Lợi nhuận ngân hàng: Từ cơ hội đến trở ngại
Đa số kế hoạch lợi nhuận năm 2009 đang nằm trong tầm tay, nhưng phía trước là những trở ngại mới
Đa số kế hoạch lợi nhuận năm 2009 đang nằm trong tầm tay, nhưng phía trước là những trở ngại mới.
Nửa đầu năm 2009, nhiều ngân hàng đều đặn cập nhật số liệu lợi nhuận qua các tháng. Tháng 7 vừa qua có vẻ bất thường khi mới chỉ có khoảng 5 thành viên công bố. Liệu có phải do bắt đầu đón những con số không mấy thuận lợi, hay cỗ máy lợi nhuận đang gặp những trở ngại làm hạn chế động lực công bố sớm?
Những cơ hội để xoay chuyển
Sau 6 tháng đầu năm, các ngân hàng lớn nhỏ hầu hết đều báo lãi; nhiều trường hợp đã gần cán đích kế hoạch cả năm, phổ biến đã đạt trên 60%. Đó là những kết quả ấn tượng khi đặt trong môi trường nhiều khó khăn, nhưng cũng có những cơ hội để xoay chuyển tình thế.
Bước vào năm 2009, cổ đông của Ngân hàng Á châu (ACB) có lý do để lo ngại về khả năng sinh lời của một hoạt động thế mạnh: kinh doanh vàng. Nguyên do lo ngại không phải ở sự năng động hay hiệu quả của ACB, mà có từ áp lực cạnh tranh trên thị trường vàng năm 2009 đã rất lớn, khi một loạt đối thủ đã chính thức nhập cuộc và bắt đầu mở rộng ảnh hưởng.
Nhưng, 6 tháng đầu năm, ACB công bố thu nhập từ dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng đạt 554 tỷ đồng, tương đương 46% tổng cơ cấu. Với lo ngại trên, đây là con số ấn tượng; tỷ trọng trong cơ cấu tổng thu nhập vẫn giữ vững (năm 2008 chiếm khoảng 47%).
Trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, nguồn thu từ kinh doanh vàng không thể hiện những chi tiết cần thiết để so sánh và kết luận chính xác. Một giả thiết được đặt ra là hoạt động xuất khẩu vàng trong quý 1 đã tạo được sự bù đắp tương đối cho những ảnh hưởng (nếu có) từ áp lực cạnh tranh nói trên. Nắm cơ hội chênh lệch giá, quý 1/2009, nhiều doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng đã đẩy mạnh tái xuất vàng, tổng giá trị lên tới 2,3 tỷ USD.
Tái xuất vàng với giá trị lớn là một cơ hội nổi bật trong các khả năng tạo lợi nhuận. Cơ hội này cũng là sự bù đắp cho một nguồn thu sụt giảm khá mạnh là hoạt động ngoại hối. Phân tích gần đây của một số công ty chứng khoán cho thấy thu nhập từ hoạt động ngoại hối của một số ngân hàng lớn đã sụt giảm khoảng trên dưới 30% so với cùng kỳ 2008, do khó khăn thị trường, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới… Hay ở hoạt động dịch vụ, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm của Vietcombank (đầu mối đang chiếm khoảng 23% thị phần) giảm tới 29% so với 5 tháng đầu năm 2008 cũng là một “điểm trũng” tham khảo, cần bù đắp…
Một cơ hội để bù đắp rõ nét hơn cũng đã xuất hiện trong quý 2/2009, tạo khả năng xoay chuyển mạnh kết quả kinh doanh trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và lĩnh vực ngành. Thị trường chứng khoán hồi phục mạnh trong quý 2 đã mang lại những khoản hoàn nhập dự phòng lớn, hay những chênh lệch hiếm có trong đầu tư tài chính. Tất nhiên điều này đi cùng với yêu cầu nắm bắt cơ hội. Điển hình như Sacombank với khoản thu hơn 180 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán và thu nhập từ dịch vụ; hay tại Vietcombank là 258 tỷ đồng do bán bớt danh mục chứng khoán nắm giữ và hoàn nhập dự phòng.
