Thủ tướng giao Bộ trưởng Công Thương quyết nhiều vấn đề quan trọng
Tổ công tác của Thủ tướng truyền đạt nhiều chỉ đạo quan trọng của Thủ tướng đối với Bộ Công Thương
“Trong quá trình xử lý các doang nghiệp yếu kém và thoái vốn nhà nước và những vấn đề khác, nếu có vướng mắc thì Bộ Công Thương làm việc với các bộ, nhưng ngay cả khi không thống nhất được, quyết định cuối cùng thuộc về Bộ trưởng Công Thương, chứ không báo cáo Thủ tướng nữa”.
Thông điệp ủy quyền trên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng truyền đạt lại tại buổi làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Bộ Công Thương, ngày 22/9.
Phát biểu tại buổi làm việc, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng cho biết Chính phủ và Thủ tướng quyết tâm đạt tăng trưởng GDP 6,7% năm 2017, dư địa cho tăng trưởng chính là cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra chuyên ngành nói chung đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Mỗi năm, các doanh nghiệp tốn khoảng 30 triệu ngày công và 14.300 tỷ đồng cho hoạt động này.
“Chúng ta không thể buông lỏng quản lý Nhà nước nhưng phải xem xét thực tế tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, năm 2017 là năm Chính phủ đưa ra mục tiêu cắt giảm chi phí chính thức và không chính thức”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng chuyển lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi Bộ Công Thương, đứng đầu là Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trong 3 vấn đề, trong đó có việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy; trực tiếp xử lý và tham mưu cho Thủ tướng giải pháp đối với 12 dự án thua lỗ kéo dài.
Đặc biệt, ngày 21/9, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ký quyết định phê duyệt phương án cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, tức là cắt giảm 55,5% tổng số điều kiện kinh doanh.
Thủ tướng cũng nêu một số vấn đề yêu cầu Bộ cần tiếp tục làm tốt. Trước hết, tiếp tục xử lý các dự án yếu kém, thua lỗ. Đây là trách nhiệm rất lớn của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh được Thủ tướng giao.
“Việc này không thể kéo dài mãi được. Dự án không khôi phục được, không bán được thì phải tuyên bố phá sản, gắn với trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ.
Tiếp đó là tập trung thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước. Trong việc này, Thủ tướng đã giao thẩm quyền cho Bộ trưởng, bán bao nhiêu phần trăm vốn Nhà nước là do Bộ trưởng quyết định, mục tiêu là thu lại cho Nhà nước cao nhất, không tiêu cực, không lợi ích nhóm…
Riêng với hoạt động kiểm tra chuyên ngành, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết việc Bộ Công Thương loại bỏ 58% số mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành là “tích cực hơn mong đợi của Thủ tướng, của Tổ công tác”, nhưng còn một số vấn đề cần tiếp tục xử lý.
Trước hết là tình trạng một mặt hàng chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản. Hướng cải cách là quy định một mặt hàng chịu sự điều chỉnh của ít văn bản nhất, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Hai là một mặt hàng chịu kiểm tra chuyên ngành của 2-3 bộ, thậm chí 1 bộ nhưng có 2 cơ quan cùng kiểm tra. Sắp tới, sẽ báo cáo Thủ tướng xử lý theo hướng 1 mặt hàng chỉ giao 1 bộ chủ trì.
“Hải quan chỉ kiểm tra 6% số lô hàng, nhưng các bộ kiểm tra chuyên ngành lên tới 35% số lô hàng. Thời gian kiểm tra của Hải quan chỉ chiếm 28% tổng số thời gian thông quan, nhưng kiểm tra chuyên ngành lên tới 72%”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ thực tế.
Thứ ba là tình trạng kiểm tra chuyên ngành nhưng Bộ không công bố được quy chuẩn kỹ thuật, chỉ kiểm tra bằng cảm quan, bằng mắt. Cần thay đổi phương thức kiểm tra.
Thứ tư, tại các cửa khẩu đã lập nhiều điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung, nhưng ngoài kiểm dịch động thực vật thì các hoạt động kiểm tra khác, doanh nghiệp vẫn phải mang sản phẩm về Hà Nội để kiểm tra.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đề nghị Bộ Công Thương cần cố gắng kết nối giữa Trung tâm Dữ liệu quốc gia của Bộ với Hải quan và các bộ khác. Tổ trưởng Tổ công tác cũng đề nghị Bộ Công Thương hết sức quan tâm trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc không đáng có.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong năm 2016, có 110.000 doanh nghiệp thành lập nhưng số doanh nghiệp “nhập viện” cũng rất lớn. Con số thành lập doanh nghiệp không có nhiều ý nghĩa nếu số doanh nghiệp “đau ốm” nhiều. Đây cũng là tâm tư, nguyện vọng và là yêu cầu của Thủ tướng.
