Tăng trưởng tín dụng tháng 7 chưa như kỳ vọng?
Tăng trưởng tín dụng ước đạt 12,97% sau 7 tháng. Mức tăng trưởng trong tháng 7 vẫn chưa như kỳ vọng sau khi lãi suất giảm
Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ước đạt 12,97% sau 7 tháng đầu năm. Theo đó, mức tăng trưởng trong tháng 7 vẫn chưa như kỳ vọng.
Sáng 2/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc tiếp xúc với báo giới. Tại cuộc tiếp xúc này, thông tin cơ bản về tình hình hoạt động ngân hàng trong 7 tháng đầu năm được đưa ra.
Cụ thể, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, theo số liệu ước tính, đến hết ngày 31/7, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,96%; huy động vốn tăng 16,3%; tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 12,97%.
Theo Thống đốc, “như vậy, so với mục tiêu đặt ra cả năm tổng phương tiện thanh toán tăng 20%, dư nợ tăng 25% thì kết quả như vậy là phù hợp, không thể nói là thấp”.
Dữ liệu Ngân hàng Nhà nước cho biết trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng của hệ thống là 10,52%. Theo đó, mức tăng trưởng trong tháng 7 vừa qua ước tính ở khoảng 2,45%, ở mức cao so với các tháng đầu năm, nhưng thấp hơn mức tăng 2,91% của tháng 6.
Sau 7 tháng, tăng trưởng tín dụng đã đi được nửa quãng đường chỉ tiêu dự kiến mà Ngân hàng Nhà nước định hướng từ đầu năm (khoảng 25%). Dư địa trong 5 tháng còn lại là khá lớn.
Dù tiếp tục dùy trì ở mức cao so với những tháng đầu năm, nhưng mức tăng trưởng tín dụng trong tháng 7 chưa tạo được sự đột biến sau những nỗ lực thực hiện giảm lãi suất huy động và cho vay vừa qua.
Cụ thể, đầu tháng 7 này, qua vận động và hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, qua đầu mối liên kết là Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), các nhà băng đã thống nhất giảm lãi suất huy động VND, gián tiếp tạo điều kiện để giảm dần lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng lớn nhỏ cũng đã thông báo áp lãi suất cho vay VND tối đã chỉ từ 12,5% - 13,5% đối với 3 nhóm đối tượng doanh nghiệp là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, xuất khẩu và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lãi suất được thông báo giảm nhưng có thể cần có một độ trễ để phản ánh rõ nét hơn qua tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Ở một diễn biến khác, cũng tại buổi tiếp xúc trên, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết: đầu tháng 7, Ngân hàng Nhà nước đã tái cấp vốn cho Ngân hàng Công thương (Vietinbank) 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ thực hiện chương trình ưu đãi cho vay xuất khẩu; và khi có kết quả CPI tháng 7, cơ quan này tiếp tục tái cấp vốn 10.000 tỷ đồng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) để cho vay trung hạn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Hiện Ngân hàng Nhà nước chưa công bố chi tiết kết quả tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm; trong đó tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ cũng là một điểm được thị trường quan tâm, sau khi đã tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm và được nhận định là sẽ tạo áp lực đối với tỷ giá trong thời gian tới khi nhiều khoản vay đáo hạn đi cùng với nhu cầu mua ngoại tệ trả nợ.
Sáng 2/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc tiếp xúc với báo giới. Tại cuộc tiếp xúc này, thông tin cơ bản về tình hình hoạt động ngân hàng trong 7 tháng đầu năm được đưa ra.
Cụ thể, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, theo số liệu ước tính, đến hết ngày 31/7, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,96%; huy động vốn tăng 16,3%; tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 12,97%.
Theo Thống đốc, “như vậy, so với mục tiêu đặt ra cả năm tổng phương tiện thanh toán tăng 20%, dư nợ tăng 25% thì kết quả như vậy là phù hợp, không thể nói là thấp”.
Dữ liệu Ngân hàng Nhà nước cho biết trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng của hệ thống là 10,52%. Theo đó, mức tăng trưởng trong tháng 7 vừa qua ước tính ở khoảng 2,45%, ở mức cao so với các tháng đầu năm, nhưng thấp hơn mức tăng 2,91% của tháng 6.
Sau 7 tháng, tăng trưởng tín dụng đã đi được nửa quãng đường chỉ tiêu dự kiến mà Ngân hàng Nhà nước định hướng từ đầu năm (khoảng 25%). Dư địa trong 5 tháng còn lại là khá lớn.
Dù tiếp tục dùy trì ở mức cao so với những tháng đầu năm, nhưng mức tăng trưởng tín dụng trong tháng 7 chưa tạo được sự đột biến sau những nỗ lực thực hiện giảm lãi suất huy động và cho vay vừa qua.
Cụ thể, đầu tháng 7 này, qua vận động và hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, qua đầu mối liên kết là Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), các nhà băng đã thống nhất giảm lãi suất huy động VND, gián tiếp tạo điều kiện để giảm dần lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng lớn nhỏ cũng đã thông báo áp lãi suất cho vay VND tối đã chỉ từ 12,5% - 13,5% đối với 3 nhóm đối tượng doanh nghiệp là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, xuất khẩu và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lãi suất được thông báo giảm nhưng có thể cần có một độ trễ để phản ánh rõ nét hơn qua tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Ở một diễn biến khác, cũng tại buổi tiếp xúc trên, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết: đầu tháng 7, Ngân hàng Nhà nước đã tái cấp vốn cho Ngân hàng Công thương (Vietinbank) 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ thực hiện chương trình ưu đãi cho vay xuất khẩu; và khi có kết quả CPI tháng 7, cơ quan này tiếp tục tái cấp vốn 10.000 tỷ đồng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) để cho vay trung hạn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Hiện Ngân hàng Nhà nước chưa công bố chi tiết kết quả tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm; trong đó tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ cũng là một điểm được thị trường quan tâm, sau khi đã tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm và được nhận định là sẽ tạo áp lực đối với tỷ giá trong thời gian tới khi nhiều khoản vay đáo hạn đi cùng với nhu cầu mua ngoại tệ trả nợ.