Và ở cơ hội chính, việc đẩy mạnh tín dụng đã mang lại nguồn thu quan trọng nhất cho phần lớn các thành viên. Bước vào năm 2009, lãi suất giảm mạnh đã kích thích nhu cầu vay vốn, thêm vào đó là chính sách hỗ trợ lãi suất kích cầu của Chính phủ. Ngay từ đầu năm nhiều ngân hàng đã xác định đẩy mạnh tín dụng là chiến lược ưu tiên.
Có thể thấy tại ACB là sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu lợi nhuận, nguồn từ tín dụng đã chiếm tới 32% thay vì chỉ 22,5% trong năm 2008. Tại Sacombank, nguồn thu từ lãi chiếm tới 61%. Một tỷ trọng 70% - 80% cũng có thể nhận thấy ở nhiều thành viên khác. Để có sự dịch chuyển này là tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, theo kế hoạch đặt ra từ đầu năm cũng như trên thực tế. Và ủng hộ cho hướng chiến lược này là một tỷ lệ lãi biên (NIM) đã tốt hơn so với 6 tháng cuối năm 2008 (khoảng 3,7% so với 3,2%).
Nhưng, nhìn lại những cơ hội trên, hướng đến những tháng còn lại của năm, một số trở ngại cũng đã xuất hiện.
Bắt đầu giảm tốc?
Từ 1/8 này, một nguồn thu cụ thể của các ngân hàng bị cắt giảm. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND được Ngân hàng Nhà nước trả 3,6%/năm từ đầu năm giảm mạnh xuống còn 1,2%/năm. Không quá lớn, nhưng đây là một yếu tố tác động đầu tiên được tính đến.
Ảnh hưởng lớn nhất đến tốc độ sinh lời của các ngân hàng những tháng cuối năm là từ chính sách siết dần tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Định hướng tăng trưởng tín dụng mà nhà điều hành vừa điều chỉnh cho năm nay ở khoảng 25% - 27%. 7 tháng đầu năm, tăng trưởng của cả hệ thống đã lên tới 22,76%, dư địa còn lại chưa đầy 5%. Với sự nhanh nhẹn trong 6 tháng đầu năm, một công ty chứng khoán bình luận rằng, thời gian tới có những nhà băng sẽ phải lo hồi vốn hơn là tiếp tục mở rộng tín dụng như vừa qua.
Tín dụng giảm tốc, tốc độ lợi nhuận chịu ảnh hưởng. Liên quan đến nguồn thu này còn có một hạn chế nổi bật trong khoảng một tháng trở lại đây: lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên, trần lãi suất cho vay tối đa không thay đổi, trong khi lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn đã tăng cao. Tỷ lệ lãi biên co hẹp, khi lãi suất huy động phổ biến đã trên 8%, lãi suất cho vay tối đa vẫn 10,5% (ngoại trừ tín dụng tiêu dùng). Bên cạnh đó, sự linh hoạt trong tín dụng cũng bắt đầu bị hạn chế bớt từ chính sách giảm tỷ lệ sử dụng tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn… Tất nhiên, những trở ngại cản đà lợi nhuận này sẽ thay đổi nếu thời gian tới lãi suất cơ bản được nâng lên…
Nhìn sang nguồn thu khác, theo nhận định của Công ty Chứng khoán Tp.HCM, kinh doanh vàng sẽ không lặp lại được sự bù đắp cần thiết từ xuất khẩu như trong quý 1. Theo đó, những khó khăn trước áp lực cạnh tranh ở hoạt động này sẽ được phản ánh rõ hơn trong những tháng cuối năm.
Ở nguồn thu đầu tư tài chính và hoàn nhập dự phòng, liệu cơ hội lớn như trong quý 2 trên thị trường chứng khoán có lặp lại vẫn là câu hỏi khó.
Tuy nhiên, với kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm, nhiều thành viên đã tiến gần đích kế hoạch lợi nhuận cả năm, áp lực còn lại không quá lớn. Kỳ kinh doanh 6 tháng cuối năm vẫn thường mang lại kết quả lớn hơn 6 tháng đầu năm. Và thị trường vẫn thường có những yếu tố bất ngờ, cũng như gắn liền với những hoạch định của chính sách.
