Hóa đơn đỏ trước giờ “khai tử”
Một số thông tin từ lãnh đạo ngành thuế trước thời điểm chính thức “khai tử” hóa đơn đỏ
Bản chất của hóa đơn cũng chỉ là một chứng từ thương mại rất thông thường nhưng đã được “thần thánh hóa” trong thời gian qua. Quy định mới về tự in và đặt in hóa đơn là một trong những bước chính sách nhằm hạn chế tình trạng gian lận thương mại.
Đây là khẳng định của một cán bộ cao cấp ngành thuế trước thời điểm chính thức “khai tử” hóa đơn đỏ.
Nghị định 51/CP ra đời là một bước đột phá trong công tác quản lý, sử dụng hóa đơn cũng như trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Để hướng dẫn thi hành Nghị định 51/CP, Tổng cục Thuế đã tham mưu với Bộ Tài chính ban hành Thông tư 153 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/CP của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch. Thông tư 191 hướng dẫn quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải hành khách bằng xe ôtô và gần 20 công văn, công điện gửi các chính quyền, cục thuế địa phương, doanh nghiệp gỡ vướng cho Nghị định 51/CP.
Để hoàn thiện nốt văn bản pháp lý cuối cùng hướng dẫn Nghị định 51/CP, trong tháng 1/2011, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục ban hành Thông tư hướng dẫn về việc khởi tạo, sử dụng hóa đơn điện tử, dự kiến được ban hành trong tháng 1/2011. Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các doanh nghiệp lựa chọn phần mềm phù hợp để chuyển sang sử dụng hóa đơn tự in.
Theo thống kê của Tổng cục Thuế, từ năm 2002, Nghị định 89/CP của Chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoặc đặt in hóa đơn để sử dụng. Sau gần 10 năm thực hiện, cho đến trước khi ban hành Nghị định 51, đã có trên 10.000 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in hoặc đặt in.
Theo khảo sát của Tổng cục Thuế, hiện nay, số nước sử dụng hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành chỉ đếm trên đầu ngón tay, ở hầu hết các nước, hóa đơn do doanh nghiệp tự khởi tạo và tự chịu trách nhiệm. Do đó, định hướng của cơ quan chức năng từ lâu đã hướng đến việc để doanh nghiệp tự chủ trong in ấn và phát hành hóa đơn.
“Ở Việt Nam, những nghi ngờ về khả năng quản lý hoá đơn, tính pháp lý của hoá đơn... sẽ sớm được cởi bỏ. Có thể nói rằng đã hết thời của hoá đơn đỏ. Hoá đơn thời gian tới sẽ do chính doanh nghiệp khởi tạo, phát hành, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật”, bà Vũ Thị Mai, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khẳng định.
Trong giai đoạn chuyển đổi này, ngành thuế đã có một số giải pháp xử lý kịp thời giải quyết tình trạng ùn tắc trong khâu phát hành hóa đơn của các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải tự in hoặc đặt in hóa đơn. Tuy nhiên, cơ quan thuế khẳng định sẽ không nhân nhượng với các doanh nghiệp tiếp tục chây ỳ khi thời hạn sử dụng hóa đơn đỏ chấm dứt.
Về thời hạn đăng kí sử dụng hóa đơn tồn của năm 2010, Tổng cục Thuế yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng kí số hóa đơn đỏ sử dụng thêm trước ngày 20/1/2011. Sau thời hạn này, Tổng cục Thuế sẽ tổng kết số lượng hóa đơn được doanh nghiệp sử dụng trong năm 2010.
Về thời hạn chuyển đổi sử dụng hóa đơn đối với các doanh nghiệp chưa kịp in hóa đơn, Tổng cục Thuế yêu cầu sau 31/3/2011 sẽ không chấp nhận bất kì lí do gì cho việc chậm trễ nếu doanh nghiệp nêu lí do chưa in hóa đơn xong. Với các doanh nghiệp thuộc đối tượng siêu nhỏ, doanh nghiệp ở các địa bàn khó khăn, các đơn vị sự nghiệp, Tổng cục Thuế yêu cầu nhóm đối tượng này cũng phải có phương án chuyển đổi và tự in hóa đơn xong trước quý 2 hoặc quý 3/2011, tránh hiện tượng dồn vào cuối năm như đã xảy ra trong năm 2010.
