“Muốn phát hành cổ phiếu, buộc phải có bảo lãnh”
Đây là khuyến nghị của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), liên quan đến việc phát hành cổ phiếu ra công chúng
Đây là khuyến nghị của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), liên quan đến việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Khuyến nghị này được VAFI đưa ra trong văn bản góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 14/2007/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Trong dự thảo trên, Ủy ban Chứng khoán có đề xuất với những trường hợp phát hành cổ phiếu ra công chúng có giá trị phát hành (theo mệnh giá) trên 100 tỷ đồng thì bắt buộc phải có bảo lãnh phát hành.
VAFI cho rằng quy định trên sẽ không khả thi bởi các doanh nghiệp lớn có thể lách luật bằng cách phát hành ra công chúng với những đợt phát hành có giá trị dưới 100 tỷ đồng; còn đại bộ phận các công ty đại chúng hiện đều có quy mô vốn nhỏ, nên phát hành 1 đợt trên 100 tỷ đồng là ít xảy ra.
“Vì vậy, quy định như trên không bảo vệ quyền lợi cho đại bộ phận các nhà đầu tư nhỏ lẻ”, VAFI nhận định.
Giải pháp mà hiệp hội này đưa ra là cần bắt buộc bảo lãnh phát hành đối với mọi truờng hợp phát hành cổ phiếu ra công chúng, mà không phân biệt quy mô của từng đợt. Việc bắt buộc bảo lãnh sẽ theo 2 hình thức: cam kết bảo lãnh 100% tổng số lượng cổ phiếu được phát hành ra công chúng; cam kết bảo lãnh tối thiểu trên 30% của tổng số lượng cổ phiếu phát hành.
Nếu quy định như trên, VAFI dự tính sẽ chỉ có doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả kết hợp với phương án phát hành khả thi (phương án sử dụng vốn huy động được) đi kèm với giá phát hành hợp lý thì mới có quyền lựa chọn công ty chứng khoán có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh đứng ra bảo lãnh; theo đó đợt phát hành sẽ có nhiều cơ hội thành công.
Ngược lại, những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả hoặc phương án sử dụng vốn huy động không khả thi hoặc giá không hợp lý với tình hình thị trường thì sẽ không có công ty chứng khoán nào can đảm đứng ra bảo lãnh.
Cũng theo VAFI, quy định bắt buộc có bảo lãnh nói trên cũng sẽ thúc đẩy một tiến trình cải thiện cơ cấu cổ đông, tăng cuờng cơ cấu phát hành riêng lẻ, tăng cường tỷ lệ nhà đầu tư tổ chức trong công ty cổ phần.
Quy định đó còn tạo điều kiện cho việc cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép phát hành. Cơ quan quản lý thị trường chỉ cần kiểm tra các điều kiện phát hành mà không tiến hành thẩm định hồ sơ, thủ tục cấp phép có thể chỉ còn 2 tuần lễ.
Nếu đề nghị trên được chấp thuận, trong việc cấp phép phát hành cổ phiếu ra công chúng thuộc lĩnh vực ngân hàng, VAFI đề nghị không có sự thẩm định hồ sơ từ phía các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước, mà duy nhất chỉ có sự kiểm tra điều kiện phát hành từ phía Ủy ban Chứng khoán.
Khuyến nghị này được VAFI đưa ra trong văn bản góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 14/2007/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Trong dự thảo trên, Ủy ban Chứng khoán có đề xuất với những trường hợp phát hành cổ phiếu ra công chúng có giá trị phát hành (theo mệnh giá) trên 100 tỷ đồng thì bắt buộc phải có bảo lãnh phát hành.
VAFI cho rằng quy định trên sẽ không khả thi bởi các doanh nghiệp lớn có thể lách luật bằng cách phát hành ra công chúng với những đợt phát hành có giá trị dưới 100 tỷ đồng; còn đại bộ phận các công ty đại chúng hiện đều có quy mô vốn nhỏ, nên phát hành 1 đợt trên 100 tỷ đồng là ít xảy ra.
“Vì vậy, quy định như trên không bảo vệ quyền lợi cho đại bộ phận các nhà đầu tư nhỏ lẻ”, VAFI nhận định.
Giải pháp mà hiệp hội này đưa ra là cần bắt buộc bảo lãnh phát hành đối với mọi truờng hợp phát hành cổ phiếu ra công chúng, mà không phân biệt quy mô của từng đợt. Việc bắt buộc bảo lãnh sẽ theo 2 hình thức: cam kết bảo lãnh 100% tổng số lượng cổ phiếu được phát hành ra công chúng; cam kết bảo lãnh tối thiểu trên 30% của tổng số lượng cổ phiếu phát hành.
Nếu quy định như trên, VAFI dự tính sẽ chỉ có doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả kết hợp với phương án phát hành khả thi (phương án sử dụng vốn huy động được) đi kèm với giá phát hành hợp lý thì mới có quyền lựa chọn công ty chứng khoán có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh đứng ra bảo lãnh; theo đó đợt phát hành sẽ có nhiều cơ hội thành công.
Ngược lại, những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả hoặc phương án sử dụng vốn huy động không khả thi hoặc giá không hợp lý với tình hình thị trường thì sẽ không có công ty chứng khoán nào can đảm đứng ra bảo lãnh.
Cũng theo VAFI, quy định bắt buộc có bảo lãnh nói trên cũng sẽ thúc đẩy một tiến trình cải thiện cơ cấu cổ đông, tăng cuờng cơ cấu phát hành riêng lẻ, tăng cường tỷ lệ nhà đầu tư tổ chức trong công ty cổ phần.
Quy định đó còn tạo điều kiện cho việc cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép phát hành. Cơ quan quản lý thị trường chỉ cần kiểm tra các điều kiện phát hành mà không tiến hành thẩm định hồ sơ, thủ tục cấp phép có thể chỉ còn 2 tuần lễ.
Nếu đề nghị trên được chấp thuận, trong việc cấp phép phát hành cổ phiếu ra công chúng thuộc lĩnh vực ngân hàng, VAFI đề nghị không có sự thẩm định hồ sơ từ phía các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước, mà duy nhất chỉ có sự kiểm tra điều kiện phát hành từ phía Ủy ban Chứng khoán.