Ngân hàng bất an với cặp “phanh” tín dụng
Nhìn vào kết quả hoạt động 5 tháng của khối ngân hàng thương mại cổ phần, hẳn Ngân hàng Nhà nước sẽ… “cười nụ”
Nhìn kết quả hoạt động 5 tháng của khối ngân hàng thương mại cổ phần: tín dụng chỉ tăng 9,36% và tính đến 30/6, chỉ có 9 tổ chức tín dụng không hoàn thành chỉ tiêu kéo tỷ trọng dư nợ phi sản xuất về dưới 22%, hẳn Ngân hàng Nhà nước khá hài lòng với hai chiếc “phanh” của mình.
Nhưng có ý kiến, việc cào bằng cùng chỉ tiêu với mọi ngân hàng đang lộ rõ những bất an.
Chạy đua cùng hai “phanh”
Thực ra, đến giờ này, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20% áp dụng cho toàn hệ thống và từng ngân hàng chưa phải là vấn đề lớn của Ngân hàng Nhà nước, bởi đó là mục tiêu của 31/12/2011.
Dù vậy, nhìn vào kết quả hoạt động 5 tháng của khối ngân hàng thương mại cổ phần, hẳn Ngân hàng Nhà nước sẽ… “cười nụ”. Bởi lẽ, qua tìm hiểu của người viết thì tính đến hết tháng 5/2011, dư nợ khối này ước đạt 1,32 triệu tỷ đồng, chiếm trên 56,6% tổng dư nợ toàn ngành.
So với tháng 4/2011, con số này tăng khoảng 1,39%; tăng 9,36% so với 31/12/2010 và tăng trung bình 1,80%/tháng.
Trong đó, dư nợ VND đạt khoảng 1,028 triệu tỷ đồng, chiếm trên 58,4% tổng dư nợ VND toàn ngành, tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cuối tháng 12/2011; bình quân dư nợ VND tăng 0,92%/tháng, trong khi tỷ lệ này của toàn ngành là 0,6%/tháng.
Đặc biệt, ròng rã 5 tháng liền, có 13 đơn vị đạt mức tăng trưởng âm; trong đó, Maritime Bank là đơn vị có mức tăng trưởng dư nợ trung bình âm 3,99%/tháng.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dư nợ ngoại tệ lại cao hơn so với VND. Tính chung 5 tháng, dư nợ ngoại tệ quy đổi ra USD của khối đạt 14 tỷ USD, chiếm 51,33% dư nợ ngoại tệ toàn ngành, tăng 5,55% so với tháng trước và tăng 19,14% so với tháng 12 năm ngoái; trung bình mỗi tháng tăng 3,52%, đạt mức tăng cao nhất toàn ngành. Toàn bộ khối, có 11 đơn vị có tốc độ tăng trưởng dư nợ ngoại tệ bình quân ở mức âm.
Gần đây nhất, trong một hội thảo, ông Nguyễn Văn Bình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 20/6, tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng 2,45%; tín dụng tăng 7,13%. Vì thế, mục tiêu tổng phương tiện thanh toán tăng ở mức 15% - 16% và tổng dư nợ tăng dưới 20% vào cuối 2011 hoàn toàn có cơ sở.
Nhưng có lẽ, áp lực từ chiếc “phanh” thứ hai là kéo dư nợ tín dụng phi sản xuất về dưới 22% vào giữa năm nay và 16% vào 31/12/2011 mới là vấn đề đáng lo thì nay đã được giải tỏa.
Ngày 15/7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, tính đến 30/6, có 9 tổ chức tín dụng, bao gồm 5 ngân hàng thương mại cổ phần, 1 công ty tài chính, 2 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 1 ngân hàng liên doanh vẫn duy trì tỷ trọng dư nợ phi sản xuất trên 22%/tổng dư nợ.
So với tổng số gần 100 tổ chức tín dụng mà chỉ có 9 đơn vị chưa đạt yêu cầu, nhất là yêu cầu thực hiện chỉ tiêu này chỉ trong thời gian ngắn thì đó chưa hẳn là sự lo ngại quá mức.
