Tiền tỷ mất theo biến động tỷ giá
Phía sau những biến động mạnh của tỷ giá USD/VND là những khoản thiệt hại lớn của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Phía sau những biến động mạnh của tỷ giá USD/VND là những khoản thiệt hại lớn của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Điểm lại hoạt động kinh doanh từ đầu năm, bên cạnh tác động của lạm phát, chi phí đầu vào tăng cao, một khó khăn lớn đối với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu là những biến động mạnh và bất thường của tỷ giá USD/VND.
Tháng 5 và 6/2008, thị trường chứng kiến sự leo thang của giá đồng USD so với VND. Doanh nghiệp nhập khẩu phải mua vào với giá phổ biến từ 18.000 – 19.000 VND/1 USD; có thời điểm lên đến gần 20.000 VND.
Và nay, những thiệt hại liên quan trở thành một “điểm nóng” được tập trung phản ánh tại hội thảo về những biến động kinh tế vĩ mô và khó khăn của doanh nghiệp, do Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp tổ chức cuối tuần qua.
Một ví dụ nhỏ được ông Trịnh Văn Huân, đại diện Công ty Cổ phần Thương mại và Kỹ thuật ứng dụng, đưa ra là trước biến động bất thường của tỷ giá, chỉ riêng Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh mỗi tháng nhập khẩu từ 2.500 – 3.000 tấn nguyên liệu cũng đã mất đứt 5 tỷ đồng trong tháng 5 và 6/2008.
Lớn hơn, theo lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong thời điểm đó, Tập đoàn thiệt hại tới khoảng 50 tỷ đồng do chênh lệch giữa giá USD thu từ xuất khẩu bán cho các ngân hàng thương mại và giá USD mua phục vụ cho nhập khẩu nguyên liệu.
Còn theo tính toán của đại diện Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không, với một doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị là 5 triệu USD cho thị trường Việt Nam và khách hàng chỉ trả bằng VND theo tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước, theo tính toán của doanh nghiệp, mức lãi suất là 5% và họ sẽ bán với giá 5,25 triệu USD.
Với điều kiện đó, nếu hợp đồng được thực thi thì phải thanh toán cho đối tác nước ngoài với số tiền lên đến 95 tỷ đồng (mức tỷ giá 19.000 VND phổ biến trong đợt biến động hồi tháng 5 và 6 vừa qua), trong khi đó khách hàng sẽ thanh toán cho họ là 86,6 tỷ đồng (theo tỷ giá 16.500 mà Ngân hàng Nhà nước quy định). Tức là sau khi thực hiện xong hợp đồng, họ không những không có lãi mà còn lỗ hơn 8 tỷ đồng.
Từ ví dụ này, đại diện Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không cho rằng đó là lý do trong thời gian qua có hiện tượng ứ đọng hàng của các doanh nghiệp tại cảng. Hàng hóa được nhập về nhiều nhưng doanh nghiệp không làm thủ tục thông quan; nhiều doanh nghiệp phải “ngậm ngùi” chấp nhận bị phạt hợp đồng trong nước, hợp đồng nước ngoài và chi phí cho việc tái xuất hàng hóa trả lại người bán.
Về lý thuyết, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ bảo hiểm tỷ giá của các ngân hàng, nhưng theo đại diện trên, thực tế với tình hình bất ổn của tỷ giá như thế, mức phí mà các ngân hàng đưa ra doanh nghiệp lại không thể chịu nổi.
Một trường hợp cụ thể khác được bà Đàm Thị Huyền, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), cho biết, những biến động của tỷ giá đã tác động mạnh đến chi phí giá vốn nhập khẩu xăng dầu.
Phân tích những biến động vừa qua, bà Huyền cho rằng năm 2008 là năm tương đối đặc thù để có thể cho thấy rõ chính sách điều hành tỷ giá có ảnh hưởng lớn không chỉ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn tạo áp lực lớn trong quan hệ cấp hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Từ đầu năm đến cuối tháng 3/2008, ngân hàng thừa cung ngoại tệ, hạn chế mua của các doanh nghiệp xuất khẩu; tỷ giá thị trường thấp hơn tỷ giá công bố trên thị trường liên ngân hàng nhưng doanh nghiệp lại không thể mua trực tiếp theo tỷ giá thấp đó. Và với Petrolimex, mỗi lít xăng dầu bị tăng thêm từ 300 – 400 đồng khi mua theo tỷ giá của ngân hàng.