Trước một số ý kiến phản hồi về khó khăn của doanh nghiệp siêu nhỏ khi tự in hóa đơn, cơ quan thuế khẳng định, hầu hết các doanh nghiệp đều có máy tính. Việc tự thiết kế mẫu biểu rất đơn giản chỉ theo một số chỉ tiêu bắt buộc còn các yêu tố khác, doanh nghiệp hoàn toàn được linh hoạt.
Với những lo ngại về hoá đơn giả, khả năng thanh toán của hoá đơn, cách thức kiểm tra hoá đơn, bà Vũ Thị Mai cho biết, ngay trong quý I/2011, Tổng cục Thuế sẽ hoàn thiện chuyên mục hóa đơn tại cổng thông tin của Tổng cục Thuế tại địa chỉ để các doanh nghiệp dễ dàng tra cứu nguồn gốc hoá đơn, tính chính xác của thông tin trên hoá đơn mà mình nhận được từ đối tác.
Các văn bản về hướng dẫn Nghị định 51, các thông tư văn bản hướng dẫn cũng được cập nhật nhanh nhất tới các doanh nghiệp và người dân. Theo đó, khi phát hành hoá đơn, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm với hoá đơn mình phát hành, nếu hoá đơn đó là giả, là không đúng của đơn vị phát hành thì pháp luật và cơ quan thuế sẽ vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Mặt khác, hóa đơn chỉ có giá trị khi đã được điền thông tin, ký và đóng dấu. Do đó, chữ ký và con dấu cũng được xem là hai yếu tố quan trọng để phân biệt được hóa đơn thật và giả.
“Giả hay thật chỉ có ý nghĩa với việc khấu trừ và hoàn thuế, cơ quan thuế sẽ đi kiểm tra các khi nghi ngờ có gian lận trong khấu trừ thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế. Hơn nữa, hóa đơn cũng chỉ là một loại giấy tờ thông thường trong giao dịch thương mại, bên cạnh các loại giấy tờ khác”, một cán bộ thuế nhấn mạnh.
Đây là khẳng định của một cán bộ cao cấp ngành thuế trước thời điểm chính thức “khai tử” hóa đơn đỏ.
Nghị định 51/CP ra đời là một bước đột phá trong công tác quản lý, sử dụng hóa đơn cũng như trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Để hướng dẫn thi hành Nghị định 51/CP, Tổng cục Thuế đã tham mưu với Bộ Tài chính ban hành Thông tư 153 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/CP của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch. Thông tư 191 hướng dẫn quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải hành khách bằng xe ôtô và gần 20 công văn, công điện gửi các chính quyền, cục thuế địa phương, doanh nghiệp gỡ vướng cho Nghị định 51/CP.
Để hoàn thiện nốt văn bản pháp lý cuối cùng hướng dẫn Nghị định 51/CP, trong tháng 1/2011, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục ban hành Thông tư hướng dẫn về việc khởi tạo, sử dụng hóa đơn điện tử, dự kiến được ban hành trong tháng 1/2011. Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các doanh nghiệp lựa chọn phần mềm phù hợp để chuyển sang sử dụng hóa đơn tự in.
Theo thống kê của Tổng cục Thuế, từ năm 2002, Nghị định 89/CP của Chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoặc đặt in hóa đơn để sử dụng. Sau gần 10 năm thực hiện, cho đến trước khi ban hành Nghị định 51, đã có trên 10.000 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in hoặc đặt in.
Theo khảo sát của Tổng cục Thuế, hiện nay, số nước sử dụng hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành chỉ đếm trên đầu ngón tay, ở hầu hết các nước, hóa đơn do doanh nghiệp tự khởi tạo và tự chịu trách nhiệm. Do đó, định hướng của cơ quan chức năng từ lâu đã hướng đến việc để doanh nghiệp tự chủ trong in ấn và phát hành hóa đơn.
