“Đổi mới tư duy vẫn là điều kiện không thể thiếu”
Các chuyên gia kinh tế hàng đầu vừa có dịp bày tỏ quan điểm về các nội dung kinh tế đã và đang được bàn thảo tại Quốc hội
Các chuyên gia kinh tế hàng đầu vừa có dịp bày tỏ quan điểm của mình về các nội dung kinh tế đã và đang được thảo luận và thông qua tại Quốc hội kỳ này, tại một hội thảo chuyên đề về phục hồi và tăng trưởng kinh tế được tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua.
“Ngổn ngang” và “bộn bề”
Trong một kỳ họp dài kỷ lục của Quốc hội, với rất nhiều nội dung, các nội dung kinh tế vẫn có một vị trí khá nổi bật, bao gồm các vấn đề kinh tế trong Hiến pháp, sửa Luật Đất đai, tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, câu chuyện ngân sách quốc gia bao gồm vấn đề bội chi và phát hành trái phiếu, các vấn đề về doanh nghiệp nhà nước…
Tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu: “Nhận thức trên một số vấn đề về chủ trương, quan điểm đã được đề ra vẫn còn khác nhau, dẫn đến đổi mới thể chế, chính sách còn ngập ngừng, thiếu nhất quán, nhất là về vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong kinh tế thị trường, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, sở hữu và quyền sử dụng đất đai, giá cả một số mặt hàng và dịch vụ công thiết yếu… chưa tạo được đột phá để huy động mạnh mọi nguồn lực cho phát triển”.
Chia sẻ với Thủ tướng về tình hình, song ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng điều đó không có nghĩa là tất cả các giải pháp tái cơ cấu kinh tế đều bị bế tắc và không triển khai được.
“Đổi mới nhận thức, tư duy vẫn là điều kiện không thể thiếu không chỉ đối với giới lãnh đạo, mà cả giới chuyên gia hoạch định và tư vấn chính sách. Sự thay đổi cần thiết, đầu tiên là phải nhanh chóng chuyển trọng tâm chính sách phục hồi kinh tế, từ chú trọng quản lý tổng cầu sang các giải pháp cải cách phía cung của nền kinh tế”, ông Cung đề xuất.
Chuyên gia này cho rằng đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã xác định khung khổ tương đối rõ và chặt chẽ về cách thức triển khai tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Tuy nhiên, kết quả tái cơ cấu kinh tế cho đến nay “mới chỉ là bước đầu”, vẫn còn “ngổn ngang” và “bộn bề” trên nhiều mặt, từ nhận thức, quan điểm, tư tưởng, đến các giải pháp thực hiện.
Phân tích chi tiết, ông Cung cho rằng thể chế là khâu quan trọng nhất quyết định xu hướng, quy mô và tốc độ tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bao gồm ba nội dung chính là “luật chơi”, “cách chơi” và “người chơi”; nhưng trong đó, cách hình thành “luật chơi” và nội dung của “luật chơi” chưa có nhiều thay đổi.
“Luật chơi” hiện nay vẫn tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào các văn bản hướng dẫn thi hành luật (nghị định, thông tư) và các quyết định điều hành mang tính hành chính của các cấp có thẩm quyền. Chỉ tính riêng Chính phủ, hàng năm có 3.000 - 4.000 văn bản điều hành được ban hành; 600 - 700 thông tư được ban hành… Như vậy, hiệu lực pháp luật đang dựa nhiều vào giải thích và cách thức thực hiện của các bộ, ngành và người có thẩm quyền có liên quan, dẫn tới tình trạng “xin - cho”, ông Cung phân tích.
Là người tham gia soạn thảo chính sách và chứng kiến toàn bộ quá trình tái cơ cấu, ông cho rằng “tuy có sự đồng thuận rằng tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là tất yếu trong giai đoạn hiện nay, nhưng nhận thức, quan điểm và quan niệm về bản chất, nội dung của tái cơ cấu kinh tế chưa giống nhau, ngay cả trong các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách”.
Đầu tư công đang quay lại?
Khi bình luận về các diễn biến mới đây tại Quốc hội liên quan đến chính sách tài khóa, trong đó có việc nới trần bội chi và tăng phát hành trái phiếu Chính phủ, bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế nổi tiếng khác đặt vấn đề: phải chăng đầu tư công theo phương thức cũ đang quay lại?
Hai năm qua, theo số liệu chính thức thì việc giảm đầu tư công đã có hiệu quả nhất định, góp phần giảm tỷ lệ đầu tư trên GDP từ 39% trong giai đoạn 2006-2010 xuống 33% trong năm 2011 và 30,5% trong năm 2012.