Từ đầu tháng 4/2008, thị trường ngoại tệ bất ngờ đảo chiều và biến động quá mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu không bán, nguồn cung thiếu, ngân hàng không đủ nguồn lực để gia tăng hạn mức tín dụng ngoại tệ mở L/C do giá xăng dầu tăng quá cao. Tỷ giá cộng hết biên độ dẫn đến chênh lệch tỷ giá phát sinh thời điểm nhập khẩu đến thời điểm thanh toán với nước ngoài tăng mạnh, từ 40 đồng/lít bình quân quý 1/2008 lên tới trên 500 đồng/lít ở thời điểm tháng 7 và 8 vừa qua, làm giá thành xăng dầu tăng thêm từ 2% - 3%.
Trước những ảnh hưởng và thiệt hại đó, khuyến nghị chung mà các doanh nghiệp đưa ra là Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh chính sách tỷ giá ổn định hơn, tránh những biến động mạnh, bất ngờ trên thị trường khiến doanh nghiệp không kịp “trở tay” và chịu thiệt hại lớn.
Mới đây, từ ngày 20 – 23/10, tỷ giá USD/VND cũng tạo một “cú sốc” trên thị trường khi chỉ trong 3 ngày tăng tới 240 VND; trên thị trường tự do cũng tái lập mốc 17.000 VND.
“May mà” đợt biến động này sớm ổn định dần. Tỷ giá USD/VND bình quân trên thị trường liên ngân hàng cũng đã giảm nhẹ những ngày gần đây, hiện ở mức 16.517 VND, giảm 3 VND so với tuần trước. Giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại ngày 27/10 cũng giảm nhẹ xuống còn 16.847 VND và đang có xu hướng ổn định. Giá USD trên thị trường tự do cũng đã xuống dưới mốc 17.000 VND.
Điểm lại hoạt động kinh doanh từ đầu năm, bên cạnh tác động của lạm phát, chi phí đầu vào tăng cao, một khó khăn lớn đối với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu là những biến động mạnh và bất thường của tỷ giá USD/VND.
Tháng 5 và 6/2008, thị trường chứng kiến sự leo thang của giá đồng USD so với VND. Doanh nghiệp nhập khẩu phải mua vào với giá phổ biến từ 18.000 – 19.000 VND/1 USD; có thời điểm lên đến gần 20.000 VND.
Và nay, những thiệt hại liên quan trở thành một “điểm nóng” được tập trung phản ánh tại hội thảo về những biến động kinh tế vĩ mô và khó khăn của doanh nghiệp, do Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp tổ chức cuối tuần qua.
Một ví dụ nhỏ được ông Trịnh Văn Huân, đại diện Công ty Cổ phần Thương mại và Kỹ thuật ứng dụng, đưa ra là trước biến động bất thường của tỷ giá, chỉ riêng Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh mỗi tháng nhập khẩu từ 2.500 – 3.000 tấn nguyên liệu cũng đã mất đứt 5 tỷ đồng trong tháng 5 và 6/2008.
Lớn hơn, theo lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong thời điểm đó, Tập đoàn thiệt hại tới khoảng 50 tỷ đồng do chênh lệch giữa giá USD thu từ xuất khẩu bán cho các ngân hàng thương mại và giá USD mua phục vụ cho nhập khẩu nguyên liệu.
Còn theo tính toán của đại diện Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không, với một doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị là 5 triệu USD cho thị trường Việt Nam và khách hàng chỉ trả bằng VND theo tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước, theo tính toán của doanh nghiệp, mức lãi suất là 5% và họ sẽ bán với giá 5,25 triệu USD.