Nửa đầu năm 2009, nhiều ngân hàng đều đặn cập nhật số liệu lợi nhuận qua các tháng. Tháng 7 vừa qua có vẻ bất thường khi mới chỉ có khoảng 5 thành viên công bố. Liệu có phải do bắt đầu đón những con số không mấy thuận lợi, hay cỗ máy lợi nhuận đang gặp những trở ngại làm hạn chế động lực công bố sớm?
Những cơ hội để xoay chuyển
Sau 6 tháng đầu năm, các ngân hàng lớn nhỏ hầu hết đều báo lãi; nhiều trường hợp đã gần cán đích kế hoạch cả năm, phổ biến đã đạt trên 60%. Đó là những kết quả ấn tượng khi đặt trong môi trường nhiều khó khăn, nhưng cũng có những cơ hội để xoay chuyển tình thế.
Bước vào năm 2009, cổ đông của Ngân hàng Á châu (ACB) có lý do để lo ngại về khả năng sinh lời của một hoạt động thế mạnh: kinh doanh vàng. Nguyên do lo ngại không phải ở sự năng động hay hiệu quả của ACB, mà có từ áp lực cạnh tranh trên thị trường vàng năm 2009 đã rất lớn, khi một loạt đối thủ đã chính thức nhập cuộc và bắt đầu mở rộng ảnh hưởng.
Nhưng, 6 tháng đầu năm, ACB công bố thu nhập từ dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng đạt 554 tỷ đồng, tương đương 46% tổng cơ cấu. Với lo ngại trên, đây là con số ấn tượng; tỷ trọng trong cơ cấu tổng thu nhập vẫn giữ vững (năm 2008 chiếm khoảng 47%).
Trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, nguồn thu từ kinh doanh vàng không thể hiện những chi tiết cần thiết để so sánh và kết luận chính xác. Một giả thiết được đặt ra là hoạt động xuất khẩu vàng trong quý 1 đã tạo được sự bù đắp tương đối cho những ảnh hưởng (nếu có) từ áp lực cạnh tranh nói trên. Nắm cơ hội chênh lệch giá, quý 1/2009, nhiều doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng đã đẩy mạnh tái xuất vàng, tổng giá trị lên tới 2,3 tỷ USD.
Tái xuất vàng với giá trị lớn là một cơ hội nổi bật trong các khả năng tạo lợi nhuận. Cơ hội này cũng là sự bù đắp cho một nguồn thu sụt giảm khá mạnh là hoạt động ngoại hối. Phân tích gần đây của một số công ty chứng khoán cho thấy thu nhập từ hoạt động ngoại hối của một số ngân hàng lớn đã sụt giảm khoảng trên dưới 30% so với cùng kỳ 2008, do khó khăn thị trường, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới… Hay ở hoạt động dịch vụ, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm của Vietcombank (đầu mối đang chiếm khoảng 23% thị phần) giảm tới 29% so với 5 tháng đầu năm 2008 cũng là một “điểm trũng” tham khảo, cần bù đắp…
Một cơ hội để bù đắp rõ nét hơn cũng đã xuất hiện trong quý 2/2009, tạo khả năng xoay chuyển mạnh kết quả kinh doanh trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và lĩnh vực ngành. Thị trường chứng khoán hồi phục mạnh trong quý 2 đã mang lại những khoản hoàn nhập dự phòng lớn, hay những chênh lệch hiếm có trong đầu tư tài chính. Tất nhiên điều này đi cùng với yêu cầu nắm bắt cơ hội. Điển hình như Sacombank với khoản thu hơn 180 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán và thu nhập từ dịch vụ; hay tại Vietcombank là 258 tỷ đồng do bán bớt danh mục chứng khoán nắm giữ và hoàn nhập dự phòng.
