Những ngân hàng đang tạo hiện tượng năm nay
Không còn tất cả cùng tiến, sự phân hóa đã rõ nét hơn trong kết quả hoạt động của các ngân hàng
Ngày 15/11, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) công bố thông tin về kết quả kinh doanh 10 tháng năm 2013 và phương án tạm ứng cổ tức.
Theo đó, lũy kế 10 tháng, ngân hàng này đạt lợi nhuận trước thuế 2.364 tỷ đồng, hoàn thành 84,4% kế hoạch năm. Hội đồng Quản trị cũng đã thống nhất tạm ứng cổ tức năm 2013 với tỷ lệ 8%.
Sau 9 tháng đầu năm, nếu như Ngân hàng Công thương (VietinBank) vẫn là đầu tàu lợi nhuận của hệ thống, xét theo giá trị tuyệt đối, thì Sacombank là hiện tượng của khối cổ phần (Nhà nước không nắm tỷ lệ sở hữu chi phối) năm 2013. Hiện tượng được xét về khả năng tạo lãi, sự ổn định và bám sát chỉ tiêu cả năm.
Sacombank là ngân hàng cổ phần lớn, kết quả trên là bình thường so với những năm trước. Tuy nhiên, năm 2013, đây là hiện tượng không chỉ đặt trong bối cảnh khó khăn chung của ngành, mà sau năm 2012 có quá nhiều xáo trộn về cơ cấu nhân sự và cổ đông tại đây. Cùng với Ngân hàng Quân đội (MB), Sacombank là thành viên thứ hai sở hữu kết quả kinh doanh khá lạc quan trong khối.
Cũng gặp nhiều khó khăn, thậm chí là khác biệt và sâu sắc hơn trong năm 2012, song sự trở lại của Ngân hàng Á Châu (ACB) trong năm nay cũng là một hiện tượng đáng chú ý.
Cùng kỳ năm trước, ACB phải gồng mình chống đỡ những rủi ro cá biệt và sâu rộng. Tổng tài sản giảm tới khoảng 67 nghìn tỷ đồng, lỗ tới hơn 690 tỷ đồng trong quý 3/2012 là vết thương lớn của ngân hàng này. Nối tiếp, việc tập trung tất toán trạng thái vàng cũng ảnh hưởng đáng kể…
Tuy nhiên, từng là ngân hàng tốt nhất trong khối cổ phần, có thương hiệu và vị thế, cũng như các yếu tố nền tảng sản phẩm, nhân sự tốt, năm 2013, ACB đã bắt đầu trở lại. Lợi nhuận trước thuế quý 3/2013 đã đạt 534 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng được 1.479 tỷ đồng, dù thấp hơn nhiều về giá trị tuyệt đối so với một số thành viên trong nhóm tương đối tương quan là MB và Sacombank, song kết quả hoạt động của ACB là đáng kể so với nhiều thành viên khác, nhất là khi gắn với nỗ lực trở lại.
Dễ thấy, thay vì có thế mạnh trong kinh doanh vàng trước đây, năm 2013, ACB tập trung cho chiến lược bán lẻ và đặc biệt là nguồn thu từ khối khách hàng cá nhân tăng trưởng cao. Tuy nhiên, rủi ro trước đây vẫn còn “treo” tại ngân hàng này, do vấn đề pháp lý, mà nếu thực hiện trích lập khoản liên quan thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả lợi nhuận của họ…
Cũng là thành viên khó khăn, những bước đi của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) trong 9 tháng đầu năm nặng nề hơn so với các thành viên khác, khi có sự níu kéo của khoản lỗ và nợ xấu lớn từ việc sáp nhập Habubank năm trước. Những nỗ lực để lại sau lưng sự níu kéo đó cũng giúp SHB trở thành hiện tượng năm nay, nhất là trong quý 3/2013.
