Gia hạn huy động vàng thêm 7 tháng
Các ngân hàng thương mại được kéo dài thêm nghiệp vụ huy động vàng thêm 7 tháng, thay vì chấm dứt từ 1/5/2012
Ngân hàng Nhà nước vừa cho phép các ngân hàng thương mại được kéo dài thêm nghiệp vụ huy động vàng thêm 7 tháng, thay vì chấm dứt từ 1/5/2012.
Cụ thể, ngày 27/4/2012, Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư số 12/2012/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. Theo đó, thời hạn chấm dứt nghiệp vụ này sẽ được lùi lại vào ngày 25/11/2012.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 11/2011/TT-NHNN, yêu cầu từ ngày 1/5/2011, tổ chức tín dụng không được thực hiện cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác, kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết.
Thông tư số 11 cũng quy định các tổ chức tín dụng không được gửi vàng tại tổ chức tín dụng khác; không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng. Và việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 1/5/2012.
Như vậy, với văn bản mới, các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục được huy động vàng bằng các chứng chỉ ngắn hạn.
Việc nới thời hạn như vậy có thể hiểu là để tránh “hẫng” vốn vàng trong cơ cấu huy động của một số thành viên, dù đã có lộ trình để cơ cấu lại trong khoảng một năm qua. Theo dữ liệu tổng kết vào thời điểm 31/12/2011, nguồn vốn vàng vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động của một số ngân hàng lớn, có từ 20% - 26%.
Bên cạnh đó, huy động vàng vẫn là một nghiệp vụ cần thiết cho nhóm 5 ngân hàng thương mại tham gia bình ổn vàng, theo giải pháp Ngân hàng Nhà nước đưa ra hồi tháng 10/2011.
Và với việc nới thời hạn trên, các ngân hàng thương mại có thể tiếp tục huy động một cách trực tiếp, thay vì “gián tiếp” qua hình thức nhận giữ hộ vàng trả lợi tức khá cao xuất hiện thời gian qua. Cũng trong ngày 27/4, Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ thị chấn chỉnh lại hoạt động này.
Trong khi đó, ngay từ năm 2010 - 2011, sau khi áp lãi suất cực thấp (chỉ từ 0,01% - 0,05%/năm), một số ngân hàng thương mại cũng đã chủ động ngừng nghiệp vụ này.
Cụ thể, ngày 27/4/2012, Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư số 12/2012/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. Theo đó, thời hạn chấm dứt nghiệp vụ này sẽ được lùi lại vào ngày 25/11/2012.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 11/2011/TT-NHNN, yêu cầu từ ngày 1/5/2011, tổ chức tín dụng không được thực hiện cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác, kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết.
Thông tư số 11 cũng quy định các tổ chức tín dụng không được gửi vàng tại tổ chức tín dụng khác; không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng. Và việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 1/5/2012.
Như vậy, với văn bản mới, các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục được huy động vàng bằng các chứng chỉ ngắn hạn.
Việc nới thời hạn như vậy có thể hiểu là để tránh “hẫng” vốn vàng trong cơ cấu huy động của một số thành viên, dù đã có lộ trình để cơ cấu lại trong khoảng một năm qua. Theo dữ liệu tổng kết vào thời điểm 31/12/2011, nguồn vốn vàng vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động của một số ngân hàng lớn, có từ 20% - 26%.
Bên cạnh đó, huy động vàng vẫn là một nghiệp vụ cần thiết cho nhóm 5 ngân hàng thương mại tham gia bình ổn vàng, theo giải pháp Ngân hàng Nhà nước đưa ra hồi tháng 10/2011.
Và với việc nới thời hạn trên, các ngân hàng thương mại có thể tiếp tục huy động một cách trực tiếp, thay vì “gián tiếp” qua hình thức nhận giữ hộ vàng trả lợi tức khá cao xuất hiện thời gian qua. Cũng trong ngày 27/4, Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ thị chấn chỉnh lại hoạt động này.
Trong khi đó, ngay từ năm 2010 - 2011, sau khi áp lãi suất cực thấp (chỉ từ 0,01% - 0,05%/năm), một số ngân hàng thương mại cũng đã chủ động ngừng nghiệp vụ này.