Và ở cơ hội chính, việc đẩy mạnh tín dụng đã mang lại nguồn thu quan trọng nhất cho phần lớn các thành viên. Bước vào năm 2009, lãi suất giảm mạnh đã kích thích nhu cầu vay vốn, thêm vào đó là chính sách hỗ trợ lãi suất kích cầu của Chính phủ. Ngay từ đầu năm nhiều ngân hàng đã xác định đẩy mạnh tín dụng là chiến lược ưu tiên.
Có thể thấy tại ACB là sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu lợi nhuận, nguồn từ tín dụng đã chiếm tới 32% thay vì chỉ 22,5% trong năm 2008. Tại Sacombank, nguồn thu từ lãi chiếm tới 61%. Một tỷ trọng 70% - 80% cũng có thể nhận thấy ở nhiều thành viên khác. Để có sự dịch chuyển này là tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, theo kế hoạch đặt ra từ đầu năm cũng như trên thực tế. Và ủng hộ cho hướng chiến lược này là một tỷ lệ lãi biên (NIM) đã tốt hơn so với 6 tháng cuối năm 2008 (khoảng 3,7% so với 3,2%).
Nhưng, nhìn lại những cơ hội trên, hướng đến những tháng còn lại của năm, một số trở ngại cũng đã xuất hiện.
Bắt đầu giảm tốc?
Từ 1/8 này, một nguồn thu cụ thể của các ngân hàng bị cắt giảm. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND được Ngân hàng Nhà nước trả 3,6%/năm từ đầu năm giảm mạnh xuống còn 1,2%/năm. Không quá lớn, nhưng đây là một yếu tố tác động đầu tiên được tính đến.
Ảnh hưởng lớn nhất đến tốc độ sinh lời của các ngân hàng những tháng cuối năm là từ chính sách siết dần tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Định hướng tăng trưởng tín dụng mà nhà điều hành vừa điều chỉnh cho năm nay ở khoảng 25% - 27%. 7 tháng đầu năm, tăng trưởng của cả hệ thống đã lên tới 22,76%, dư địa còn lại chưa đầy 5%. Với sự nhanh nhẹn trong 6 tháng đầu năm, một công ty chứng khoán bình luận rằng, thời gian tới có những nhà băng sẽ phải lo hồi vốn hơn là tiếp tục mở rộng tín dụng như vừa qua.
Tín dụng giảm tốc, tốc độ lợi nhuận chịu ảnh hưởng. Liên quan đến nguồn thu này còn có một hạn chế nổi bật trong khoảng một tháng trở lại đây: lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên, trần lãi suất cho vay tối đa không thay đổi, trong khi lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn đã tăng cao. Tỷ lệ lãi biên co hẹp, khi lãi suất huy động phổ biến đã trên 8%, lãi suất cho vay tối đa vẫn 10,5% (ngoại trừ tín dụng tiêu dùng). Bên cạnh đó, sự linh hoạt trong tín dụng cũng bắt đầu bị hạn chế bớt từ chính sách giảm tỷ lệ sử dụng tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn… Tất nhiên, những trở ngại cản đà lợi nhuận này sẽ thay đổi nếu thời gian tới lãi suất cơ bản được nâng lên…
Nhìn sang nguồn thu khác, theo nhận định của Công ty Chứng khoán Tp.HCM, kinh doanh vàng sẽ không lặp lại được sự bù đắp cần thiết từ xuất khẩu như trong quý 1. Theo đó, những khó khăn trước áp lực cạnh tranh ở hoạt động này sẽ được phản ánh rõ hơn trong những tháng cuối năm.
Ở nguồn thu đầu tư tài chính và hoàn nhập dự phòng, liệu cơ hội lớn như trong quý 2 trên thị trường chứng khoán có lặp lại vẫn là câu hỏi khó.
Tuy nhiên, với kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm, nhiều thành viên đã tiến gần đích kế hoạch lợi nhuận cả năm, áp lực còn lại không quá lớn. Kỳ kinh doanh 6 tháng cuối năm vẫn thường mang lại kết quả lớn hơn 6 tháng đầu năm. Và thị trường vẫn thường có những yếu tố bất ngờ, cũng như gắn liền với những hoạch định của chính sách.