Thời của lãi suất… “lùn”
Hoạt động ngân hàng đang ở trong những sắc thái hiếm có nhiều năm qua
Ba tháng trước, Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) gây chú ý trên thị trường ở sản phẩm cho vay mua nhà Easy Home. Thông tin giới thiệu nhấn mạnh bằng một từ rất lạ: “lùn”.
Cụ thể, ngân hàng này cho vay mua chung cư Starcity Lê Văn Lương với lãi suất “lùn”, chỉ 5,91%/năm.
Trước đây, những năm 2008 - 2011, sắc thái hoạt động ngân hàng được định vị rất ngắn gọn bằng cụm từ “siêu lãi suất”. Thời điểm đó, những cuộc đua lãi suất huy động liên tiếp nổ ra, với những đỉnh cao 17-18%/năm, huy động được vốn là thắng.
Nay, với trạng thái dư thừa vốn kéo dài, tín dụng tăng trưởng thấp và bí bách vốn đầu ra, cho vay được là thắng. “Lùn” là một từ đắc địa để phản ánh cho một sắc thái hoạt động của các ngân hàng trong lãi suất cho vay.
Trở lại với sản phẩm của OceanBank, 5,91%/năm ba tháng về trước là một mức sâu của lãi suất cho vay trên nền so sánh chung. Khi đó, phần lớn các nhà băng khác mới chỉ ưu đãi ban đầu tư 7,5-9%/năm.
Dĩ nhiên, bản chất của những mức lãi suất rất… “lùn” đó cũng cần xem xét kỹ. Thông thường, đó chỉ là mức ưu đãi khởi đầu, áp trong thời gian rất ngắn như trong 1-3 tháng đầu tiên; và nó không đủ để đại diện cho quá trình vay. Ngân hàng đang huy động 7-8%, thậm chí 9%/năm, đương nhiên không thể lỗ với lãi suất cho vay thấp hơn.
Lãi suất “lùn” thường được áp dụng cho các khách hàng cá nhân vay vốn dài hạn, 3-5 năm. Mức lãi suất sau thời điểm ưu đãi, hoặc biên độ cam kết điều chỉnh (lãi vay bằng lãi suất huy động bình quân, hoặc kỳ hạn 12 tháng cộng với biên độ nhất định) mới phản ánh đúng chí phí phải trả của người vay vốn.
Thế nên, từ đầu năm nay, nhiều người được ưu đãi vay lãi suất chỉ 7,5-9%/năm như trên, đến nay hẳn đã lần lượt bước sang kỳ có lãi suất từ 12-13%/năm. Dù vậy, lãi suất “lùn” đều có giá trị nhất định đối với lợi ích người vay vốn. Đã nhiều năm qua họ mới được hưởng những mức thấp như vậy.
Và mức độ “lùn” đang nở rộ thời gian gần đây.
Đầu tháng 8 này, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tung ra gói cho vay tiêu dùng lãi suất chỉ 7,8%/năm (không nêu rõ thời hạn ưu đãi trong kỳ vay). Tuy nhiên, đến nay, BIDV hay các “ông lớn” quốc doanh khác vẫn chưa thể hiện những mức độ chịu chơi như một số thành viên khối cổ phần.
Điển hình như trong tháng 4 rồi, hay mới hôm qua (5/8), Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank) lần lượt tung các chương trình cho vay lãi suất thấp hơn cả “lùn”, bỏ luôn lãi suất trong 12 tháng đầu khi áp 0%/năm.
Tương tự, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) cũng đang quay vòng sản phẩm riêng, lãi suất 0%/năm cho khách hàng mua 5 dòng xe của Mercedes - Benz theo chương trình hợp tác với đại lý phân phối…
Như trên, các mức lãi suất “lùn” không đủ đại diện cho chi phí thực phải trả cho khoản vay và kỳ vay. Ngân hàng dĩ nhiên cũng không chịu lỗ khi áp rất thấp hoặc “không thu lãi” như vậy. Cũng không loại trừ đó chỉ là một biện pháp phía sau biểu hiện cạnh tranh để tăng cường khả năng thu nợ cho các dự án họ tài trợ trước đó mà thôi, hoặc lợi ích chỉ thực sự ẩn trong thỏa thuận hợp tác với đối tác các chương trình.