Tuy nhiên, trong đánh giá của giới chuyên gia, đây mới chỉ là việc xử lý tình huống một cách ngắn hạn bằng cắt giảm cơ học, thay vì thiết lập được một thể chế mới để quản lý vốn đầu tư của nhà nước cũng như tạo ra động lực để các bộ ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân liên quan nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhà nước.
Nhưng trong khi thể chế mới chưa được thiết lập, các chuyên gia như bà Phạm Chi Lan cảm thấy lo ngại vì trước tình trạng kinh tế suy giảm, những dấu hiệu của việc nới lỏng chính sách tài khóa, gia tăng đầu tư nhà nước bắt đầu xuất hiện.
“Tiếp cận về đầu tư công của các tỉnh thành không thay đổi trong khi Chính phủ và cả Quốc hội vẫn muốn mở rộng”, bà Lan nhận xét.
“Cũng chưa có bất cứ bằng chứng nào về sự chuyển dịch theo hướng giảm đầu tư tư nhân vì trên thực tế, đầu tư nhà nước và tư nhân cùng giảm. Dường như ham muốn đầu tư nhà nước vẫn còn rất lớn và quá trình tái cơ cấu đầu tư công có nguy cơ chưa kịp bắt đầu đã bị ngưng trệ”, bà nói thêm.
TS. Phạm Thế Anh từ Đại học Kinh tế Quốc dân thì cho rằng việc lạm dụng vai trò của đầu tư công hoặc cung tiền trong thời kỳ suy giảm kinh tế sẽ phản tác dụng. “Có thể nói, chính sách kích thích tổng cầu của Việt Nam trong những năm vừa qua đã không phù hợp từ khâu thiết kế đến thực thi, giám sát và đã đến thời điểm cần kết thúc”, ông nói.
Chuyên gia này nói rằng kể từ thời điểm kinh tế suy giảm, tái cơ cấu luôn là nội dung của các chương trình nghị sự của Quốc hội và Chính phủ, song “chưa nhận thấy một chính sách cụ thể nào được thực hiện để cải thiện năng lực sản xuất của nền kinh tế”. Thay vào đó, tăng trưởng đầu tư công và cung tiền đã được lựa chọn, kéo theo lạm phát cao và bất ổn.
Tháo khó khăn bằng chính sách cụ thể thay vì… nghị quyết
Chuyên gia Phạm Thế Anh mang đến thông điệp rằng thay vì kích cầu, nền kinh tế đang cần những giải pháp mang tính “trọng cung”, nhằm nâng cao năng suất và cải thiện môi trường vĩ mô của nền kinh tế.
“Trong bối cảnh nợ công tăng cao và môi trường vĩ mô mới ổn định trở lại, chi tiêu công cần được cắt giảm để mở đường cho giảm lãi suất, từ đó tăng đầu tư tư nhân. Thuế phí phải được hạn chế, đồng thời tăng trưởng cung tiền phải được giữ ở mức thấp nhằm kiềm chế lạm phát, tạo tiền đề cho sức mua của khu vực tư nhân tăng trở lại”, ông nói. Năm nhóm khuyến nghị chính sách đã được nhóm nghiên cứu của chuyên gia này đề xuất dựa trên tinh thần “trọng cung” này.
Bản báo cáo mà ông Nguyễn Đình Cung trình bày cũng đưa ra các giải pháp khá cụ thể theo hướng này. Ông Cung cho rằng giải pháp đầu tiên là cải thiện môi trường kinh doanh, giảm và đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí tuân thủ.
Cụ thể, ông đề xuất thứ nhất là bỏ 4 thủ tục gia nhập thị trường sau đăng ký, bao gồm thủ tục đăng báo, thủ tục đăng ký lao động, đăng ký công đoàn và đăng ký bảo hiểm; đồng thời việc mở tài khoản ngân hàng có thể kết hợp và lồng với đăng ký kinh doanh. Thứ hai, bỏ yêu cầu đăng ký ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thứ ba, thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và giảm chi phí xuất khẩu và nhập khẩu…
Theo tính toán sơ bộ, nếu giảm được 15 ngày trong thực hiện thủ tục nhập khẩu và 15 ngày trong thủ tục xuất khẩu, thì GDP có thể tăng thêm hơn 27 tỷ USD.
Vẫn theo chuyên gia này, cũng có thể thực hiện hàng loạt thay đổi khác, như ban hành, thực hiện trình tự đặc biệt cho việc giải quyết tranh chấp và thực thi các tranh chấp hợp đồng có giá trị nhỏ; đơn giản hóa thủ tục để được cung cấp điện...
