Thị trường tài chính Việt Nam chủ yếu vẫn đi... một chân
80% vốn cho nền kinh tế - trong tổng số 1,7 triệu nghìn tỷ đồng quy mô tín dụng - là phụ thuộc vào ngân hàng
Làm sao để ngân hàng bớt gánh nặng và thị trường vốn phát huy hết chức năng vốn có đang là bài toán nan giải.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến năm 2009, có tới 80% vốn cho nền kinh tế - trong tổng số 1,7 triệu nghìn tỷ đồng quy mô tín dụng - là phụ thuộc vào ngân hàng.
Huy động vốn từ chứng khoán còn khiêm tốn
Nhìn nhận xung quanh con số nói trên, ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia phân tích: về nguyên lý, hoạt động của hệ thống ngân hàng chủ yếu là nơi cung cấp vốn ngắn hạn, vốn lưu động cho doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh phải tự bỏ vốn hoặc tập hợp nhiều người góp vốn hay phát hành cổ phần, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động vốn. Đương nhiên, cũng có một tỷ lệ đầu tư dài hạn vay từ ngân hàng, nếu ngân hàng huy động được kỳ hạn đó nhưng số đó hiện chiếm tỷ lệ không lớn.
Vì thế, ông Thúy cho rằng, ở Việt Nam, do thị trường vốn mới chỉ phát triển vài năm gần đây nên chức năng chuyển tải vốn từ người có vốn nhàn rỗi (tiết kiệm) đến người cần vốn để sử dụng (đầu tư) chủ yếu vẫn dựa vào ngân hàng.
Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, hệ thống ngân hàng phần nào giảm tải được gánh nặng cung cấp nguồn vốn đầu tư trung - dài hạn cho nền kinh tế, nhưng tỷ trọng còn khiêm tốn. Các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán không hẳn vì mục đích dài hạn, nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến hệ số P/E (hệ số giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập của cổ phiếu đó mang lại) mà chủ yếu là giá cổ phiếu hàng ngày, mua để “lướt sóng”, kiếm chênh lệch giá.
Có lẽ, đó là lý do để nói rằng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ tổng vốn giao dịch trên thị trường chứng khoán được chuyển vào khu vực sản xuất kinh doanh, mà dẫn chứng là những năm thị trường chứng khoán hưng thịnh như 2007 thì tỷ lệ này cũng chỉ có 20%, phần còn lại chỉ chuyền tay, lướt sóng từ người này sang người khác.
Thực ra, nếu nền kinh tế hoạt động một cách bình thường, ngân hàng cứ “cho vay tay phải, thu nợ tay trái” thì có thể, bất ổn nêu trên sẽ chỉ nhìn thấy dưới dạng… nguyên lý. Tuy nhiên, từ khi Ngân hàng Nhà nước kiên quyết giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 40% xuống 30% để đảm bảo an toàn hệ thống; và đặc biệt là từ đầu 2010, khi Chính phủ có chủ trương ổn định lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng thời cơ, đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường và song hành là các giải pháp tài chính dài hơi cho chúng đã dẫn đến căng thẳng nguồn vốn trung, dài hạn trong hệ thống ngân hàng, thì vấn đề trên trở nên nóng hổi.
Tại một hội thảo mới đây, ông Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội lo lắng: “Nếu tiếp tục đặt gánh nặng này cho hệ thống ngân hàng thì dù có đạt kết quả nhất thời nhưng sẽ tích tụ thêm nguy cơ cho cả hệ thống. Hệ thống ngân hàng dù phát triển đến đâu cũng không thể chịu được gánh nặng cung cấp 6 - 7 đồng tín dụng để tăng một đồng GDP!”.
Để doanh nghiệp “bơi” trên thị trường vốn
“Tái cấu trúc thị trường tài chính” là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên, làm thế nào để xác định lộ trình, tách bạch chức năng thị trường tiền tệ và thị trường vốn, nhằm hướng thị trường tài chính đến sự phát triển bền vững thì vẫn chưa được quan tâm rốt ráo.
Trong một lần trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng thừa nhận: “Làm sao để doanh nghiệp “bơi” trên thị trường vốn? Điều này rất có lý vì khi đó, doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường vốn sẽ có chi phí thấp do không phải qua trung gian ngân hàng”.
