Lãi suất huy động USD bắt đầu “nóng”
Lãi suất huy động USD bắt đầu “nóng” khi một số ngân hàng lớn nhỏ điều chỉnh tăng từ đầu năm 2011
Lãi suất huy động USD bắt đầu “nóng” khi một số ngân hàng lớn nhỏ điều chỉnh tăng từ đầu năm 2011.
Hôm nay (12/1), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) quyết định tăng lãi suất huy động USD cho tất cả các kỳ hạn gửi từ 1 đến 36 tháng. Các mức tăng là khá mạnh, có từ 0,9% - 1,3 %/năm tùy từng kỳ hạn gửi.
Với điều chỉnh trên, lãi suất tiền gửi sản phẩm tiết kiệm lãi suất cộng, kỳ hạn 6 tháng của VietBank đã lên tới 5,9%/năm; lãi suất tiền gửi cao nhất là 6%/năm dành cho sản phẩm lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán lãnh lãi cuối kỳ, kỳ hạn 12 tháng.
Mốc 6%/năm của ngân hàng trên cũng là điểm cao nhất trên thị trường theo biểu niêm yết của các ngân hàng lúc này.
Trước VietBank, một số ngân hàng thương mại khác cũng đã có quyết định tăng lãi suất huy động USD. Trong đó, ngày 31/12/2010, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) có biểu áp dụng mới với lãi suất USD cao nhất lên gần 5%/năm; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tăng từ ngày 7/1/2011 và các mức cao cũng đã gần 5%/năm; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (Western Bank) ngày 8/1 cũng đã tăng lên mức cao nhất 5,3%/năm…
Qua đợt điều chỉnh này, lãi suất huy động USD phổ biến có từ 4,9% - 5,3%/năm, cá biệt một số trường hợp có từ 5,6% - 6%/năm. “Mặt bằng” chung hiện vẫn chưa có thay đổi lớn so với cuối năm 2010, nhưng việc điều chỉnh đang có hướng mở rộng.
Tìm hiểu tại một số ngân hàng thương mại, việc tăng lãi suất trước hết xuất phát từ nhu cầu vay vốn bằng USD vẫn ở mức cao. Chênh lệch lãi suất giữa vay bằng VND so với USD cộng với kỳ vọng phá giá trong ngắn hạn vẫn khá lớn là một nguyên nhân chính.
Tuy nhiên, cũng có thể tính đến một giả thiết khác, khi cửa tăng lãi suất huy động bằng VND bị chốt ở “trần” 14%/năm, huy động vàng gặp trở ngại ở quy định hạn chế quy đổi và cho vay ra áp dụng mới đây, yêu cầu cải thiện tốc độ huy động được tập trung ở nguồn vốn bằng USD, nhất là với những trường hợp cần đảm bảo các cân đối trong hoạt động.
Hôm nay (12/1), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) quyết định tăng lãi suất huy động USD cho tất cả các kỳ hạn gửi từ 1 đến 36 tháng. Các mức tăng là khá mạnh, có từ 0,9% - 1,3 %/năm tùy từng kỳ hạn gửi.
Với điều chỉnh trên, lãi suất tiền gửi sản phẩm tiết kiệm lãi suất cộng, kỳ hạn 6 tháng của VietBank đã lên tới 5,9%/năm; lãi suất tiền gửi cao nhất là 6%/năm dành cho sản phẩm lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán lãnh lãi cuối kỳ, kỳ hạn 12 tháng.
Mốc 6%/năm của ngân hàng trên cũng là điểm cao nhất trên thị trường theo biểu niêm yết của các ngân hàng lúc này.
Trước VietBank, một số ngân hàng thương mại khác cũng đã có quyết định tăng lãi suất huy động USD. Trong đó, ngày 31/12/2010, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) có biểu áp dụng mới với lãi suất USD cao nhất lên gần 5%/năm; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tăng từ ngày 7/1/2011 và các mức cao cũng đã gần 5%/năm; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (Western Bank) ngày 8/1 cũng đã tăng lên mức cao nhất 5,3%/năm…
Qua đợt điều chỉnh này, lãi suất huy động USD phổ biến có từ 4,9% - 5,3%/năm, cá biệt một số trường hợp có từ 5,6% - 6%/năm. “Mặt bằng” chung hiện vẫn chưa có thay đổi lớn so với cuối năm 2010, nhưng việc điều chỉnh đang có hướng mở rộng.
Tìm hiểu tại một số ngân hàng thương mại, việc tăng lãi suất trước hết xuất phát từ nhu cầu vay vốn bằng USD vẫn ở mức cao. Chênh lệch lãi suất giữa vay bằng VND so với USD cộng với kỳ vọng phá giá trong ngắn hạn vẫn khá lớn là một nguyên nhân chính.
Tuy nhiên, cũng có thể tính đến một giả thiết khác, khi cửa tăng lãi suất huy động bằng VND bị chốt ở “trần” 14%/năm, huy động vàng gặp trở ngại ở quy định hạn chế quy đổi và cho vay ra áp dụng mới đây, yêu cầu cải thiện tốc độ huy động được tập trung ở nguồn vốn bằng USD, nhất là với những trường hợp cần đảm bảo các cân đối trong hoạt động.