Dù thế, yếu tố cạnh tranh ở lãi suất “lùn” là có thực. Ở đây, khối ngân hàng cổ phần có tiếng nói riêng và mạnh mẽ hơn, khi mà ở khối khách hàng doanh nghiệp họ chịu sức ép lớn.
Còn nhớ đầu năm nay, tại đại hội cổ đông thường niên, Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank) từng nêu lên một khó khăn trong hoạt động, rằng: tình hình cho vay đang chịu áp lực lớn, khi các ngân hàng quốc doanh lớn cũng đã đi bắt cá nhỏ, sẵn sàng cạnh tranh ở phân khúc khách hàng nhỏ lẻ. Đây thực sự là thách thức đối với những ngân hàng vừa và nhỏ, khi không có được lợi thế vốn và chi phí vốn như các ngân hàng lớn, nhất là ở khối quốc doanh.
Vậy các ngân hàng lớn cạnh tranh thế nào? Hay mức độ “lùn” của lãi suất mà họ áp dụng?
Sau bài viết phản ánh về hoạt động cho vay các tập đoàn, tổng công ty mới đây trên VnEconomy, người viết nhận được tin nhắn của lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần. Tin nhắn nêu lên tình huống: ngân hàng lớn sẵn sàng cho vay doanh nghiệp lớn có dòng tiền và uy tín tốt với lãi suất cực thấp mà các ngân hàng vừa và nhỏ rất khó cạnh tranh và len vào được.
“Ở đây, khách hàng có thể vay tay trái và gửi tay phải”, tin nhắn đề cập đến tình huống lãi suất có thể bị trục lợi, khi doanh nghiệp vay lãi suất chỉ 5-6%/năm và gửi ở ngân hàng khác 8-9%/năm (?). Tình huống này chỉ những người trong cuộc rõ, nhất là việc kiểm soát và theo dõi dòng tiền rất lớn và đa dạng của những khách hàng lớn đó là không dễ mở rộng.
Nếu có như vậy, đó là “chuyện nội bộ” của hệ thống ngân hàng và họ đang phải cân đối để cạnh tranh cho vay, như một cách để làm sao cho vay được, đẩy vốn ra được.
Còn khách hàng vay vốn, lãi suất “lùn” cũng đang góp phần phản ánh một thời kỳ vay với chi phí tốt nhất trong nhiều năm qua. Nhưng vay được hay không, ngân hàng cho vay được hay không lại là chuyện khác.
Cụ thể, ngân hàng này cho vay mua chung cư Starcity Lê Văn Lương với lãi suất “lùn”, chỉ 5,91%/năm.
Trước đây, những năm 2008 - 2011, sắc thái hoạt động ngân hàng được định vị rất ngắn gọn bằng cụm từ “siêu lãi suất”. Thời điểm đó, những cuộc đua lãi suất huy động liên tiếp nổ ra, với những đỉnh cao 17-18%/năm, huy động được vốn là thắng.
Nay, với trạng thái dư thừa vốn kéo dài, tín dụng tăng trưởng thấp và bí bách vốn đầu ra, cho vay được là thắng. “Lùn” là một từ đắc địa để phản ánh cho một sắc thái hoạt động của các ngân hàng trong lãi suất cho vay.
Trở lại với sản phẩm của OceanBank, 5,91%/năm ba tháng về trước là một mức sâu của lãi suất cho vay trên nền so sánh chung. Khi đó, phần lớn các nhà băng khác mới chỉ ưu đãi ban đầu tư 7,5-9%/năm.
Dĩ nhiên, bản chất của những mức lãi suất rất… “lùn” đó cũng cần xem xét kỹ. Thông thường, đó chỉ là mức ưu đãi khởi đầu, áp trong thời gian rất ngắn như trong 1-3 tháng đầu tiên; và nó không đủ để đại diện cho quá trình vay. Ngân hàng đang huy động 7-8%, thậm chí 9%/năm, đương nhiên không thể lỗ với lãi suất cho vay thấp hơn.
Lãi suất “lùn” thường được áp dụng cho các khách hàng cá nhân vay vốn dài hạn, 3-5 năm. Mức lãi suất sau thời điểm ưu đãi, hoặc biên độ cam kết điều chỉnh (lãi vay bằng lãi suất huy động bình quân, hoặc kỳ hạn 12 tháng cộng với biên độ nhất định) mới phản ánh đúng chí phí phải trả của người vay vốn.