Hơn nữa, trong 9 đơn vị này, hầu hết là quy mô nhỏ, tỷ trọng tín dụng không lớn, mức vượt 22% nhỏ nên dù bị phạt tăng dự trữ bắt buộc gấp 2 lần cũng không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống.
Có nên cào bằng?
Xung quanh “chỉ tiêu 20%”, tổng giám đốc một ngân hàng nói: “Giờ này không nên bàn đến chuyện khống chế tăng trưởng dư nợ dưới 20% nhưng việc cào bằng chỉ tiêu này cho mọi ngân hàng là không hợp lý”.
Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo VietinBank đã nhiều lần “ướm thử” Ngân hàng Nhà nước nới “room” cho mình với lý do, ngân hàng này phải tài trợ nhiều công trình trọng điểm của Chính phủ như thủy điện Sơn La, lọc dầu Dung Quất…; các dự án này đều thuộc tín dụng trung dài hạn, đã ký hợp đồng nên việc bó hẹp tín dụng đã làm khó đến hoạt động giải ngân theo cam kết của ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn không nới chỉ tiêu cho bất kỳ một đơn vị nào.
Nhưng điều bất hợp lý chưa dừng ở đó. Eximbank là ngân hàng hiện đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) khoảng 15%, trong khi rất nhiều ngân hàng khác vẫn chưa đạt tỷ lệ 9% như quy định hiện hành. Giả định, Eximbank cho vay vượt chỉ tiêu 20% và có thể vì thế mà tỷ lệ CAR bị kéo xuống đến 12% thì vẫn còn cao hơn rất nhiều ngân hàng hiện nay. Đó là thiệt thòi cho Eximbank và những ngân hàng có tình trạng tương tự.
Ngoài ra, còn nhiều ngân hàng trong tình trạng có nguy cơ mất khách hàng tốt. Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần nói: “Chúng tôi có nhiều khách hàng tài chính lành mạnh, hiện vẫn đảm bảo việc trả nợ gốc và lãi tốt, sau khi thu hồi nợ đến hạn, ngân hàng không tiếp tục cấp tín dụng cho họ nên họ bỏ sang ngân hàng khác để quan hệ tín dụng, khiến lúc nào cũng nơm nớp mất khách”.
Tất nhiên, trong khi nhiều ngân hàng đau đầu với những chiếc “phanh” nói trên thì những ngân hàng mới ra đời sau này như TienPhongBank lại tha hồ “tung tẩy”. Mặc dù tính đến 30/6, chỉ tiêu tín dụng phi sản xuất của ngân hàng này “vừa xinh” 22% nhưng do dư nợ hiện chỉ 5.000 tỷ đồng, nên dư địa tín dụng còn rất lớn.
Mặt khác, trước đó, TienPhongBank cho vay chứng khoán và bất động sản rất ít nên hệ số CAR lên tới 18% - 19%. Vì thế, từ nay đến cuối năm, TienPhongBank phải đẩy mạnh cho vay. Vấn đề quan trọng đối với ngân hàng này là phải chọn dự án tốt nhưng có vẻ như đó lại không phải là mối lo vì nhiều khách hàng tốt do không được tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng khác đã tự tìm đến.
Một bất cập khác không thể không đề cập là đối với những tổ chức tín dụng chạm trần những tỷ lệ khống chế của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn huy động tốt thì liệu họ có khoanh tay đứng nhìn?
Những ngày này, trên thị trường đang nở rộ xu hướng “ủy thác đầu tư”, hoặc “mua trái phiếu doanh nghiệp” mà bản chất là đẩy tiền vào tín dụng nhưng không bị coi là tín dụng. Thậm chí, có đơn vị còn trá hình bằng cách ký hợp đồng “ủy thác đầu tư” với khách hàng nhưng kèm theo điều kiện “nếu đầu tư không thành công thì phải thanh toán tiền gốc và phạt”. Nghiễm nhiên, trong nghiệp vụ kế toán, khoản “tín dụng” này được khoác chiếc áo “khoản phải thu”!
