“Giá xăng dầu tăng, ngư dân được hỗ trợ thêm tiền”
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói về vấn đề hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân
Nội dung cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về vấn đề hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân.
Phải càng đơn giản càng tốt
Xin ông cho biết hiện việc triển khai hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân theo Quyết định 289 được thực hiện như thế nào?
Đã có 8 tỉnh thành đã tiến hành hỗ trợ, đó là các tỉnh Cà Mau, Tiền Giang, Bình Thuận, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên-Huế, Ninh Thuận và Thanh Hóa với tổng số tiền là 28 tỉ 409 triệu đồng, hỗ trợ cho 4.430 trường hợp.
Các địa phương khác chưa thực hiện hỗ trợ được cho ngư dân vẫn đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn ngư dân lập hồ sơ, thủ tục, tiếp nhận hồ sơ của ngư dân gửi về các xã để tổng hợp và thành lập các hội đồng thẩm định, xét duyệt hồ sơ để đảm bảo thực hiện hỗ trợ cho ngư dân được sớm nhất.
Như vậy vẫn còn có địa phương chậm thực hiện hỗ trợ cho ngư dân. Để xảy ra sự việc này, trách nhiệm thuộc về ai?
Nói một cách công bằng, các bộ ngành cũng như các địa phương cùng phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ này. Địa phương sợ “dính” đến tiền, nên họ cũng muốn ở trên giải thích rõ những điều trong các quyết định cũng như trong Thông tư, vì vậy có tính chất chờ đợi nhau.
Còn các bộ ngành liên quan lúc soạn thảo văn bản thì mong muốn có thật đầy đủ những cơ sở pháp lý như luật yêu cầu, đúng như nghị định yêu cầu.
Có những điều nghị định yêu cầu là đúng nhưng trong quá trình thực hiện cả năm nay chưa thực hiện xong, nên giờ chúng ta phải chấp nhận tình hình thực tế ở địa phương, không cứng nhắc rập khuôn, rườm rà nữa, phải càng gọn nhẹ càng đơn giản càng tốt.
Tiếp tục giảm thiểu giấy tờ không cần thiết
Ngân sách Nhà nước không thể đảm bảo việc hỗ trợ cho ngư dân thường xuyên và lâu dài, vậy cần phải có giải pháp nào để có thể tăng hiệu quả khai thác hải sản?
Đợt tăng giá xăng dầu vừa rồi, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo bổ sung thêm tiền hỗ trợ cho ngư dân, ai được 8 triệu thì lên 10 triệu, ai được 6 triệu lên 8 triệu...
Tuy nhiên để có thể giải quyết được tận gốc vấn đề bảo đảm cho nghề đánh bắt của ngư dân về lâu dài, phải có những giải pháp đồng bộ để làm sao cho ngư dân giảm chi phí tối đa cho việc đi lại trên biển cũng như tăng hiệu quả đánh bắt cho ngư dân.
Điều đầu tiên hết sức quan trọng là tập trung cải tổ lại khâu tổ chức đánh bắt sản xuất trên biển. Hiện ngư dân phải đi đánh bắt theo tổ đội để giảm rủi ro trên biển, hỗ trợ khi gặp thiên tai, và giảm đi chi phí không cần thiết.
Một tổ có 7-8 tàu đánh bắt, trong đó có 1-2 tàu làm công tác dịch vụ hậu cần thu gom cá từ những tàu còn lại, tiếp nhiên liệu... Nếu chỉ cử khoảng 2 tàu đi thăm dò rồi về thông báo cho nhau, có nhiều luồng cá thì gọi nhiều tàu, ít thì gọi ít tàu, thì sẽ tránh được rủi ro, chi phí, nâng cao hiệu quả đánh bắt.
Ngoài ra, nên tổ chức tốt dịch vụ hậu cần, để có những thông tin mới về giá cả, bến cảng, chợ... hướng dẫn chuyển đổi một số nghề đánh bắt tiêu tốn nhiều nhiên liệu như tàu lưới kéo đáy chuyển sang kéo lưới rê, lưới vây và tàu câu... Những tàu nào dùng máy cũ chạy hao dầu thì lên kế hoạch xin đổi máy...
Mới đây, chúng tôi có tiếp nhận một công nghệ mới từ Nhật Bản nhằm giảm chi phí sản xuất, đó là sử dụng máy bắn lưỡi câu để giúp ngư dân giảm việc đi lại lòng vòng tốn nhiên liệu.
Chính phủ cũng đang có chủ trương mở rộng đàm phán với các nước lân cận để tàu của chúng ta tham gia phối hợp đánh cá với các nước khác, hiện nay đã triển khai và làm rất tốt ở Malaysia.
Vậy trước mắt Bộ có biện pháp nào để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân tiền hỗ trợ ngư dân ở các địa phương?
Chúng tôi vẫn tiếp tục giảm thiểu một số thủ tục giấy tờ không cần thiết nữa, mặc dù những thủ tục đó rất đúng về pháp lý nhưng không phù hợp với thực tế đánh bắt của ngư dân ở địa phương.
Ví dụ đã có đăng kí cấp phép đánh bắt thì không cần phải trình những giấy tờ trước khi cấp phép nữa.
Trước kia theo yêu cầu cũ của Quyết định 289 và Thông tư 35 thì phải đưa những bộ hồ sơ ấy ra mặc dù người ta đã có giấy cấp phép rồi. Hay như là tăng mức hỗ trợ giá dầu cho ngư dân, bỏ điều kiện hợp đồng lao động 1 năm, bỏ điều kiện khống chế thời gian đi biển trong 6 tháng, bây giờ cứ người dân đi biển là được hỗ trợ.
