Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng thương mại đã chính thức cắt giảm, tạo những giá trị mới trên thị trường
Lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng thương mại đã chính thức cắt giảm, tạo những giá trị mới trên thị trường.
Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, lãi suất cho vay thấp nhất thuộc về khối quốc doanh; loại ngắn hạn phổ biến từ 14,6%/năm, trung và dài hạn khoảng từ 13,5 - 16,2%/năm. Trong khi đó tại các ngân hàng cổ phần, lãi suất ngắn hạn lên tới 18,42%/năm, trung và dài hạn khoảng 21,85%/năm.
Cá biệt trong khoảng cuối tháng 2, lãi suất cho vay của các ngân hàng cổ phần có trường hợp vọt lên tới 25%/năm, khi thị trường lãi suất biến động mạnh do căng thẳng vốn VND.
Những mức lãi suất trên đẩy chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người tiêu dùng lên cao, gián tiếp tạo áp lực gia tăng lạm phát.
Nhưng tín hiệu mới đã xuất hiện từ ngày 10/4, khi các ngân hàng quốc doanh và cổ phần lần lượt phát thông điệp giảm lãi suất cho vay VND, bước đầu cân đối dần với biểu lãi suất huy động áp dụng từ ngày 2/4 vừa qua.
Mạnh tay nhất trong đợt điều chỉnh này là quyết định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV). Cụ thể, từ ngày 15/4 tới, BIDV sẽ đồng loạt giảm lãi suất cho vay VND từ 2 - 2,5%/năm theo từng kỳ hạn. Theo đó, lãi suất cho vay của ngân hàng này dự kiến sẽ chỉ ở khoảng 12,5 – 15%/năm đối với các kỳ hạn ngắn và chỉ khoảng 15% - 16,5%/năm đối với khoản vay trung, dài hạn.
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, quyết định trên nhằm chia sẽ khó khăn với doanh nghiệp, góp phần hạn chế đà tăng lạm phát trong thời gian tới.
Đáng chú ý là BIDV còn đưa ra đề nghị áp dụng trần lãi suất cho vay VND đối với các ngân hàng thương mại ở mức 15,25%/năm cho khoản vay ngắn hạn, 14,75%/năm đối với cho vay xuất khẩu, 15,75%/năm đối với cho vay trung và dài hạn và đối với trần cho vay USD là 8,5%/năm. Những mức trần này đã bao gồm sự cân đối với lãi suất huy động đầu vào, lợi nhuận và các chi phí liên quan…
Cũng trong ngày 10/4, Ngân hàng Quân đội (MB) phát một thông điệp đáng chú ý: “Với quan điểm hỗ trợ, chia sẻ và hợp tác với khách hàng kể cả trong những lúc khó khăn nhất, lãi suất cho vay của MB sẽ luôn đảm bảo thấp hơn 3% so với mặt bằng chung của thị trường”.
Ngoài MB, một số ngân hàng cổ phần khác cũng đã có định hướng giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới. Ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho biết sẽ xem xét giảm lãi suất cho vay 1%/năm, đặc biệt ưu tiên những doanh nghiệp vừa và nhỏ có phương án sản xuất kinh doanh tốt và rủi ro thấp.
Ngân hàng Đông Á (DongaBank) cũng đã có thông báo sẽ giảm lãi suất cho vay VND khoảng 1,2%/năm, tập trung cho nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng và uy tín. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Eximbank thông báo sẽ linh hoạt giảm lãi suất ở các kỳ hạn và sản phẩm cụ thể; mức giảm mạnh nhất có thể lên tới 2,4%/năm.
Sau quyết định của những ngân hàng trên, dự báo mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường sẽ có bước điều chỉnh đáng kể; trong đó cạnh tranh cho vay là một nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, việc cân đối từng bước với biểu lãi suất huy động áp dụng từ 2/4 (với trần 11%/năm) cũng là một diễn biến phù hợp.
Nhiều lợi ích
Trong năm 2008, hạn mức tăng trưởng tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước ấn định ở tỷ lệ 30%. Đi cùng với hạn mức này là khả năng nguồn thu từ hoạt động cho vay của các ngân hàng bị khống chế, thay vì sự bùng nổ trong năm 2007 (tăng trưởng tín dụng trên 50%). Từ đây có thể thấy quyết định giảm lãi suất cho vay nói trên là một “thành ý” của các ngân hàng thương mại.
Mục đích mà những ngân hàng trên đưa ra là để chia sẻ gánh nặng chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người tiêu dùng, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng… Rộng hơn, lãi suất cho vay giảm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế.
Trước hết, lãi suất cho vay giảm sẽ hạ chi phí vay vốn của doanh nghiệp, hỗ trợ khả năng giảm giá thành sản phẩm – dịch vụ trên thị trường. Với khoảng 60% nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động phụ thuộc kênh ngân hàng thì đây là một tác động tích cực đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát trong thời gian tới.
Cùng với những giải pháp của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, nếu lạm phát được kiềm chế, thậm chí giảm, cũng sẽ tạo thuận lợi cho chính các ngân hàng thương mại, đảm bảo được định hướng lãi suất huy động thực dương, tránh khả năng biến động lãi suất trong thời gian tới.