Tất nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã biết tất cả “mánh mung” này và đang tìm cách để… bịt!
Và có vẻ như phía sau những cấm cản này, Ngân hàng Nhà nước vẫn mải mê chạy theo lấp kẻ hở chính sách, thay vì phương kế điều hành có căn cơ và theo nguyên tắc thị trường?
Nhưng có ý kiến, việc cào bằng cùng chỉ tiêu với mọi ngân hàng đang lộ rõ những bất an.
Chạy đua cùng hai “phanh”
Thực ra, đến giờ này, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20% áp dụng cho toàn hệ thống và từng ngân hàng chưa phải là vấn đề lớn của Ngân hàng Nhà nước, bởi đó là mục tiêu của 31/12/2011.
Dù vậy, nhìn vào kết quả hoạt động 5 tháng của khối ngân hàng thương mại cổ phần, hẳn Ngân hàng Nhà nước sẽ… “cười nụ”. Bởi lẽ, qua tìm hiểu của người viết thì tính đến hết tháng 5/2011, dư nợ khối này ước đạt 1,32 triệu tỷ đồng, chiếm trên 56,6% tổng dư nợ toàn ngành.
So với tháng 4/2011, con số này tăng khoảng 1,39%; tăng 9,36% so với 31/12/2010 và tăng trung bình 1,80%/tháng.
Trong đó, dư nợ VND đạt khoảng 1,028 triệu tỷ đồng, chiếm trên 58,4% tổng dư nợ VND toàn ngành, tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cuối tháng 12/2011; bình quân dư nợ VND tăng 0,92%/tháng, trong khi tỷ lệ này của toàn ngành là 0,6%/tháng.
Đặc biệt, ròng rã 5 tháng liền, có 13 đơn vị đạt mức tăng trưởng âm; trong đó, Maritime Bank là đơn vị có mức tăng trưởng dư nợ trung bình âm 3,99%/tháng.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dư nợ ngoại tệ lại cao hơn so với VND. Tính chung 5 tháng, dư nợ ngoại tệ quy đổi ra USD của khối đạt 14 tỷ USD, chiếm 51,33% dư nợ ngoại tệ toàn ngành, tăng 5,55% so với tháng trước và tăng 19,14% so với tháng 12 năm ngoái; trung bình mỗi tháng tăng 3,52%, đạt mức tăng cao nhất toàn ngành. Toàn bộ khối, có 11 đơn vị có tốc độ tăng trưởng dư nợ ngoại tệ bình quân ở mức âm.
Gần đây nhất, trong một hội thảo, ông Nguyễn Văn Bình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 20/6, tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng 2,45%; tín dụng tăng 7,13%. Vì thế, mục tiêu tổng phương tiện thanh toán tăng ở mức 15% - 16% và tổng dư nợ tăng dưới 20% vào cuối 2011 hoàn toàn có cơ sở.
Nhưng có lẽ, áp lực từ chiếc “phanh” thứ hai là kéo dư nợ tín dụng phi sản xuất về dưới 22% vào giữa năm nay và 16% vào 31/12/2011 mới là vấn đề đáng lo thì nay đã được giải tỏa.
Ngày 15/7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, tính đến 30/6, có 9 tổ chức tín dụng, bao gồm 5 ngân hàng thương mại cổ phần, 1 công ty tài chính, 2 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 1 ngân hàng liên doanh vẫn duy trì tỷ trọng dư nợ phi sản xuất trên 22%/tổng dư nợ.
So với tổng số gần 100 tổ chức tín dụng mà chỉ có 9 đơn vị chưa đạt yêu cầu, nhất là yêu cầu thực hiện chỉ tiêu này chỉ trong thời gian ngắn thì đó chưa hẳn là sự lo ngại quá mức.
Hơn nữa, trong 9 đơn vị này, hầu hết là quy mô nhỏ, tỷ trọng tín dụng không lớn, mức vượt 22% nhỏ nên dù bị phạt tăng dự trữ bắt buộc gấp 2 lần cũng không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống.
Có nên cào bằng?