Sau khi thoát lỗ trong gang tấc cùng tăng trưởng tín dụng thấp, quý 3/2013 đánh dấu sự trở lại rõ ràng hơn của SHB. Nhờ thu hồi nợ tốt, ngân hàng này đã hoàn nhập được đáng kể chi phí dự phòng; tăng trưởng tín dụng cũng đột phá trong quý 3 với 15% so với cuối 2012 đã giúp kết quả kinh doanh khả quan hơn. 9 tháng, SHB thu về 540 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và nợ xấu giảm khá mạnh xuống còn 7,75%.
Trong khi đó, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đang là một hiện tượng hẳn họ không mong muốn. Gần với ACB, Techcombank từng là đầu tàu lợi nhuận, hiệu quả hoạt động và thương hiệu nổi bật những năm trước. Song sau 9 tháng đầu năm, Techcombank vẫn đang khó khăn để cân bằng.
Quý 3/2013, lợi nhuận của Techcombank chỉ đạt 73 tỷ đồng, giảm tới gần 84% so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả này có thể gây thất vọng lớn khi gắn với quy mô, hiệu quả và cả vị thế của ngân hàng này từng khẳng định trên thị trường. Song có thể thấy, Techcombank đã rất thận trọng trong cho vay, khi nợ xấu có xu hướng tăng cao - nguyên nhân chính tác động đến lợi nhuận, khi có tỷ lệ LDR (cho vay so với huy động) rất thấp, khoảng dưới 60%; và hệ số an toàn vốn được giữ ở mức cao với khoảng 14%.
Có lẽ trong bối cảnh khó khăn, nợ xấu là vấn đề lớn, khẩu vị rủi ro của Techcombank đã thay đổi và họ chọn hướng phòng thủ qua kỳ khó khăn hiện nay (?).
Một “ông lớn” khác trong khối cổ phần là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng là một hiện tượng đáng chú ý. Lợi nhuận 9 tháng 2013 đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, tổng tài sản cũng giảm khá mạnh là sự chùng xuống sau những năm Eximbank bứt phát lên tốp đầu của khối.
Tuy nhiên, hai hoạt động cốt lõi là huy động vốn và cho vay của Eximbank vẫn tăng trưởng tốt; và đây cũng là một trong những ngân hàng kiểm soát rủi ro tốt nhất trong khối, xét theo số liệu báo cáo. Mặc dù nợ xấu tăng đáng kể trong 9 tháng 2013, nhưng vẫn ở mức rất thấp so với mặt bằng chung, với 1,8%.
Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank) cũng là một hiện tượng trong năm 2013, khi kết quả kinh doanh xoay chiều rõ nét và bất lợi. Những năm trước, PGBank là một ngân hàng nhỏ, có lợi nhuận cao và dẫn đầu hệ thống ở các chỉ số sinh lời như ROE, ROA. Tuy nhiên, qua 9 tháng năm nay, khó khăn lớn đang thể hiện.
Tín dụng giảm mạnh (giảm 5,6%) cùng nợ xấu tăng rất cao (9,5%) là hai yếu tố chính tác động đến lợi nhuận của PGBank, khi 9 tháng đầu năm chỉ đạt 60 tỷ đồng.
Ở một khía cạnh khác, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vương (VPBank) trở thành hiện tượng nổi bật nhất trong hệ thống về thay đổi nhân sự. Nếu như tại một số thành viên, hàng nghìn nhân viên bị cắt giảm thì trong 9 tháng đầu năm nay VPBank lại tuyển thêm tới 2.130 người (tính tại thời điểm 30/9/2013 so với 31/12/2012).
Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh từ chối trả lời về thay đổi trên “vì câu hỏi khó”. Song đây là yếu tố tác động chính đến lợi nhuận của ngân hàng này, giảm đáng kể so với cùng kỳ 2012, khi chi phí hoạt động tăng cao do quy mô nhân sự mở rộng. Có thể VPBank có chính sách nhân sự riêng, để chuẩn bị cho một chiến lược mở rộng hoạt động bán lẻ, mở rộng mạng lưới trong tương lai gần…
Hiện vẫn còn nhiều ngân hàng thương mại chưa công bố báo cáo tài chính quý 3/2013 để có thể có thêm những hiện tượng nào đó, đặc biệt là sự vắng mặt thông tin của những ngân hàng lỗ, hay tình hình khắc phục lỗ đã đến đâu.