Liên quan đến vấn đề này, ông Thúy cho rằng, trước hết, thị trường chứng khoán phải phát triển lành mạnh, có sự quản lý và giám sát tốt. Để dần dần, tạo ra tâm lý và hành vi đầu cơ đúng đắn chứ không để người ta biến đó thành chỗ lướt sóng. Ở đó là nơi để các nhà đầu tư có tổ chức hoạt động, chứ không phải “toàn dân chơi chứng khoán” như bây giờ.
Thêm vào đó, nhà nước phải tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định từ chính sách phát triển, chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định giá cả…thì mới thu hút được các nhà đầu tư lâu dài. Còn nếu môi trường kinh tế chưa ổn định thì ngay cả gửi tiền ngân hàng, người dân vẫn không dám gửi dài.
Ông Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) “hiến kế”, để giải quyết vấn đề này thì phải thực hiện chính sách “kéo đẩy”, có nghĩa: một mặt hạn chế nguồn vốn đầu tư trung dài hạn từ hệ thống ngân hàng mà việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ 40% xuống còn 30% là điều rất cần thiết.
Tất nhiên, theo ông Ánh, nếu ngân hàng thương mại huy động được một tỷ lệ nào đó vốn trung - dài hạn thì họ có quyền cho vay trung, dài hạn. Qua đó, doanh nghiệp phải tự tìm vốn ở kênh thị trường vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cổ phần ra công chúng.
Ngoài ra, một điều không thể không nhắc đến là tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tới thời điểm này đang bị “hụt hơi”, khi khá nhiều doanh nghiệp nhà nước không muốn trở thành doanh nghiệp đại chúng.
Sở dĩ như vậy là bởi họ quá coi trọng và so bì về giá như thời điểm hoàng kim 2006 - 2007, trong khi nếu tồn tại theo mô hình cũ, vừa được hưởng “bầu sữa mẹ” từ nhà nước, vừa không “bị” minh bạch.
Và như thế, trong nhiều năm nữa, trong khi hệ thống ngân hàng tiếp tục quá tải thì những công cụ nợ, công cụ vốn của doanh nghiệp và cao hơn là các sản phẩm chứng khoán hóa các công cụ nợ của thị trường nhà ở, công trình BOT hay quỹ đầu tư hỗ tương bất động sản (REIT)… vẫn xa vời.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến năm 2009, có tới 80% vốn cho nền kinh tế - trong tổng số 1,7 triệu nghìn tỷ đồng quy mô tín dụng - là phụ thuộc vào ngân hàng.
Huy động vốn từ chứng khoán còn khiêm tốn
Nhìn nhận xung quanh con số nói trên, ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia phân tích: về nguyên lý, hoạt động của hệ thống ngân hàng chủ yếu là nơi cung cấp vốn ngắn hạn, vốn lưu động cho doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh phải tự bỏ vốn hoặc tập hợp nhiều người góp vốn hay phát hành cổ phần, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động vốn. Đương nhiên, cũng có một tỷ lệ đầu tư dài hạn vay từ ngân hàng, nếu ngân hàng huy động được kỳ hạn đó nhưng số đó hiện chiếm tỷ lệ không lớn.
Vì thế, ông Thúy cho rằng, ở Việt Nam, do thị trường vốn mới chỉ phát triển vài năm gần đây nên chức năng chuyển tải vốn từ người có vốn nhàn rỗi (tiết kiệm) đến người cần vốn để sử dụng (đầu tư) chủ yếu vẫn dựa vào ngân hàng.
Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, hệ thống ngân hàng phần nào giảm tải được gánh nặng cung cấp nguồn vốn đầu tư trung - dài hạn cho nền kinh tế, nhưng tỷ trọng còn khiêm tốn. Các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán không hẳn vì mục đích dài hạn, nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến hệ số P/E (hệ số giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập của cổ phiếu đó mang lại) mà chủ yếu là giá cổ phiếu hàng ngày, mua để “lướt sóng”, kiếm chênh lệch giá.
Có lẽ, đó là lý do để nói rằng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ tổng vốn giao dịch trên thị trường chứng khoán được chuyển vào khu vực sản xuất kinh doanh, mà dẫn chứng là những năm thị trường chứng khoán hưng thịnh như 2007 thì tỷ lệ này cũng chỉ có 20%, phần còn lại chỉ chuyền tay, lướt sóng từ người này sang người khác.