Xung quanh “chỉ tiêu 20%”, tổng giám đốc một ngân hàng nói: “Giờ này không nên bàn đến chuyện khống chế tăng trưởng dư nợ dưới 20% nhưng việc cào bằng chỉ tiêu này cho mọi ngân hàng là không hợp lý”.
Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo VietinBank đã nhiều lần “ướm thử” Ngân hàng Nhà nước nới “room” cho mình với lý do, ngân hàng này phải tài trợ nhiều công trình trọng điểm của Chính phủ như thủy điện Sơn La, lọc dầu Dung Quất…; các dự án này đều thuộc tín dụng trung dài hạn, đã ký hợp đồng nên việc bó hẹp tín dụng đã làm khó đến hoạt động giải ngân theo cam kết của ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn không nới chỉ tiêu cho bất kỳ một đơn vị nào.
Nhưng điều bất hợp lý chưa dừng ở đó. Eximbank là ngân hàng hiện đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) khoảng 15%, trong khi rất nhiều ngân hàng khác vẫn chưa đạt tỷ lệ 9% như quy định hiện hành. Giả định, Eximbank cho vay vượt chỉ tiêu 20% và có thể vì thế mà tỷ lệ CAR bị kéo xuống đến 12% thì vẫn còn cao hơn rất nhiều ngân hàng hiện nay. Đó là thiệt thòi cho Eximbank và những ngân hàng có tình trạng tương tự.
Ngoài ra, còn nhiều ngân hàng trong tình trạng có nguy cơ mất khách hàng tốt. Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần nói: “Chúng tôi có nhiều khách hàng tài chính lành mạnh, hiện vẫn đảm bảo việc trả nợ gốc và lãi tốt, sau khi thu hồi nợ đến hạn, ngân hàng không tiếp tục cấp tín dụng cho họ nên họ bỏ sang ngân hàng khác để quan hệ tín dụng, khiến lúc nào cũng nơm nớp mất khách”.
Tất nhiên, trong khi nhiều ngân hàng đau đầu với những chiếc “phanh” nói trên thì những ngân hàng mới ra đời sau này như TienPhongBank lại tha hồ “tung tẩy”. Mặc dù tính đến 30/6, chỉ tiêu tín dụng phi sản xuất của ngân hàng này “vừa xinh” 22% nhưng do dư nợ hiện chỉ 5.000 tỷ đồng, nên dư địa tín dụng còn rất lớn.
Mặt khác, trước đó, TienPhongBank cho vay chứng khoán và bất động sản rất ít nên hệ số CAR lên tới 18% - 19%. Vì thế, từ nay đến cuối năm, TienPhongBank phải đẩy mạnh cho vay. Vấn đề quan trọng đối với ngân hàng này là phải chọn dự án tốt nhưng có vẻ như đó lại không phải là mối lo vì nhiều khách hàng tốt do không được tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng khác đã tự tìm đến.
Một bất cập khác không thể không đề cập là đối với những tổ chức tín dụng chạm trần những tỷ lệ khống chế của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn huy động tốt thì liệu họ có khoanh tay đứng nhìn?
Những ngày này, trên thị trường đang nở rộ xu hướng “ủy thác đầu tư”, hoặc “mua trái phiếu doanh nghiệp” mà bản chất là đẩy tiền vào tín dụng nhưng không bị coi là tín dụng. Thậm chí, có đơn vị còn trá hình bằng cách ký hợp đồng “ủy thác đầu tư” với khách hàng nhưng kèm theo điều kiện “nếu đầu tư không thành công thì phải thanh toán tiền gốc và phạt”. Nghiễm nhiên, trong nghiệp vụ kế toán, khoản “tín dụng” này được khoác chiếc áo “khoản phải thu”!
Tất nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã biết tất cả “mánh mung” này và đang tìm cách để… bịt!
Và có vẻ như phía sau những cấm cản này, Ngân hàng Nhà nước vẫn mải mê chạy theo lấp kẻ hở chính sách, thay vì phương kế điều hành có căn cơ và theo nguyên tắc thị trường?