Thế nên, từ đầu năm nay, nhiều người được ưu đãi vay lãi suất chỉ 7,5-9%/năm như trên, đến nay hẳn đã lần lượt bước sang kỳ có lãi suất từ 12-13%/năm. Dù vậy, lãi suất “lùn” đều có giá trị nhất định đối với lợi ích người vay vốn. Đã nhiều năm qua họ mới được hưởng những mức thấp như vậy.
Và mức độ “lùn” đang nở rộ thời gian gần đây.
Đầu tháng 8 này, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tung ra gói cho vay tiêu dùng lãi suất chỉ 7,8%/năm (không nêu rõ thời hạn ưu đãi trong kỳ vay). Tuy nhiên, đến nay, BIDV hay các “ông lớn” quốc doanh khác vẫn chưa thể hiện những mức độ chịu chơi như một số thành viên khối cổ phần.
Điển hình như trong tháng 4 rồi, hay mới hôm qua (5/8), Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank) lần lượt tung các chương trình cho vay lãi suất thấp hơn cả “lùn”, bỏ luôn lãi suất trong 12 tháng đầu khi áp 0%/năm.
Tương tự, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) cũng đang quay vòng sản phẩm riêng, lãi suất 0%/năm cho khách hàng mua 5 dòng xe của Mercedes - Benz theo chương trình hợp tác với đại lý phân phối…
Như trên, các mức lãi suất “lùn” không đủ đại diện cho chi phí thực phải trả cho khoản vay và kỳ vay. Ngân hàng dĩ nhiên cũng không chịu lỗ khi áp rất thấp hoặc “không thu lãi” như vậy. Cũng không loại trừ đó chỉ là một biện pháp phía sau biểu hiện cạnh tranh để tăng cường khả năng thu nợ cho các dự án họ tài trợ trước đó mà thôi, hoặc lợi ích chỉ thực sự ẩn trong thỏa thuận hợp tác với đối tác các chương trình.
Dù thế, yếu tố cạnh tranh ở lãi suất “lùn” là có thực. Ở đây, khối ngân hàng cổ phần có tiếng nói riêng và mạnh mẽ hơn, khi mà ở khối khách hàng doanh nghiệp họ chịu sức ép lớn.
Còn nhớ đầu năm nay, tại đại hội cổ đông thường niên, Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank) từng nêu lên một khó khăn trong hoạt động, rằng: tình hình cho vay đang chịu áp lực lớn, khi các ngân hàng quốc doanh lớn cũng đã đi bắt cá nhỏ, sẵn sàng cạnh tranh ở phân khúc khách hàng nhỏ lẻ. Đây thực sự là thách thức đối với những ngân hàng vừa và nhỏ, khi không có được lợi thế vốn và chi phí vốn như các ngân hàng lớn, nhất là ở khối quốc doanh.
Vậy các ngân hàng lớn cạnh tranh thế nào? Hay mức độ “lùn” của lãi suất mà họ áp dụng?
Sau bài viết phản ánh về hoạt động cho vay các tập đoàn, tổng công ty mới đây trên VnEconomy, người viết nhận được tin nhắn của lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần. Tin nhắn nêu lên tình huống: ngân hàng lớn sẵn sàng cho vay doanh nghiệp lớn có dòng tiền và uy tín tốt với lãi suất cực thấp mà các ngân hàng vừa và nhỏ rất khó cạnh tranh và len vào được.
“Ở đây, khách hàng có thể vay tay trái và gửi tay phải”, tin nhắn đề cập đến tình huống lãi suất có thể bị trục lợi, khi doanh nghiệp vay lãi suất chỉ 5-6%/năm và gửi ở ngân hàng khác 8-9%/năm (?). Tình huống này chỉ những người trong cuộc rõ, nhất là việc kiểm soát và theo dõi dòng tiền rất lớn và đa dạng của những khách hàng lớn đó là không dễ mở rộng.
Nếu có như vậy, đó là “chuyện nội bộ” của hệ thống ngân hàng và họ đang phải cân đối để cạnh tranh cho vay, như một cách để làm sao cho vay được, đẩy vốn ra được.
Còn khách hàng vay vốn, lãi suất “lùn” cũng đang góp phần phản ánh một thời kỳ vay với chi phí tốt nhất trong nhiều năm qua. Nhưng vay được hay không, ngân hàng cho vay được hay không lại là chuyện khác.