Theo đó, lũy kế 10 tháng, ngân hàng này đạt lợi nhuận trước thuế 2.364 tỷ đồng, hoàn thành 84,4% kế hoạch năm. Hội đồng Quản trị cũng đã thống nhất tạm ứng cổ tức năm 2013 với tỷ lệ 8%.
Sau 9 tháng đầu năm, nếu như Ngân hàng Công thương (VietinBank) vẫn là đầu tàu lợi nhuận của hệ thống, xét theo giá trị tuyệt đối, thì Sacombank là hiện tượng của khối cổ phần (Nhà nước không nắm tỷ lệ sở hữu chi phối) năm 2013. Hiện tượng được xét về khả năng tạo lãi, sự ổn định và bám sát chỉ tiêu cả năm.
Sacombank là ngân hàng cổ phần lớn, kết quả trên là bình thường so với những năm trước. Tuy nhiên, năm 2013, đây là hiện tượng không chỉ đặt trong bối cảnh khó khăn chung của ngành, mà sau năm 2012 có quá nhiều xáo trộn về cơ cấu nhân sự và cổ đông tại đây. Cùng với Ngân hàng Quân đội (MB), Sacombank là thành viên thứ hai sở hữu kết quả kinh doanh khá lạc quan trong khối.
Cũng gặp nhiều khó khăn, thậm chí là khác biệt và sâu sắc hơn trong năm 2012, song sự trở lại của Ngân hàng Á Châu (ACB) trong năm nay cũng là một hiện tượng đáng chú ý.
Cùng kỳ năm trước, ACB phải gồng mình chống đỡ những rủi ro cá biệt và sâu rộng. Tổng tài sản giảm tới khoảng 67 nghìn tỷ đồng, lỗ tới hơn 690 tỷ đồng trong quý 3/2012 là vết thương lớn của ngân hàng này. Nối tiếp, việc tập trung tất toán trạng thái vàng cũng ảnh hưởng đáng kể…
Tuy nhiên, từng là ngân hàng tốt nhất trong khối cổ phần, có thương hiệu và vị thế, cũng như các yếu tố nền tảng sản phẩm, nhân sự tốt, năm 2013, ACB đã bắt đầu trở lại. Lợi nhuận trước thuế quý 3/2013 đã đạt 534 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng được 1.479 tỷ đồng, dù thấp hơn nhiều về giá trị tuyệt đối so với một số thành viên trong nhóm tương đối tương quan là MB và Sacombank, song kết quả hoạt động của ACB là đáng kể so với nhiều thành viên khác, nhất là khi gắn với nỗ lực trở lại.
Dễ thấy, thay vì có thế mạnh trong kinh doanh vàng trước đây, năm 2013, ACB tập trung cho chiến lược bán lẻ và đặc biệt là nguồn thu từ khối khách hàng cá nhân tăng trưởng cao. Tuy nhiên, rủi ro trước đây vẫn còn “treo” tại ngân hàng này, do vấn đề pháp lý, mà nếu thực hiện trích lập khoản liên quan thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả lợi nhuận của họ…
Cũng là thành viên khó khăn, những bước đi của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) trong 9 tháng đầu năm nặng nề hơn so với các thành viên khác, khi có sự níu kéo của khoản lỗ và nợ xấu lớn từ việc sáp nhập Habubank năm trước. Những nỗ lực để lại sau lưng sự níu kéo đó cũng giúp SHB trở thành hiện tượng năm nay, nhất là trong quý 3/2013.
Sau khi thoát lỗ trong gang tấc cùng tăng trưởng tín dụng thấp, quý 3/2013 đánh dấu sự trở lại rõ ràng hơn của SHB. Nhờ thu hồi nợ tốt, ngân hàng này đã hoàn nhập được đáng kể chi phí dự phòng; tăng trưởng tín dụng cũng đột phá trong quý 3 với 15% so với cuối 2012 đã giúp kết quả kinh doanh khả quan hơn. 9 tháng, SHB thu về 540 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và nợ xấu giảm khá mạnh xuống còn 7,75%.