Với doanh nghiệp, chi phí vay vốn thuận lợi hơn sẽ tạo điều kiện để phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận. Đây là tác động mà nền kinh tế đang mong đợi, đặc biệt trong bối cảnh mục tiêu tăng trưởng năm nay gặp khó khăn, thị trường chứng khoán xuống dốc…
Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, lãi suất cho vay thấp nhất thuộc về khối quốc doanh; loại ngắn hạn phổ biến từ 14,6%/năm, trung và dài hạn khoảng từ 13,5 - 16,2%/năm. Trong khi đó tại các ngân hàng cổ phần, lãi suất ngắn hạn lên tới 18,42%/năm, trung và dài hạn khoảng 21,85%/năm.
Cá biệt trong khoảng cuối tháng 2, lãi suất cho vay của các ngân hàng cổ phần có trường hợp vọt lên tới 25%/năm, khi thị trường lãi suất biến động mạnh do căng thẳng vốn VND.
Những mức lãi suất trên đẩy chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người tiêu dùng lên cao, gián tiếp tạo áp lực gia tăng lạm phát.
Nhưng tín hiệu mới đã xuất hiện từ ngày 10/4, khi các ngân hàng quốc doanh và cổ phần lần lượt phát thông điệp giảm lãi suất cho vay VND, bước đầu cân đối dần với biểu lãi suất huy động áp dụng từ ngày 2/4 vừa qua.
Mạnh tay nhất trong đợt điều chỉnh này là quyết định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV). Cụ thể, từ ngày 15/4 tới, BIDV sẽ đồng loạt giảm lãi suất cho vay VND từ 2 - 2,5%/năm theo từng kỳ hạn. Theo đó, lãi suất cho vay của ngân hàng này dự kiến sẽ chỉ ở khoảng 12,5 – 15%/năm đối với các kỳ hạn ngắn và chỉ khoảng 15% - 16,5%/năm đối với khoản vay trung, dài hạn.
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, quyết định trên nhằm chia sẽ khó khăn với doanh nghiệp, góp phần hạn chế đà tăng lạm phát trong thời gian tới.
Đáng chú ý là BIDV còn đưa ra đề nghị áp dụng trần lãi suất cho vay VND đối với các ngân hàng thương mại ở mức 15,25%/năm cho khoản vay ngắn hạn, 14,75%/năm đối với cho vay xuất khẩu, 15,75%/năm đối với cho vay trung và dài hạn và đối với trần cho vay USD là 8,5%/năm. Những mức trần này đã bao gồm sự cân đối với lãi suất huy động đầu vào, lợi nhuận và các chi phí liên quan…
Cũng trong ngày 10/4, Ngân hàng Quân đội (MB) phát một thông điệp đáng chú ý: “Với quan điểm hỗ trợ, chia sẻ và hợp tác với khách hàng kể cả trong những lúc khó khăn nhất, lãi suất cho vay của MB sẽ luôn đảm bảo thấp hơn 3% so với mặt bằng chung của thị trường”.
Ngoài MB, một số ngân hàng cổ phần khác cũng đã có định hướng giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới. Ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho biết sẽ xem xét giảm lãi suất cho vay 1%/năm, đặc biệt ưu tiên những doanh nghiệp vừa và nhỏ có phương án sản xuất kinh doanh tốt và rủi ro thấp.
Ngân hàng Đông Á (DongaBank) cũng đã có thông báo sẽ giảm lãi suất cho vay VND khoảng 1,2%/năm, tập trung cho nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng và uy tín. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Eximbank thông báo sẽ linh hoạt giảm lãi suất ở các kỳ hạn và sản phẩm cụ thể; mức giảm mạnh nhất có thể lên tới 2,4%/năm.
Sau quyết định của những ngân hàng trên, dự báo mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường sẽ có bước điều chỉnh đáng kể; trong đó cạnh tranh cho vay là một nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, việc cân đối từng bước với biểu lãi suất huy động áp dụng từ 2/4 (với trần 11%/năm) cũng là một diễn biến phù hợp.
Nhiều lợi ích
Trong năm 2008, hạn mức tăng trưởng tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước ấn định ở tỷ lệ 30%. Đi cùng với hạn mức này là khả năng nguồn thu từ hoạt động cho vay của các ngân hàng bị khống chế, thay vì sự bùng nổ trong năm 2007 (tăng trưởng tín dụng trên 50%). Từ đây có thể thấy quyết định giảm lãi suất cho vay nói trên là một “thành ý” của các ngân hàng thương mại.
Mục đích mà những ngân hàng trên đưa ra là để chia sẻ gánh nặng chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người tiêu dùng, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng… Rộng hơn, lãi suất cho vay giảm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế.
Trước hết, lãi suất cho vay giảm sẽ hạ chi phí vay vốn của doanh nghiệp, hỗ trợ khả năng giảm giá thành sản phẩm – dịch vụ trên thị trường. Với khoảng 60% nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động phụ thuộc kênh ngân hàng thì đây là một tác động tích cực đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát trong thời gian tới.
Cùng với những giải pháp của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, nếu lạm phát được kiềm chế, thậm chí giảm, cũng sẽ tạo thuận lợi cho chính các ngân hàng thương mại, đảm bảo được định hướng lãi suất huy động thực dương, tránh khả năng biến động lãi suất trong thời gian tới.
Với doanh nghiệp, chi phí vay vốn thuận lợi hơn sẽ tạo điều kiện để phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận. Đây là tác động mà nền kinh tế đang mong đợi, đặc biệt trong bối cảnh mục tiêu tăng trưởng năm nay gặp khó khăn, thị trường chứng khoán xuống dốc…