“Sợ rủi ro thì chẳng dám đầu tư”
Trao đổi với Tổng giám đốc Công ty Tài chính Daewoo của Hàn Quốc nhân dịp công ty này mở văn phòng đại diện ở Việt Nam
Đầu tháng 3/2008, công ty tài chính Daewoo (DWC) của Hàn Quốc chính thức mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ cho vay tiêu dùng, cho thuê tài chính, tín dụng cá nhân và đầu tư ngân hàng.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lee Dong-Rhim, Tổng giám đốc Công ty.
Thưa ông, sở trường của DWC là hoạt động trong lĩnh vực tài chính ô tô nhưng ông lại cam kết mở rộng đa dạng dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Điều này có vượt quá khả năng của DWC?
Công ty DWC được thành lập vào năm 1994 trực thuộc tập đoàn Daewoo, kinh doanh chủ yếu về lĩnh vực tài chính ô tô. Sau đó, với chủ trương đa dạng hóa sản phẩm, DWC đã mở rộng cung cấp các dịch vụ tín dụng trả góp, cho thuê tài chính, cho vay thông thường, đầu tư tài chính.
Đến nay, DWC trở thành một công ty tài chính tổng hợp chuyên tín dụng cho vay tại HQ, doanh thu tăng trưởng bình quân mỗi năm 30% trong vòng 5 năm qua. Đặc biệt, năm 2007, doanh thu DWC tăng 48% so với 2006, tương đương 4,2 tỷ USD, lãi thuần đạt 120 triệu USD.
Để quyết định đầu tư tại đây, chúng tôi đã tìm hiểu thị trường tài chính tại Việt Nam không dưới 10 năm. Do đó, DWC dự định cung cấp các dịch vụ mang tính thiết thực và hữu ích nhất mà cụ thể là tư vấn tài chính cho các dự án, tham gia quỹ đầu tư, cấp vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Gần đây, thị trường chứng khoán và tiền tệ gặp không ít biến động và nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân cơ bản là do “rủi ro chính sách”. Ông có dự liệu điều này trước khi đầu tư tại Việt Nam?
Không riêng gì Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới đều gặp phải rủi ro từ chính sách. Cuộc khủng hoảng tín dụng thế chấp “subprime” tại Mỹ đã ảnh rất lớn đến thị trường chứng khoán thế giới, trong đó có cả Hàn Quốc. Chúng tôi cho rằng nếu sợ rủi ro thì chẳng bao giờ dám đầu tư. Lắm khi, rủi ro với người này nhưng lại là cơ hội của người khác.
Ông khẳng định sẽ đầu tư mạnh vào khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng ông có biết rằng nhiều định chế tài chính, ngân hàng tại Việt Nam thường né tránh cung vốn vào khu vực này vì theo họ, phổ biến trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa là dự án không tốt, nghiệp vụ kế toán sơ sài, tài sản đảm bảo thiếu độ tin cậy?
Những đặc điểm trên là một thực trạng hiện nay tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhưng trong hàng trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, không phải doanh nghiệp nào cũng vậy. Chúng tôi sẽ lựa chọn những doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật tốt nhưng thiếu vốn để hỗ trợ tài chính cho họ.
Chúng ta đều biết, một đất nước phát triển không chỉ nhờ vào các doanh nghiệp quy mô lớn mà bên cạnh đó, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp cho tăng trưởng cũng như giải quyết dư thừa nhân lực lại không hề nhỏ. Vì thế, chúng tôi sẽ lựa chọn đối tượng khách hàng này.
Hoạt động tín dụng đang được coi là phổ biến đối với các định chế tài chính và ngân hàng tại Việt Nam, mặc dù chúng được coi là “con dao hai lưỡi”, ông có cảm nhận được áp lực khi cùng chia sẻ “miếng bánh” này?
Sản phẩm tín dụng luôn được phát triển trên nền tảng của sự tín nhiệm. Vì thế, để dẹp bỏ e ngại khi cho vay, đương nhiên phải có sự kiểm soát tốt về đánh giá tín nhiệm. Còn nếu thị trường chưa có hệ thống đánh giá tín nhiệm cụ thể nào thì bất cứ lúc nào, nghiệp vụ tín dụng cũng đối mặt với nguy cơ rủi ro cao.
Vì thế, DWC buộc phải có sự lựa chọn sản phẩm phù hợp với chính mình, khi đó chúng tôi mới không e ngại rủi ro cũng như cảm thấy chúng là “con dao hai lưỡi”.
Hiện nay, việc đánh giá tín nhiệm tín dụng tại Việt Nam chưa phát triển thành một ngành. DWC hy vọng sẽ cùng với các cơ quan quản lý tài chính Việt Nam, phát triển ngành này một cách mạnh mẽ hơn.
Một số tập đoàn tài chính nước ngoài đã coi Việt Nam như một bệ đỡ để phát triển thị trường sang các nước khu vực. DWC có định làm như vậy không?
Với vị thế ổn định và giữ vững thế tăng trưởng tại thị trường Hàn Quốc, Công ty chúng tôi đã tiến hành đầu tư các dự án tại các nước cận Trung Quốc như Kazakhstan và Ukraine. Và lần này, sau lễ ra mắt của văn phòng đại diện tại Việt Nam, chúng tôi sẽ triển khai đầu tư vào thị trường cận Trung Quốc, Trung Á.