Thông điệp ủy quyền trên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng truyền đạt lại tại buổi làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Bộ Công Thương, ngày 22/9.
Phát biểu tại buổi làm việc, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng cho biết Chính phủ và Thủ tướng quyết tâm đạt tăng trưởng GDP 6,7% năm 2017, dư địa cho tăng trưởng chính là cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra chuyên ngành nói chung đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Mỗi năm, các doanh nghiệp tốn khoảng 30 triệu ngày công và 14.300 tỷ đồng cho hoạt động này.
“Chúng ta không thể buông lỏng quản lý Nhà nước nhưng phải xem xét thực tế tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, năm 2017 là năm Chính phủ đưa ra mục tiêu cắt giảm chi phí chính thức và không chính thức”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng chuyển lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi Bộ Công Thương, đứng đầu là Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trong 3 vấn đề, trong đó có việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy; trực tiếp xử lý và tham mưu cho Thủ tướng giải pháp đối với 12 dự án thua lỗ kéo dài.
Đặc biệt, ngày 21/9, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ký quyết định phê duyệt phương án cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, tức là cắt giảm 55,5% tổng số điều kiện kinh doanh.
Thủ tướng cũng nêu một số vấn đề yêu cầu Bộ cần tiếp tục làm tốt. Trước hết, tiếp tục xử lý các dự án yếu kém, thua lỗ. Đây là trách nhiệm rất lớn của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh được Thủ tướng giao.
“Việc này không thể kéo dài mãi được. Dự án không khôi phục được, không bán được thì phải tuyên bố phá sản, gắn với trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ.
Tiếp đó là tập trung thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước. Trong việc này, Thủ tướng đã giao thẩm quyền cho Bộ trưởng, bán bao nhiêu phần trăm vốn Nhà nước là do Bộ trưởng quyết định, mục tiêu là thu lại cho Nhà nước cao nhất, không tiêu cực, không lợi ích nhóm…
Riêng với hoạt động kiểm tra chuyên ngành, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết việc Bộ Công Thương loại bỏ 58% số mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành là “tích cực hơn mong đợi của Thủ tướng, của Tổ công tác”, nhưng còn một số vấn đề cần tiếp tục xử lý.
Trước hết là tình trạng một mặt hàng chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản. Hướng cải cách là quy định một mặt hàng chịu sự điều chỉnh của ít văn bản nhất, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Hai là một mặt hàng chịu kiểm tra chuyên ngành của 2-3 bộ, thậm chí 1 bộ nhưng có 2 cơ quan cùng kiểm tra. Sắp tới, sẽ báo cáo Thủ tướng xử lý theo hướng 1 mặt hàng chỉ giao 1 bộ chủ trì.
“Hải quan chỉ kiểm tra 6% số lô hàng, nhưng các bộ kiểm tra chuyên ngành lên tới 35% số lô hàng. Thời gian kiểm tra của Hải quan chỉ chiếm 28% tổng số thời gian thông quan, nhưng kiểm tra chuyên ngành lên tới 72%”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ thực tế.
Thứ ba là tình trạng kiểm tra chuyên ngành nhưng Bộ không công bố được quy chuẩn kỹ thuật, chỉ kiểm tra bằng cảm quan, bằng mắt. Cần thay đổi phương thức kiểm tra.
Thứ tư, tại các cửa khẩu đã lập nhiều điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung, nhưng ngoài kiểm dịch động thực vật thì các hoạt động kiểm tra khác, doanh nghiệp vẫn phải mang sản phẩm về Hà Nội để kiểm tra.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đề nghị Bộ Công Thương cần cố gắng kết nối giữa Trung tâm Dữ liệu quốc gia của Bộ với Hải quan và các bộ khác. Tổ trưởng Tổ công tác cũng đề nghị Bộ Công Thương hết sức quan tâm trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc không đáng có.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong năm 2016, có 110.000 doanh nghiệp thành lập nhưng số doanh nghiệp “nhập viện” cũng rất lớn. Con số thành lập doanh nghiệp không có nhiều ý nghĩa nếu số doanh nghiệp “đau ốm” nhiều. Đây cũng là tâm tư, nguyện vọng và là yêu cầu của Thủ tướng.