“Việc thực hiện các giải pháp nói trên cần có hành động cụ thể với một lộ trình hợp lý, hơn là liên tục ban hành các nghị quyết. Những bài học về tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp trong các năm 2000 - 2003 có thể vẫn hữu ích cho việc thực hiện các giải pháp này”, ông Cung viết.
“Ngổn ngang” và “bộn bề”
Trong một kỳ họp dài kỷ lục của Quốc hội, với rất nhiều nội dung, các nội dung kinh tế vẫn có một vị trí khá nổi bật, bao gồm các vấn đề kinh tế trong Hiến pháp, sửa Luật Đất đai, tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, câu chuyện ngân sách quốc gia bao gồm vấn đề bội chi và phát hành trái phiếu, các vấn đề về doanh nghiệp nhà nước…
Tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu: “Nhận thức trên một số vấn đề về chủ trương, quan điểm đã được đề ra vẫn còn khác nhau, dẫn đến đổi mới thể chế, chính sách còn ngập ngừng, thiếu nhất quán, nhất là về vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong kinh tế thị trường, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, sở hữu và quyền sử dụng đất đai, giá cả một số mặt hàng và dịch vụ công thiết yếu… chưa tạo được đột phá để huy động mạnh mọi nguồn lực cho phát triển”.
Chia sẻ với Thủ tướng về tình hình, song ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng điều đó không có nghĩa là tất cả các giải pháp tái cơ cấu kinh tế đều bị bế tắc và không triển khai được.
“Đổi mới nhận thức, tư duy vẫn là điều kiện không thể thiếu không chỉ đối với giới lãnh đạo, mà cả giới chuyên gia hoạch định và tư vấn chính sách. Sự thay đổi cần thiết, đầu tiên là phải nhanh chóng chuyển trọng tâm chính sách phục hồi kinh tế, từ chú trọng quản lý tổng cầu sang các giải pháp cải cách phía cung của nền kinh tế”, ông Cung đề xuất.
Chuyên gia này cho rằng đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã xác định khung khổ tương đối rõ và chặt chẽ về cách thức triển khai tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Tuy nhiên, kết quả tái cơ cấu kinh tế cho đến nay “mới chỉ là bước đầu”, vẫn còn “ngổn ngang” và “bộn bề” trên nhiều mặt, từ nhận thức, quan điểm, tư tưởng, đến các giải pháp thực hiện.
Phân tích chi tiết, ông Cung cho rằng thể chế là khâu quan trọng nhất quyết định xu hướng, quy mô và tốc độ tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bao gồm ba nội dung chính là “luật chơi”, “cách chơi” và “người chơi”; nhưng trong đó, cách hình thành “luật chơi” và nội dung của “luật chơi” chưa có nhiều thay đổi.
“Luật chơi” hiện nay vẫn tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào các văn bản hướng dẫn thi hành luật (nghị định, thông tư) và các quyết định điều hành mang tính hành chính của các cấp có thẩm quyền. Chỉ tính riêng Chính phủ, hàng năm có 3.000 - 4.000 văn bản điều hành được ban hành; 600 - 700 thông tư được ban hành… Như vậy, hiệu lực pháp luật đang dựa nhiều vào giải thích và cách thức thực hiện của các bộ, ngành và người có thẩm quyền có liên quan, dẫn tới tình trạng “xin - cho”, ông Cung phân tích.
Là người tham gia soạn thảo chính sách và chứng kiến toàn bộ quá trình tái cơ cấu, ông cho rằng “tuy có sự đồng thuận rằng tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là tất yếu trong giai đoạn hiện nay, nhưng nhận thức, quan điểm và quan niệm về bản chất, nội dung của tái cơ cấu kinh tế chưa giống nhau, ngay cả trong các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách”.
Đầu tư công đang quay lại?
Khi bình luận về các diễn biến mới đây tại Quốc hội liên quan đến chính sách tài khóa, trong đó có việc nới trần bội chi và tăng phát hành trái phiếu Chính phủ, bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế nổi tiếng khác đặt vấn đề: phải chăng đầu tư công theo phương thức cũ đang quay lại?
Hai năm qua, theo số liệu chính thức thì việc giảm đầu tư công đã có hiệu quả nhất định, góp phần giảm tỷ lệ đầu tư trên GDP từ 39% trong giai đoạn 2006-2010 xuống 33% trong năm 2011 và 30,5% trong năm 2012.
Tuy nhiên, trong đánh giá của giới chuyên gia, đây mới chỉ là việc xử lý tình huống một cách ngắn hạn bằng cắt giảm cơ học, thay vì thiết lập được một thể chế mới để quản lý vốn đầu tư của nhà nước cũng như tạo ra động lực để các bộ ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân liên quan nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhà nước.
