nó đối với thị trường niêm yết sẽ rất khó đánh giá.
Nhưng như thế, cổ đông nhà nước sẽ nghĩ gì? Sự chênh lệch lớn về giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ sau đấu giá (giữa giá giao dịch và giá đấu giá bình quân) không thể không khiến Ban đổi mới doanh nghiệp PVFCCo, đơn vị chủ quản PetroVietnam, Bộ Tài chính nhìn lại quá trình cổ phần hóa ở công ty quốc doanh tầm cỡ này.
Nhưng điều đó đã diễn ra vào ngày 21/4/2007 khi tham gia đấu thầu có 4.565 nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, đăng ký mua tổng cộng 139 triệu cổ phiếu, chỉ cao hơn 8% so với số lượng bán ra là 128,6 triệu cổ phiếu.
Những tính toán sai lầm?
Trong cuộc tọa đàm lần thứ ba về tình hình thị trường hiện nay giữa các thành viên Câu lạc bộ Tài chính - Chứng khoán cuối tuần trước tại Saigon Times Club, ai nấy đều bất ngờ trước số lượng đăng ký mua cổ phần Đạm Phú Mỹ.
Ông Trịnh Kim Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACBS đưa ra hai lý do: khối lượng chào bán quá lớn, nhà đầu tư không mua hết; nhà đầu tư thất vọng do giá đấu giá một số công ty trước đó được bỏ quá cao, ở mức không tưởng.
Ông Nguyễn Đức Thắng, Phó giám đốc chi nhánh Công ty Chứng khoán Thăng Long tại Tp.HCM, bổ sung thêm: “Do giá khởi điểm của Đạm Phú Mỹ cao nhất từ trước đến nay, nhà đầu tư muốn mua phải đặt cọc nhiều. Những người đăng ký mua để bán quyền phải đắn đo trong trường hợp bỏ cọc. Thêm vào đó thị trường đang trên đà đi xuống, tâm lý nhà đầu tư nghiêng về quan sát nhiều hơn. Còn nước ngoài chỉ mua với giá vừa phải. Họ không mua với bất cứ giá nào. Các cuộc đấu giá trước Đạm Phú Mỹ, hầu như không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia”.
Ông Trần Thanh Tân, đại diện cho Dragon Capital, thì giải thích: “Chúng tôi luôn biết mình cần tham gia ở mức giá nào, bán ra ở mức giá nào. Chúng tôi không chấp nhận giá khởi điểm của Đạm Phú Mỹ, nên đứng ngoài”.
Đầu tháng 4/2007, một tổ chức tài chính lớn trên thị trường khi được hỏi có tham gia đấu giá Đạm Phú Mỹ, đã trả lời là không. Họ phân tích: “Trong bối cảnh thị trường hiện tại, giá có thể bị đẩy lên 100.000-120.000 đồng/cổ phiếu. Nếu có yếu tố đầu cơ, giá có khả năng lên tới 150.000 đồng/cổ phiếu. Quá cao nên chúng tôi quyết định không tham gia”.
Thật vậy, bản công bố thông tin của Đạm Phú Mỹ đã ghi rõ: “Giá khí nguyên liệu đầu vào đã được điều chỉnh lên gần gấp hai lần (từ 1,3 đô la/1 triệu BTU lên 2,2 đô la/1 triệu BTU) sẽ làm lợi nhuận đạt được hiện nay giảm đi gần 50%”. Nếu lợi nhuận trước thuế của Đạm Phú Mỹ năm 2006 là chừng 1,161 tỉ đồng thì dự kiến năm 2007 chỉ còn chừng 430 tỉ đồng. Tỷ lệ cổ tức trong ba năm tới chỉ trên dưới 7%/năm. Trong khi đó, theo lộ trình, giá khí nguyên liệu điều chỉnh lên gần gấp ba lần (3,66 đô la +2% năm/1 triệu BTU) sẽ làm lợi nhuận giảm nữa.
Thế là đã rõ. Nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức không tham gia đăng ký đấu giá Đạm Phú Mỹ bởi e ngại lặp lại tình trạng đấu giá cổ phiếu của những đơn vị trước đây như Kem Kinh Đô, Cadivi, Nhiệt điện Bà Rịa, Bảo hiểm Dầu khí...
Ông Võ Hữu Tuấn, Phó giám đốc chi nhánh Công ty Chứng khoán Bảo Việt tại Tp.HCM, nói: “Các nhà đầu tư vừa qua quá liều lĩnh trong bỏ giá đấu giá. Chúng tôi là tổ chức chuyên nghiệp, mà nếu tham gia, chỉ dám bỏ giá bằng một nửa của họ”.
Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là ngày đấu giá Đạm Phú Mỹ đã rơi không đúng thời điểm. Lẽ ra đợt IPO của công ty phải được tổ chức sớm hơn, ngay sau Tết Nguyên đán, khi nhu cầu đầu tư chứng khoán rất cao. Ở thời điểm gần cuối tháng 4 này, thị trường đang trên đà điều chỉnh sâu, việc tung ra khối lượng cổ phiếu lớn như vậy, rõ ràng, là không thích hợp, nếu nhìn dưới góc độ cung cầu thị trường.
“Chữa cháy”?
Ngay sau khi số lượng đăng ký đấu giá Đạm Phú Mỹ được công bố, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký Văn bản số 495TTg-ĐMDN dừng việc giảm giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, được quy định tại Nghị định 187 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Các phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt, nhưng chưa bán đấu giá trước ngày 20/4/2007, phải điều chỉnh giá bán đối với nhà đầu tư chiến lược. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư chiến lược của Đạm Phú Mỹ sẽ không được giảm giá 20% so với giá đấu giá bình quân.
Chiều ngày 20/4/2007, trước ngày đấu giá Đạm Phú Mỹ, một doanh nghiệp dự kiến sẽ được chọn là đối tác chiến lược của Đạm Phú Mỹ với số lượng cổ phiếu mua bằng 1% vốn điều lệ công ty, nói: “Đây là biện pháp chữa cháy!”.
Vì sao “chữa cháy”? Có thể nói với quy mô, hiệu quả kinh doanh, sự hỗ trợ của cổ đông (chi phối) nhà nước thông qua PetroVietnam, việc IPO của Đạm Phú Mỹ được hy vọng mang về cho ngân sách mười mấy ngàn tỉ đồng. Song với giá trúng thầu bình quân nhỉnh hơn giá khởi điểm không bao nhiêu, số tiền ngân sách thu được chỉ khoảng 7.000 tỉ đồng, thấp hơn nhiều so với dự kiến. Cho dù điều chỉnh giá bán cho đối tác chiến lược, mức Nhà nước thu được thêm cũng không đáng kể.
Câu hỏi gây thắc mắc là vì sao Đạm Phú Mỹ lại đưa ra giá khởi điểm cao? Vì sao chọn cuối tháng 4 để đấu giá? Nói như ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, là Nhà nước muốn gì? Muốn thu được nhiều tiền cho ngân sách, không thất thoát tài sản nhà nước thông qua đấu giá giá cao? Hay muốn tăng nguồn cung để điều hòa thị trường, cân bằng cung cầu, đưa giá chứng khoán trở về mức giá trị thực? Giả sử Nhà nước muốn bán giá cao, thì giá nào là cao? Giá nào là thấp?
Không thể trách cứ nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư tổ chức. Khi biết khối lượng đăng ký mua thấp, không ai dại gì bỏ thầu giá cao. Vào cuộc chơi, họ phải tính toán!
Nhạy cảm
Đạm Phú Mỹ là cổ phiếu nhạy cảm. Các đại gia chuẩn bị IPO sẽ nhìn vào Đạm Phú Mỹ để rút kinh nghiệm đợt đấu giá sắp tới của họ.
Tuy nhiên, như nhận xét của ông Lê Nhị Năng, Phó giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.HCM, giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ có thể buộc thị trường OTC phải thiết lập lại một mặt bằng giá mới. Hiện giá một số cổ phiếu trên thị trường OTC cao hơn nhiều so với giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ trong khi hiệu quả kinh doanh kém hơn hẳn.
Mặt khác, giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ cũng có thể tác động tới giá cổ phiếu niêm yết trên sàn và không loại trừ khả năng “yếu tố” Đạm Phú Mỹ sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh của thị trường hiện nay.
Song cũng có những giả thuyết ngược lại. Ông Võ Văn Tài, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ đầu tư Thành Việt, cho rằng những nhà đầu tư mua được cổ phiếu Đạm Phú Mỹ xấp xỉ giá đấu giá bình quân sẽ bán ngay quyền mua mà họ đã đăng ký với giá cao hơn kiếm lời vì với không ít người muốn mua, giá đấu giá bình quân quá hời.
Theo ghi nhận, ngay sau đấu giá, đã có giao dịch mua bán lại cổ phiếu Đạm Phú Mỹ trên thị trường với giá bằng 1,5 lần giá đấu giá bình quân. Nếu giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ trên thị trường tự do tiếp tục được đẩy lên, thì ảnh hưởng của nó đối với thị trường niêm yết sẽ rất khó đánh giá.
Nhưng như thế, cổ đông nhà nước sẽ nghĩ gì? Sự chênh lệch lớn về giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ sau đấu giá (giữa giá giao dịch và giá đấu giá bình quân) không thể không khiến Ban đổi mới doanh nghiệp PVFCCo, đơn vị chủ quản PetroVietnam, Bộ Tài chính nhìn lại quá trình cổ phần hóa ở công ty quốc doanh tầm cỡ này.