Trong khi đó, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đang là một hiện tượng hẳn họ không mong muốn. Gần với ACB, Techcombank từng là đầu tàu lợi nhuận, hiệu quả hoạt động và thương hiệu nổi bật những năm trước. Song sau 9 tháng đầu năm, Techcombank vẫn đang khó khăn để cân bằng.
Quý 3/2013, lợi nhuận của Techcombank chỉ đạt 73 tỷ đồng, giảm tới gần 84% so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả này có thể gây thất vọng lớn khi gắn với quy mô, hiệu quả và cả vị thế của ngân hàng này từng khẳng định trên thị trường. Song có thể thấy, Techcombank đã rất thận trọng trong cho vay, khi nợ xấu có xu hướng tăng cao - nguyên nhân chính tác động đến lợi nhuận, khi có tỷ lệ LDR (cho vay so với huy động) rất thấp, khoảng dưới 60%; và hệ số an toàn vốn được giữ ở mức cao với khoảng 14%.
Có lẽ trong bối cảnh khó khăn, nợ xấu là vấn đề lớn, khẩu vị rủi ro của Techcombank đã thay đổi và họ chọn hướng phòng thủ qua kỳ khó khăn hiện nay (?).
Một “ông lớn” khác trong khối cổ phần là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng là một hiện tượng đáng chú ý. Lợi nhuận 9 tháng 2013 đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, tổng tài sản cũng giảm khá mạnh là sự chùng xuống sau những năm Eximbank bứt phát lên tốp đầu của khối.
Tuy nhiên, hai hoạt động cốt lõi là huy động vốn và cho vay của Eximbank vẫn tăng trưởng tốt; và đây cũng là một trong những ngân hàng kiểm soát rủi ro tốt nhất trong khối, xét theo số liệu báo cáo. Mặc dù nợ xấu tăng đáng kể trong 9 tháng 2013, nhưng vẫn ở mức rất thấp so với mặt bằng chung, với 1,8%.
Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank) cũng là một hiện tượng trong năm 2013, khi kết quả kinh doanh xoay chiều rõ nét và bất lợi. Những năm trước, PGBank là một ngân hàng nhỏ, có lợi nhuận cao và dẫn đầu hệ thống ở các chỉ số sinh lời như ROE, ROA. Tuy nhiên, qua 9 tháng năm nay, khó khăn lớn đang thể hiện.
Tín dụng giảm mạnh (giảm 5,6%) cùng nợ xấu tăng rất cao (9,5%) là hai yếu tố chính tác động đến lợi nhuận của PGBank, khi 9 tháng đầu năm chỉ đạt 60 tỷ đồng.
Ở một khía cạnh khác, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vương (VPBank) trở thành hiện tượng nổi bật nhất trong hệ thống về thay đổi nhân sự. Nếu như tại một số thành viên, hàng nghìn nhân viên bị cắt giảm thì trong 9 tháng đầu năm nay VPBank lại tuyển thêm tới 2.130 người (tính tại thời điểm 30/9/2013 so với 31/12/2012).
Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh từ chối trả lời về thay đổi trên “vì câu hỏi khó”. Song đây là yếu tố tác động chính đến lợi nhuận của ngân hàng này, giảm đáng kể so với cùng kỳ 2012, khi chi phí hoạt động tăng cao do quy mô nhân sự mở rộng. Có thể VPBank có chính sách nhân sự riêng, để chuẩn bị cho một chiến lược mở rộng hoạt động bán lẻ, mở rộng mạng lưới trong tương lai gần…
Hiện vẫn còn nhiều ngân hàng thương mại chưa công bố báo cáo tài chính quý 3/2013 để có thể có thêm những hiện tượng nào đó, đặc biệt là sự vắng mặt thông tin của những ngân hàng lỗ, hay tình hình khắc phục lỗ đã đến đâu.