Qua đó, Việt Nam đối với hoạt động của chúng tôi sẽ trở thành trung tâm tài chính tại Đông Á, một phần thực hiện chiến lược mang tính quốc tế, thực hiện mục tiêu trở thành công ty tài chính tổng hợp trên toàn cầu.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lee Dong-Rhim, Tổng giám đốc Công ty.
Thưa ông, sở trường của DWC là hoạt động trong lĩnh vực tài chính ô tô nhưng ông lại cam kết mở rộng đa dạng dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Điều này có vượt quá khả năng của DWC?
Công ty DWC được thành lập vào năm 1994 trực thuộc tập đoàn Daewoo, kinh doanh chủ yếu về lĩnh vực tài chính ô tô. Sau đó, với chủ trương đa dạng hóa sản phẩm, DWC đã mở rộng cung cấp các dịch vụ tín dụng trả góp, cho thuê tài chính, cho vay thông thường, đầu tư tài chính.
Đến nay, DWC trở thành một công ty tài chính tổng hợp chuyên tín dụng cho vay tại HQ, doanh thu tăng trưởng bình quân mỗi năm 30% trong vòng 5 năm qua. Đặc biệt, năm 2007, doanh thu DWC tăng 48% so với 2006, tương đương 4,2 tỷ USD, lãi thuần đạt 120 triệu USD.
Để quyết định đầu tư tại đây, chúng tôi đã tìm hiểu thị trường tài chính tại Việt Nam không dưới 10 năm. Do đó, DWC dự định cung cấp các dịch vụ mang tính thiết thực và hữu ích nhất mà cụ thể là tư vấn tài chính cho các dự án, tham gia quỹ đầu tư, cấp vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Gần đây, thị trường chứng khoán và tiền tệ gặp không ít biến động và nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân cơ bản là do “rủi ro chính sách”. Ông có dự liệu điều này trước khi đầu tư tại Việt Nam?
Không riêng gì Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới đều gặp phải rủi ro từ chính sách. Cuộc khủng hoảng tín dụng thế chấp “subprime” tại Mỹ đã ảnh rất lớn đến thị trường chứng khoán thế giới, trong đó có cả Hàn Quốc. Chúng tôi cho rằng nếu sợ rủi ro thì chẳng bao giờ dám đầu tư. Lắm khi, rủi ro với người này nhưng lại là cơ hội của người khác.
Ông khẳng định sẽ đầu tư mạnh vào khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng ông có biết rằng nhiều định chế tài chính, ngân hàng tại Việt Nam thường né tránh cung vốn vào khu vực này vì theo họ, phổ biến trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa là dự án không tốt, nghiệp vụ kế toán sơ sài, tài sản đảm bảo thiếu độ tin cậy?
Những đặc điểm trên là một thực trạng hiện nay tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhưng trong hàng trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, không phải doanh nghiệp nào cũng vậy. Chúng tôi sẽ lựa chọn những doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật tốt nhưng thiếu vốn để hỗ trợ tài chính cho họ.
Chúng ta đều biết, một đất nước phát triển không chỉ nhờ vào các doanh nghiệp quy mô lớn mà bên cạnh đó, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp cho tăng trưởng cũng như giải quyết dư thừa nhân lực lại không hề nhỏ. Vì thế, chúng tôi sẽ lựa chọn đối tượng khách hàng này.
Hoạt động tín dụng đang được coi là phổ biến đối với các định chế tài chính và ngân hàng tại Việt Nam, mặc dù chúng được coi là “con dao hai lưỡi”, ông có cảm nhận được áp lực khi cùng chia sẻ “miếng bánh” này?
Sản phẩm tín dụng luôn được phát triển trên nền tảng của sự tín nhiệm. Vì thế, để dẹp bỏ e ngại khi cho vay, đương nhiên phải có sự kiểm soát tốt về đánh giá tín nhiệm. Còn nếu thị trường chưa có hệ thống đánh giá tín nhiệm cụ thể nào thì bất cứ lúc nào, nghiệp vụ tín dụng cũng đối mặt với nguy cơ rủi ro cao.
Vì thế, DWC buộc phải có sự lựa chọn sản phẩm phù hợp với chính mình, khi đó chúng tôi mới không e ngại rủi ro cũng như cảm thấy chúng là “con dao hai lưỡi”.
Hiện nay, việc đánh giá tín nhiệm tín dụng tại Việt Nam chưa phát triển thành một ngành. DWC hy vọng sẽ cùng với các cơ quan quản lý tài chính Việt Nam, phát triển ngành này một cách mạnh mẽ hơn.
Một số tập đoàn tài chính nước ngoài đã coi Việt Nam như một bệ đỡ để phát triển thị trường sang các nước khu vực. DWC có định làm như vậy không?
Với vị thế ổn định và giữ vững thế tăng trưởng tại thị trường Hàn Quốc, Công ty chúng tôi đã tiến hành đầu tư các dự án tại các nước cận Trung Quốc như Kazakhstan và Ukraine. Và lần này, sau lễ ra mắt của văn phòng đại diện tại Việt Nam, chúng tôi sẽ triển khai đầu tư vào thị trường cận Trung Quốc, Trung Á.
Qua đó, Việt Nam đối với hoạt động của chúng tôi sẽ trở thành trung tâm tài chính tại Đông Á, một phần thực hiện chiến lược mang tính quốc tế, thực hiện mục tiêu trở thành công ty tài chính tổng hợp trên toàn cầu.