Nhưng trong khi thể chế mới chưa được thiết lập, các chuyên gia như bà Phạm Chi Lan cảm thấy lo ngại vì trước tình trạng kinh tế suy giảm, những dấu hiệu của việc nới lỏng chính sách tài khóa, gia tăng đầu tư nhà nước bắt đầu xuất hiện.
“Tiếp cận về đầu tư công của các tỉnh thành không thay đổi trong khi Chính phủ và cả Quốc hội vẫn muốn mở rộng”, bà Lan nhận xét.
“Cũng chưa có bất cứ bằng chứng nào về sự chuyển dịch theo hướng giảm đầu tư tư nhân vì trên thực tế, đầu tư nhà nước và tư nhân cùng giảm. Dường như ham muốn đầu tư nhà nước vẫn còn rất lớn và quá trình tái cơ cấu đầu tư công có nguy cơ chưa kịp bắt đầu đã bị ngưng trệ”, bà nói thêm.
TS. Phạm Thế Anh từ Đại học Kinh tế Quốc dân thì cho rằng việc lạm dụng vai trò của đầu tư công hoặc cung tiền trong thời kỳ suy giảm kinh tế sẽ phản tác dụng. “Có thể nói, chính sách kích thích tổng cầu của Việt Nam trong những năm vừa qua đã không phù hợp từ khâu thiết kế đến thực thi, giám sát và đã đến thời điểm cần kết thúc”, ông nói.
Chuyên gia này nói rằng kể từ thời điểm kinh tế suy giảm, tái cơ cấu luôn là nội dung của các chương trình nghị sự của Quốc hội và Chính phủ, song “chưa nhận thấy một chính sách cụ thể nào được thực hiện để cải thiện năng lực sản xuất của nền kinh tế”. Thay vào đó, tăng trưởng đầu tư công và cung tiền đã được lựa chọn, kéo theo lạm phát cao và bất ổn.
Tháo khó khăn bằng chính sách cụ thể thay vì… nghị quyết
Chuyên gia Phạm Thế Anh mang đến thông điệp rằng thay vì kích cầu, nền kinh tế đang cần những giải pháp mang tính “trọng cung”, nhằm nâng cao năng suất và cải thiện môi trường vĩ mô của nền kinh tế.
“Trong bối cảnh nợ công tăng cao và môi trường vĩ mô mới ổn định trở lại, chi tiêu công cần được cắt giảm để mở đường cho giảm lãi suất, từ đó tăng đầu tư tư nhân. Thuế phí phải được hạn chế, đồng thời tăng trưởng cung tiền phải được giữ ở mức thấp nhằm kiềm chế lạm phát, tạo tiền đề cho sức mua của khu vực tư nhân tăng trở lại”, ông nói. Năm nhóm khuyến nghị chính sách đã được nhóm nghiên cứu của chuyên gia này đề xuất dựa trên tinh thần “trọng cung” này.
Bản báo cáo mà ông Nguyễn Đình Cung trình bày cũng đưa ra các giải pháp khá cụ thể theo hướng này. Ông Cung cho rằng giải pháp đầu tiên là cải thiện môi trường kinh doanh, giảm và đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí tuân thủ.
Cụ thể, ông đề xuất thứ nhất là bỏ 4 thủ tục gia nhập thị trường sau đăng ký, bao gồm thủ tục đăng báo, thủ tục đăng ký lao động, đăng ký công đoàn và đăng ký bảo hiểm; đồng thời việc mở tài khoản ngân hàng có thể kết hợp và lồng với đăng ký kinh doanh. Thứ hai, bỏ yêu cầu đăng ký ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thứ ba, thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và giảm chi phí xuất khẩu và nhập khẩu…
Theo tính toán sơ bộ, nếu giảm được 15 ngày trong thực hiện thủ tục nhập khẩu và 15 ngày trong thủ tục xuất khẩu, thì GDP có thể tăng thêm hơn 27 tỷ USD.
Vẫn theo chuyên gia này, cũng có thể thực hiện hàng loạt thay đổi khác, như ban hành, thực hiện trình tự đặc biệt cho việc giải quyết tranh chấp và thực thi các tranh chấp hợp đồng có giá trị nhỏ; đơn giản hóa thủ tục để được cung cấp điện...
“Việc thực hiện các giải pháp nói trên cần có hành động cụ thể với một lộ trình hợp lý, hơn là liên tục ban hành các nghị quyết. Những bài học về tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp trong các năm 2000 - 2003 có thể vẫn hữu ích cho việc thực hiện các giải pháp này”, ông Cung viết.