Với điều kiện đó, nếu hợp đồng được thực thi thì phải thanh toán cho đối tác nước ngoài với số tiền lên đến 95 tỷ đồng (mức tỷ giá 19.000 VND phổ biến trong đợt biến động hồi tháng 5 và 6 vừa qua), trong khi đó khách hàng sẽ thanh toán cho họ là 86,6 tỷ đồng (theo tỷ giá 16.500 mà Ngân hàng Nhà nước quy định). Tức là sau khi thực hiện xong hợp đồng, họ không những không có lãi mà còn lỗ hơn 8 tỷ đồng.
Từ ví dụ này, đại diện Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không cho rằng đó là lý do trong thời gian qua có hiện tượng ứ đọng hàng của các doanh nghiệp tại cảng. Hàng hóa được nhập về nhiều nhưng doanh nghiệp không làm thủ tục thông quan; nhiều doanh nghiệp phải “ngậm ngùi” chấp nhận bị phạt hợp đồng trong nước, hợp đồng nước ngoài và chi phí cho việc tái xuất hàng hóa trả lại người bán.
Về lý thuyết, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ bảo hiểm tỷ giá của các ngân hàng, nhưng theo đại diện trên, thực tế với tình hình bất ổn của tỷ giá như thế, mức phí mà các ngân hàng đưa ra doanh nghiệp lại không thể chịu nổi.
Một trường hợp cụ thể khác được bà Đàm Thị Huyền, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), cho biết, những biến động của tỷ giá đã tác động mạnh đến chi phí giá vốn nhập khẩu xăng dầu.
Phân tích những biến động vừa qua, bà Huyền cho rằng năm 2008 là năm tương đối đặc thù để có thể cho thấy rõ chính sách điều hành tỷ giá có ảnh hưởng lớn không chỉ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn tạo áp lực lớn trong quan hệ cấp hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Từ đầu năm đến cuối tháng 3/2008, ngân hàng thừa cung ngoại tệ, hạn chế mua của các doanh nghiệp xuất khẩu; tỷ giá thị trường thấp hơn tỷ giá công bố trên thị trường liên ngân hàng nhưng doanh nghiệp lại không thể mua trực tiếp theo tỷ giá thấp đó. Và với Petrolimex, mỗi lít xăng dầu bị tăng thêm từ 300 – 400 đồng khi mua theo tỷ giá của ngân hàng.
Từ đầu tháng 4/2008, thị trường ngoại tệ bất ngờ đảo chiều và biến động quá mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu không bán, nguồn cung thiếu, ngân hàng không đủ nguồn lực để gia tăng hạn mức tín dụng ngoại tệ mở L/C do giá xăng dầu tăng quá cao. Tỷ giá cộng hết biên độ dẫn đến chênh lệch tỷ giá phát sinh thời điểm nhập khẩu đến thời điểm thanh toán với nước ngoài tăng mạnh, từ 40 đồng/lít bình quân quý 1/2008 lên tới trên 500 đồng/lít ở thời điểm tháng 7 và 8 vừa qua, làm giá thành xăng dầu tăng thêm từ 2% - 3%.
Trước những ảnh hưởng và thiệt hại đó, khuyến nghị chung mà các doanh nghiệp đưa ra là Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh chính sách tỷ giá ổn định hơn, tránh những biến động mạnh, bất ngờ trên thị trường khiến doanh nghiệp không kịp “trở tay” và chịu thiệt hại lớn.
Mới đây, từ ngày 20 – 23/10, tỷ giá USD/VND cũng tạo một “cú sốc” trên thị trường khi chỉ trong 3 ngày tăng tới 240 VND; trên thị trường tự do cũng tái lập mốc 17.000 VND.
“May mà” đợt biến động này sớm ổn định dần. Tỷ giá USD/VND bình quân trên thị trường liên ngân hàng cũng đã giảm nhẹ những ngày gần đây, hiện ở mức 16.517 VND, giảm 3 VND so với tuần trước. Giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại ngày 27/10 cũng giảm nhẹ xuống còn 16.847 VND và đang có xu hướng ổn định. Giá USD trên thị trường tự do cũng đã xuống dưới mốc 17.000 VND.