Thực ra, nếu nền kinh tế hoạt động một cách bình thường, ngân hàng cứ “cho vay tay phải, thu nợ tay trái” thì có thể, bất ổn nêu trên sẽ chỉ nhìn thấy dưới dạng… nguyên lý. Tuy nhiên, từ khi Ngân hàng Nhà nước kiên quyết giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 40% xuống 30% để đảm bảo an toàn hệ thống; và đặc biệt là từ đầu 2010, khi Chính phủ có chủ trương ổn định lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng thời cơ, đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường và song hành là các giải pháp tài chính dài hơi cho chúng đã dẫn đến căng thẳng nguồn vốn trung, dài hạn trong hệ thống ngân hàng, thì vấn đề trên trở nên nóng hổi.
Tại một hội thảo mới đây, ông Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội lo lắng: “Nếu tiếp tục đặt gánh nặng này cho hệ thống ngân hàng thì dù có đạt kết quả nhất thời nhưng sẽ tích tụ thêm nguy cơ cho cả hệ thống. Hệ thống ngân hàng dù phát triển đến đâu cũng không thể chịu được gánh nặng cung cấp 6 - 7 đồng tín dụng để tăng một đồng GDP!”.
Để doanh nghiệp “bơi” trên thị trường vốn
“Tái cấu trúc thị trường tài chính” là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên, làm thế nào để xác định lộ trình, tách bạch chức năng thị trường tiền tệ và thị trường vốn, nhằm hướng thị trường tài chính đến sự phát triển bền vững thì vẫn chưa được quan tâm rốt ráo.
Trong một lần trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng thừa nhận: “Làm sao để doanh nghiệp “bơi” trên thị trường vốn? Điều này rất có lý vì khi đó, doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường vốn sẽ có chi phí thấp do không phải qua trung gian ngân hàng”.
Liên quan đến vấn đề này, ông Thúy cho rằng, trước hết, thị trường chứng khoán phải phát triển lành mạnh, có sự quản lý và giám sát tốt. Để dần dần, tạo ra tâm lý và hành vi đầu cơ đúng đắn chứ không để người ta biến đó thành chỗ lướt sóng. Ở đó là nơi để các nhà đầu tư có tổ chức hoạt động, chứ không phải “toàn dân chơi chứng khoán” như bây giờ.
Thêm vào đó, nhà nước phải tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định từ chính sách phát triển, chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định giá cả…thì mới thu hút được các nhà đầu tư lâu dài. Còn nếu môi trường kinh tế chưa ổn định thì ngay cả gửi tiền ngân hàng, người dân vẫn không dám gửi dài.
Ông Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) “hiến kế”, để giải quyết vấn đề này thì phải thực hiện chính sách “kéo đẩy”, có nghĩa: một mặt hạn chế nguồn vốn đầu tư trung dài hạn từ hệ thống ngân hàng mà việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ 40% xuống còn 30% là điều rất cần thiết.
Tất nhiên, theo ông Ánh, nếu ngân hàng thương mại huy động được một tỷ lệ nào đó vốn trung - dài hạn thì họ có quyền cho vay trung, dài hạn. Qua đó, doanh nghiệp phải tự tìm vốn ở kênh thị trường vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cổ phần ra công chúng.
Ngoài ra, một điều không thể không nhắc đến là tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tới thời điểm này đang bị “hụt hơi”, khi khá nhiều doanh nghiệp nhà nước không muốn trở thành doanh nghiệp đại chúng.
Sở dĩ như vậy là bởi họ quá coi trọng và so bì về giá như thời điểm hoàng kim 2006 - 2007, trong khi nếu tồn tại theo mô hình cũ, vừa được hưởng “bầu sữa mẹ” từ nhà nước, vừa không “bị” minh bạch.
Và như thế, trong nhiều năm nữa, trong khi hệ thống ngân hàng tiếp tục quá tải thì những công cụ nợ, công cụ vốn của doanh nghiệp và cao hơn là các sản phẩm chứng khoán hóa các công cụ nợ của thị trường nhà ở, công trình BOT hay quỹ đầu tư hỗ tương bất động sản (REIT)… vẫn xa vời.