“Ở Việt Nam, những nghi ngờ về khả năng quản lý hoá đơn, tính pháp lý của hoá đơn... sẽ sớm được cởi bỏ. Có thể nói rằng đã hết thời của hoá đơn đỏ. Hoá đơn thời gian tới sẽ do chính doanh nghiệp khởi tạo, phát hành, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật”, bà Vũ Thị Mai, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khẳng định.
Trong giai đoạn chuyển đổi này, ngành thuế đã có một số giải pháp xử lý kịp thời giải quyết tình trạng ùn tắc trong khâu phát hành hóa đơn của các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải tự in hoặc đặt in hóa đơn. Tuy nhiên, cơ quan thuế khẳng định sẽ không nhân nhượng với các doanh nghiệp tiếp tục chây ỳ khi thời hạn sử dụng hóa đơn đỏ chấm dứt.
Về thời hạn đăng kí sử dụng hóa đơn tồn của năm 2010, Tổng cục Thuế yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng kí số hóa đơn đỏ sử dụng thêm trước ngày 20/1/2011. Sau thời hạn này, Tổng cục Thuế sẽ tổng kết số lượng hóa đơn được doanh nghiệp sử dụng trong năm 2010.
Về thời hạn chuyển đổi sử dụng hóa đơn đối với các doanh nghiệp chưa kịp in hóa đơn, Tổng cục Thuế yêu cầu sau 31/3/2011 sẽ không chấp nhận bất kì lí do gì cho việc chậm trễ nếu doanh nghiệp nêu lí do chưa in hóa đơn xong. Với các doanh nghiệp thuộc đối tượng siêu nhỏ, doanh nghiệp ở các địa bàn khó khăn, các đơn vị sự nghiệp, Tổng cục Thuế yêu cầu nhóm đối tượng này cũng phải có phương án chuyển đổi và tự in hóa đơn xong trước quý 2 hoặc quý 3/2011, tránh hiện tượng dồn vào cuối năm như đã xảy ra trong năm 2010.
Trước một số ý kiến phản hồi về khó khăn của doanh nghiệp siêu nhỏ khi tự in hóa đơn, cơ quan thuế khẳng định, hầu hết các doanh nghiệp đều có máy tính. Việc tự thiết kế mẫu biểu rất đơn giản chỉ theo một số chỉ tiêu bắt buộc còn các yêu tố khác, doanh nghiệp hoàn toàn được linh hoạt.
Với những lo ngại về hoá đơn giả, khả năng thanh toán của hoá đơn, cách thức kiểm tra hoá đơn, bà Vũ Thị Mai cho biết, ngay trong quý I/2011, Tổng cục Thuế sẽ hoàn thiện chuyên mục hóa đơn tại cổng thông tin của Tổng cục Thuế tại địa chỉ để các doanh nghiệp dễ dàng tra cứu nguồn gốc hoá đơn, tính chính xác của thông tin trên hoá đơn mà mình nhận được từ đối tác.
Các văn bản về hướng dẫn Nghị định 51, các thông tư văn bản hướng dẫn cũng được cập nhật nhanh nhất tới các doanh nghiệp và người dân. Theo đó, khi phát hành hoá đơn, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm với hoá đơn mình phát hành, nếu hoá đơn đó là giả, là không đúng của đơn vị phát hành thì pháp luật và cơ quan thuế sẽ vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Mặt khác, hóa đơn chỉ có giá trị khi đã được điền thông tin, ký và đóng dấu. Do đó, chữ ký và con dấu cũng được xem là hai yếu tố quan trọng để phân biệt được hóa đơn thật và giả.
“Giả hay thật chỉ có ý nghĩa với việc khấu trừ và hoàn thuế, cơ quan thuế sẽ đi kiểm tra các khi nghi ngờ có gian lận trong khấu trừ thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế. Hơn nữa, hóa đơn cũng chỉ là một loại giấy tờ thông thường trong giao dịch thương mại, bên cạnh các loại giấy tờ khác”, một cán bộ thuế nhấn mạnh.