Thủ tướng giao dự toán ngân sách 2017
Yêu cầu không bố trí kế hoạch vốn năm 2017 đối với các dự án đến ngày 30/9/2016 giải ngân dưới 30% kế hoạch vốn năm 2016,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 cho các bộ ngành, địa phương và một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thu từ xổ số phải chi cho đầu tư phát triển
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đưa vào cân đối thu ngân sách địa phương nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết và sử dụng toàn bộ nguồn thu này cho đầu tư phát triển.
Trong đó, các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên bố trí tối thiểu 60%, các tỉnh Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bố trí tối thiểu 50% dự toán thu được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và y tế. Các địa phương bố trí tối thiểu 10% dự toán thu để bổ sung vốn cho các nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Số thu còn lại (nếu có) bố trí cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các công trình quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.
Từ năm 2017, chủ động bố trí chi trả nợ lãi các khoản vay của chính quyền địa phương trong dự toán chi đầu tư phát triển; bố trí chi trả nợ gốc theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước từ nguồn bội thu ngân sách địa phương, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư và vay mới trong năm.
Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017 được giao, Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị cấp dưới bảo đảm chi ngân sách nhà nước, bao gồm cả chi từ nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi, được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, trong phạm vi dự toán được giao; chống thất thoát, lãng phí, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng.
Thủ tướng yêu cầu không bố trí kế hoạch vốn năm 2017 đối với các dự án đến ngày 30/9/2016 giải ngân dưới 30% kế hoạch vốn năm 2016, trừ trường hợp có lý do khách quan.
Riêng dự toán chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương, sau khi bố trí đủ vốn theo thứ tự ưu tiên nêu trên, nếu còn nguồn mới xem xét bố trí vốn cho các dự án khởi công mới đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
Cân đối đủ nguồn để tăng lương
Thủ tướng cũng lưu ý, từ ngày 1/7/2017, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng; đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở.
Do đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao sắp xếp các nhiệm vụ chi và phấn đấu tăng nguồn thu sự nghiệp để cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở trong năm 2017.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn để cải cách tiền lương trong năm 2017 từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan, đơn vị; tiết kiệm 10% chi thường xuyên, trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ; 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương, không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 còn dư chuyển sang.
Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công; hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương ngân sách khó khăn không cân đối được nguồn theo quy định.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thu từ xổ số phải chi cho đầu tư phát triển
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đưa vào cân đối thu ngân sách địa phương nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết và sử dụng toàn bộ nguồn thu này cho đầu tư phát triển.
Trong đó, các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên bố trí tối thiểu 60%, các tỉnh Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bố trí tối thiểu 50% dự toán thu được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và y tế. Các địa phương bố trí tối thiểu 10% dự toán thu để bổ sung vốn cho các nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Số thu còn lại (nếu có) bố trí cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các công trình quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.
Từ năm 2017, chủ động bố trí chi trả nợ lãi các khoản vay của chính quyền địa phương trong dự toán chi đầu tư phát triển; bố trí chi trả nợ gốc theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước từ nguồn bội thu ngân sách địa phương, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư và vay mới trong năm.
Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017 được giao, Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị cấp dưới bảo đảm chi ngân sách nhà nước, bao gồm cả chi từ nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi, được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, trong phạm vi dự toán được giao; chống thất thoát, lãng phí, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng.
Thủ tướng yêu cầu không bố trí kế hoạch vốn năm 2017 đối với các dự án đến ngày 30/9/2016 giải ngân dưới 30% kế hoạch vốn năm 2016, trừ trường hợp có lý do khách quan.
Riêng dự toán chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương, sau khi bố trí đủ vốn theo thứ tự ưu tiên nêu trên, nếu còn nguồn mới xem xét bố trí vốn cho các dự án khởi công mới đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
Cân đối đủ nguồn để tăng lương
Thủ tướng cũng lưu ý, từ ngày 1/7/2017, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng; đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở.
Do đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao sắp xếp các nhiệm vụ chi và phấn đấu tăng nguồn thu sự nghiệp để cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở trong năm 2017.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn để cải cách tiền lương trong năm 2017 từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan, đơn vị; tiết kiệm 10% chi thường xuyên, trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ; 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương, không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 còn dư chuyển sang.
Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công; hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương ngân sách khó khăn không cân đối được nguồn theo quy định.