Dự luật An toàn thông tin cấm email rác
Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật An toàn thông tin
Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo là một trong 4 hành vi bị nghiêm cấm tại dự án Luật An toàn thông tin được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 6/4.
Sự cần thiết phải ban hành luật, theo tờ trình của Chính phủ là do mạng Internet đang trở thành môi trường cho những mối đe dọa mới mà chúng ta phải tìm cách để vượt qua, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mạnh trong một thế giới cạnh tranh và toàn cầu hóa.
Mặt khác, tính hai mặt của công nghệ Internet đang là thách thức đối với việc thực thi luật pháp để điều chỉnh những hành vi lợi dụng mạng Internet nhằm truyền đưa, lưu trữ, phát tán thông tin sai trái, độc hại, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son trình bày.
Chính phủ cũng đề cập các mối đe dọa đối với Việt Nam đến từ các nhóm hoạt động với động cơ chính trị hoạt động trên mạng. Việc tấn công vào các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử và dịch vụ trực tuyến ở Việt Nam được dàn dựng bởi các nhóm tội phạm đang ngày càng phổ biến hơn, nhằm làm gián đoạn, gây thiệt hại về uy tín chính trị và kinh tế của đất nước.
Các nhóm tội phạm khác nhau như: khủng bố, tình báo nước ngoài và quân đội của một số nước đang hoạt động hiện nay nhằm mục đích xâm hại lợi ích của Việt Nam trên mạng, tờ trình nêu rõ.
Bởi vậy, một trong những mục đích xây dựng luật là để bảo đảm an toàn thông tin, phát triển lĩnh vực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Về phạm vi điều chỉnh, Bộ trưởng Bắc Son cho biết, dự thảo luật quy định về hoạt động an toàn thông tin, bao gồm bảo đảm an toàn thông tin trên mạng; bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin; quản lý nhà nước về an toàn thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin.
Đối tượng áp dụng của dự thảo luật gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động an toàn thông tin tại Việt Nam.
Theo quy định tại dự thảo luật, việc gửi thông tin trên mạng phải bảo đảm không được giả mạo, làm sai lệch nguồn gốc gửi thông tin, không được gửi thông tin mang tính thương mại vào địa chỉ điện tử của người tiếp nhận khi chưa có sự đồng ý, yêu cầu của người nhận.
Với việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân, dự luật quy định trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, đối với việc thu thập, sử dụng thông tin cá nhân, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm: thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân biết để xin ý kiến chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích cụ thể của việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân trước khi tiến hành thu thập thông tin; thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân biết để xin ý kiến trước khi sử dụng thông tin cá nhân đã thu thập vào mục đích khác mục đích ban đầu khi tiến hành thu thập thông tin; không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân thu thập, tiếp cận hoặc kiểm soát được cho bên thứ ba trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân đó hoặc có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra chủ thể thông tin cá nhân còn có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cung cấp thông tin cá nhân của mình do tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân đó thu thập, lưu trữ.
Bảo đảm an toàn thông tin trên mạng cũng là nội dung nhận được nhiều góp ý tại phần thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật thì rộng nhưng chủ yếu đề cập đến thông tin mạng. Quan trọng nhất là vấn đề an ninh mạng nhưng đi vào cụ thể luật bảo đảm an toàn thông tin bằng hình thức gì và có chế tài hay không thì ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ hơn cho phù hợp, ông góp ý.
Còn nhiều băn khoăn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, báo chí, mạng xã hội, blog cũng đều là thông tin. Và Những loại hình này đưa thông tin an toàn, tốt, chính xác nhưng bị đột nhập, lấy cắp, xuyên tạc, nghĩa trở thành không an toàn hay tấn công vào người truyền tin, người nhận tin thì luật cần phải làm rõ trách nhiệm.
Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện dự án luật để có thể kịp thời trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.
Sự cần thiết phải ban hành luật, theo tờ trình của Chính phủ là do mạng Internet đang trở thành môi trường cho những mối đe dọa mới mà chúng ta phải tìm cách để vượt qua, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mạnh trong một thế giới cạnh tranh và toàn cầu hóa.
Mặt khác, tính hai mặt của công nghệ Internet đang là thách thức đối với việc thực thi luật pháp để điều chỉnh những hành vi lợi dụng mạng Internet nhằm truyền đưa, lưu trữ, phát tán thông tin sai trái, độc hại, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son trình bày.
Chính phủ cũng đề cập các mối đe dọa đối với Việt Nam đến từ các nhóm hoạt động với động cơ chính trị hoạt động trên mạng. Việc tấn công vào các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử và dịch vụ trực tuyến ở Việt Nam được dàn dựng bởi các nhóm tội phạm đang ngày càng phổ biến hơn, nhằm làm gián đoạn, gây thiệt hại về uy tín chính trị và kinh tế của đất nước.
Các nhóm tội phạm khác nhau như: khủng bố, tình báo nước ngoài và quân đội của một số nước đang hoạt động hiện nay nhằm mục đích xâm hại lợi ích của Việt Nam trên mạng, tờ trình nêu rõ.
Bởi vậy, một trong những mục đích xây dựng luật là để bảo đảm an toàn thông tin, phát triển lĩnh vực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Về phạm vi điều chỉnh, Bộ trưởng Bắc Son cho biết, dự thảo luật quy định về hoạt động an toàn thông tin, bao gồm bảo đảm an toàn thông tin trên mạng; bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin; quản lý nhà nước về an toàn thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin.
Đối tượng áp dụng của dự thảo luật gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động an toàn thông tin tại Việt Nam.
Theo quy định tại dự thảo luật, việc gửi thông tin trên mạng phải bảo đảm không được giả mạo, làm sai lệch nguồn gốc gửi thông tin, không được gửi thông tin mang tính thương mại vào địa chỉ điện tử của người tiếp nhận khi chưa có sự đồng ý, yêu cầu của người nhận.
Với việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân, dự luật quy định trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, đối với việc thu thập, sử dụng thông tin cá nhân, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm: thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân biết để xin ý kiến chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích cụ thể của việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân trước khi tiến hành thu thập thông tin; thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân biết để xin ý kiến trước khi sử dụng thông tin cá nhân đã thu thập vào mục đích khác mục đích ban đầu khi tiến hành thu thập thông tin; không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân thu thập, tiếp cận hoặc kiểm soát được cho bên thứ ba trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân đó hoặc có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra chủ thể thông tin cá nhân còn có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cung cấp thông tin cá nhân của mình do tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân đó thu thập, lưu trữ.
Bảo đảm an toàn thông tin trên mạng cũng là nội dung nhận được nhiều góp ý tại phần thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật thì rộng nhưng chủ yếu đề cập đến thông tin mạng. Quan trọng nhất là vấn đề an ninh mạng nhưng đi vào cụ thể luật bảo đảm an toàn thông tin bằng hình thức gì và có chế tài hay không thì ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ hơn cho phù hợp, ông góp ý.
Còn nhiều băn khoăn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, báo chí, mạng xã hội, blog cũng đều là thông tin. Và Những loại hình này đưa thông tin an toàn, tốt, chính xác nhưng bị đột nhập, lấy cắp, xuyên tạc, nghĩa trở thành không an toàn hay tấn công vào người truyền tin, người nhận tin thì luật cần phải làm rõ trách nhiệm.
Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện dự án luật để có thể kịp thời trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.