Phải càng đơn giản càng tốt
Xin ông cho biết hiện việc triển khai hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân theo Quyết định 289 được thực hiện như thế nào?
Đã có 8 tỉnh thành đã tiến hành hỗ trợ, đó là các tỉnh Cà Mau, Tiền Giang, Bình Thuận, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên-Huế, Ninh Thuận và Thanh Hóa với tổng số tiền là 28 tỉ 409 triệu đồng, hỗ trợ cho 4.430 trường hợp.
Các địa phương khác chưa thực hiện hỗ trợ được cho ngư dân vẫn đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn ngư dân lập hồ sơ, thủ tục, tiếp nhận hồ sơ của ngư dân gửi về các xã để tổng hợp và thành lập các hội đồng thẩm định, xét duyệt hồ sơ để đảm bảo thực hiện hỗ trợ cho ngư dân được sớm nhất.
Như vậy vẫn còn có địa phương chậm thực hiện hỗ trợ cho ngư dân. Để xảy ra sự việc này, trách nhiệm thuộc về ai?
Nói một cách công bằng, các bộ ngành cũng như các địa phương cùng phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ này. Địa phương sợ “dính” đến tiền, nên họ cũng muốn ở trên giải thích rõ những điều trong các quyết định cũng như trong Thông tư, vì vậy có tính chất chờ đợi nhau.
Còn các bộ ngành liên quan lúc soạn thảo văn bản thì mong muốn có thật đầy đủ những cơ sở pháp lý như luật yêu cầu, đúng như nghị định yêu cầu.
Có những điều nghị định yêu cầu là đúng nhưng trong quá trình thực hiện cả năm nay chưa thực hiện xong, nên giờ chúng ta phải chấp nhận tình hình thực tế ở địa phương, không cứng nhắc rập khuôn, rườm rà nữa, phải càng gọn nhẹ càng đơn giản càng tốt.
Tiếp tục giảm thiểu giấy tờ không cần thiết
Ngân sách Nhà nước không thể đảm bảo việc hỗ trợ cho ngư dân thường xuyên và lâu dài, vậy cần phải có giải pháp nào để có thể tăng hiệu quả khai thác hải sản?
Đợt tăng giá xăng dầu vừa rồi, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo bổ sung thêm tiền hỗ trợ cho ngư dân, ai được 8 triệu thì lên 10 triệu, ai được 6 triệu lên 8 triệu...
Tuy nhiên để có thể giải quyết được tận gốc vấn đề bảo đảm cho nghề đánh bắt của ngư dân về lâu dài, phải có những giải pháp đồng bộ để làm sao cho ngư dân giảm chi phí tối đa cho việc đi lại trên biển cũng như tăng hiệu quả đánh bắt cho ngư dân.
Điều đầu tiên hết sức quan trọng là tập trung cải tổ lại khâu tổ chức đánh bắt sản xuất trên biển. Hiện ngư dân phải đi đánh bắt theo tổ đội để giảm rủi ro trên biển, hỗ trợ khi gặp thiên tai, và giảm đi chi phí không cần thiết.
Một tổ có 7-8 tàu đánh bắt, trong đó có 1-2 tàu làm công tác dịch vụ hậu cần thu gom cá từ những tàu còn lại, tiếp nhiên liệu... Nếu chỉ cử khoảng 2 tàu đi thăm dò rồi về thông báo cho nhau, có nhiều luồng cá thì gọi nhiều tàu, ít thì gọi ít tàu, thì sẽ tránh được rủi ro, chi phí, nâng cao hiệu quả đánh bắt.
Ngoài ra, nên tổ chức tốt dịch vụ hậu cần, để có những thông tin mới về giá cả, bến cảng, chợ... hướng dẫn chuyển đổi một số nghề đánh bắt tiêu tốn nhiều nhiên liệu như tàu lưới kéo đáy chuyển sang kéo lưới rê, lưới vây và tàu câu... Những tàu nào dùng máy cũ chạy hao dầu thì lên kế hoạch xin đổi máy...
Mới đây, chúng tôi có tiếp nhận một công nghệ mới từ Nhật Bản nhằm giảm chi phí sản xuất, đó là sử dụng máy bắn lưỡi câu để giúp ngư dân giảm việc đi lại lòng vòng tốn nhiên liệu.
Chính phủ cũng đang có chủ trương mở rộng đàm phán với các nước lân cận để tàu của chúng ta tham gia phối hợp đánh cá với các nước khác, hiện nay đã triển khai và làm rất tốt ở Malaysia.
Vậy trước mắt Bộ có biện pháp nào để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân tiền hỗ trợ ngư dân ở các địa phương?
Chúng tôi vẫn tiếp tục giảm thiểu một số thủ tục giấy tờ không cần thiết nữa, mặc dù những thủ tục đó rất đúng về pháp lý nhưng không phù hợp với thực tế đánh bắt của ngư dân ở địa phương.
Ví dụ đã có đăng kí cấp phép đánh bắt thì không cần phải trình những giấy tờ trước khi cấp phép nữa.
Trước kia theo yêu cầu cũ của Quyết định 289 và Thông tư 35 thì phải đưa những bộ hồ sơ ấy ra mặc dù người ta đã có giấy cấp phép rồi. Hay như là tăng mức hỗ trợ giá dầu cho ngư dân, bỏ điều kiện hợp đồng lao động 1 năm, bỏ điều kiện khống chế thời gian đi biển trong 6 tháng, bây giờ cứ người dân đi biển là được hỗ trợ.